Các gia đình nghèo và tuyệt vọng đến nỗi phải đưa con cái vào các nhà máy. Ở đó, những đứa trẻ sẽ phải lao động nặng nhọc cho đến khi cha mẹ chúng có đủ tiền để quay lại chuộc con. |
Iqbal và những cậu bé được tự do khác. |
Bị ép làm việc năm 4 tuổi
Iqbal cũng trải qua cuộc đời tương tự. Năm 4 tuổi, cha mẹ đưa cậu cho một chủ nhà máy sản xuất thảm để vay 600 rupee (12 USD). Iqbal buộc phải làm việc cho đến khi bố mẹ cậu quay lại với số tiền vay cả gốc lẫn lãi.
Không chỉ Iqbal mà hàng ngàn trẻ em cũng phải chịu chung số phận. Chúng bị nhốt trong xiềng xích và buộc phải làm việc hơn 12 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần. Cha mẹ của Iqbal càng lâu trả tiền thì số lãi phải trả càng lớn.
Cậu bé đã làm việc trong 5 năm cho đến khi bố mẹ cậu gom góp được 12 USD để trả nhưng khi đó khoản nợ đã lên đến 200 USD. Vào những năm 1980 ở Pakistan, 200 USD là cả một gia tài. Iqbal bị mắc kẹt trong nhà máy giống như số phận của nhiều đứa trẻ khác, những người phải làm việc suốt thời thơ ấu.
Điều kiện sống và làm việc trong những nhà máy này rất khắc khổ. Những đứa trẻ hầu như không có đủ thức ăn hay nước uống và nếu một đứa trẻ bị ốm hoặc không thể làm việc, chúng sẽ bị đánh đập dã man. Iqbal còn nói rằng nếu một đứa trẻ không muốn làm việc, chúng sẽ bị nhốt trong một chiếc tủ nhỏ cả ngày.
Iqbal, cũng như những đứa trẻ khác, vẫn phải tiếp tục làm việc ngay cả khi Chính phủ Pakistan coi lao động trẻ em là bất hợp pháp từ năm 1986. Tình trạng tham nhũng ở Pakistan ở mức cao nhất mọi thời đại và không ai có thể làm gì để giúp những đứa trẻ này. Không nhiều người quan tâm đến lũ trẻ.
Cuộc tẩu thoát vĩ đại
 |
Iqbal trong một chuyến thăm trường học ở Mỹ. |
Năm 10 tuổi, Iqbal cảm thấy chán ngán với cuộc sống hiện tại - cậu bị đánh đập hàng ngày và phải làm việc đến kiệt sức. Iqbal bắt đầu lên kế hoạch vượt ngục, không chỉ cho bản thân mà cho những đứa trẻ khác trong nhà máy. Cậu biết rằng nếu cuộc tẩu thoát không thành công thì tính mạng của cậu sẽ gặp nguy hiểm.
Một lần, Iqbal và một vài đứa trẻ khác tìm cách trốn đến đồn cảnh sát gần đó nhưng thay vì giúp đỡ bọn trẻ, họ đưa chúng trở lại nhà máy để nhận tiền thưởng từ người chủ. Bọn trẻ sau đó bị đánh đập và bỏ đói. Với chúng, cuộc sống là địa ngục trần gian mà không có lối thoát.
Năm 11 tuổi, Iqbal bắt đầu nghĩ ra một cách khác để thoát khỏi cuộc sống nghiệt ngã đó. Lần này, thay vì đến đồn cảnh sát, cậu chạy đến một tổ chức phi chính phủ địa phương đang đấu tranh chống lại việc nô lệ hóa trẻ em và lao động trẻ em có tên là Mặt trận Giải phóng Lao động Ngoại giao (BLLF). Tổ chức phi chính phủ này có tất cả các thủ tục giấy tờ cần thiết để giải phóng cho trẻ em đang làm việc trong các nhà máy. Nếu không có nỗ lực và sự hy sinh của Iqbal, những đứa trẻ đó sẽ không bao giờ được giải thoát.
Mục đích sống
Kể từ khi được tự do, Iqbal chỉ có một mong muốn - đó là giải thoát cho tất cả những đứa trẻ khác có hoàn cảnh giống như mình. Với sự giúp đỡ của BLLF, cậu bé đã đưa câu chuyện của mình ra thế giới, thậm chí còn nhận được sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc. Iqbal bắt đầu làm việc với nhiều tổ chức phi chính phủ khác nhau trên thế giới.
Cậu trở nên nổi tiếng đến mức được mời tham gia các cuộc đàm phán tại Hoa Kỳ và các nước châu Âu khác vào năm 1994. Câu chuyện và thành tích của Iqbal đã giúp cậu giành được giải thưởng Reebok về nhân quyền (trị giá 50.000 USD) trong cùng năm đó. Iqbal muốn kể câu chuyện cuộc đời mình cho cả thế giới biết để không một đứa trẻ nào khác phải chịu đựng những gì mình đã trải qua.
Bị sát hại ở tuổi 12
 |
Báo chí đưa tin về cái chết đau buồn của Iqbal. |
Iqbal ngày càng thu hút sự chú ý hơn khi ngày càng nhiều nhà máy ở Pakistan bị đóng cửa để chấm dứt tình trạng lao động trẻ em và nô lệ. Điều này khiến cậu trở thành mục tiêu của tất cả các chủ nhà máy ở Pakistan vì hầu hết họ đều sử dụng lao động trẻ em. Vào ngày 16/4/1995, Iqbal trở về Pakistan để gặp gia đình. Và cũng ngay ngày hôm đó, cậu bị bắn vào đầu khi đang ở Muridke, Pakistan.
Kẻ sát hại Iqbal là Mohammed Ashraf, chủ một nhà máy ở Pakistan đã mất phần lớn lao động do chiến dịch của Iqbal. Trong suốt 1 năm từ khi được tự do, Iqbal đã cứu được hơn 3.000 trẻ em có hoàn cảnh giống như mình.
Vào năm 2006, tác giả Andrew Crofts đã xuất bản một cuốn sách có tựa đề “The Little Hero: One Boy’s Fight for Freedom - Iqbal Masih’s Story”, trong đó miêu tả rất chi tiết về cuộc sống của một nô lệ trẻ em.
Lòng dũng cảm mà Iqbal thể hiện trong suốt thời thơ ấu của mình đã truyền cảm hứng cho mọi người trên khắp thế giới.
Kể từ khi anh hùng nhí này qua đời, cuộc chiến chống lao động trẻ em vẫn đang diễn ra, không chỉ trong phạm vi Pakistan mà trên toàn thế giới. Năm 2014, nhà hoạt động vì quyền của trẻ em Kailash Satyarth đã dành tặng giải thưởng Nobel của mình cho Iqbal vì tất cả những gì cậu đã làm trong cuộc đời ngắn ngủi của mình.
Theo nghiên cứu của Liên Hợp Quốc, vào năm 2020, vẫn có 152 triệu trẻ em bị buộc phải lao động nặng nhọc và nguy hiểm khi làm việc trong các nhà máy.
Đăng Dương(Theo HOY)

Bí mật trên chuyến xe đưa 5 đứa trẻ rời nhà lúc nửa đêm
Không nhìn thấy tương lai ở sau trang sách, 5 đứa trẻ vùng biên Nghệ An lên 1 chiếc xe bán tải rời bản, ‘đi làm công ty’. Chúng không biết rằng, mình là những lao động bất hợp pháp…
" alt=""/>Cuộc đời ngắn ngủi của người hùng cứu 3.000 trẻ em

 |
Ca sỹ Hoàng Hiệp |
Hoàng Hiệp là ca sĩ bước lên sân khấu cùng thời với các ca sĩ, nhạc sĩ tên tuổi như Tuấn Hưng, Tường Văn, Hồ Hoài Anh, Bằng Kiều.... Tuy nhiên, 8 năm trước, anh đã bỏ lại sự nghiệp đầy cơ hội tại Việt Nam để sang Mỹ định cư.
Trong lần gặp gỡ với MC Thúy Nga, Hoàng Hiệp đã chia sẻ về quyết định sang Mỹ và cuộc sống thăng trầm suốt 8 năm qua.
Anh cho biết: “Tháng 7/2013, Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM muốn kiếm một ca sĩ có khả năng hát tiếng Mỹ tốt và tôi được chọn”.
“Khoảng thời gian đầu qua Mỹ, tôi rất may mắn được ở với anh Bằng Kiều và được anh giới thiệu đi show trong suốt một năm rưỡi. Sau đó tôi xin phép ra ở riêng để tự lập thì bắt đầu khó khăn. Tôi mướn gara để ở, mùa đông thì lạnh mà mùa hè thì nóng.
Cơ hội đi hát lúc đó không nhiều, chỉ hát vào cuối tuần, mà ca sĩ ở Mỹ chỉ chăm chăm đi hát sẽ không đủ sống, trong khi tôi còn phải gửi tiền về Việt Nam lo cho hai con. Sau này tôi xin làm quản lý ở tiệm phở, hôm nào không kẹt xe tôi đi mất 2 tiếng, hôm nào kẹt thì đi mất 4 tiếng là chuyện bình thường. Ở gara 1 năm, tôi được má Ngọc (má nuôi nghệ sĩ Hoài Linh) cho một căn phòng để ở”, Hoàng Hiệp nhớ lại.
Sự giúp đỡ của mọi người khiến Hoàng Hiệp khắc cốt ghi tâm. Anh nói sẽ không bao giờ quên tấm chân tình của anh em nghệ sĩ đã tạo điều kiện để anh có việc làm, nơi ở.
 |
Hoàng Hiệp hơn vợ đúng 12 tuổi. |
Về câu chuyện hôn nhân, Hoàng Hiệp chia sẻ trước khi qua Mỹ anh đã kết thúc cuộc hôn nhân không trọn vẹn sau khi có 2 con. Đặt chân đến Mỹ, anh bén duyên với bà xã Phương Quỳnh khi tích cực hoạt động trong ca đoàn nhà thờ.
Bà xã Hoàng Hiệp nhỏ hơn anh 12 tuổi. Cả hai đã kết hôn năm 2017, hiện tại anh đã có thêm 2 người con. An cư lạc nghiệp, anh đón thêm 2 con ở Việt Nam sang Mỹ đoàn tụ, cả gia đình 6 người sống vui vẻ, hạnh phúc như không hề có khái niệm con chung, con riêng.
Trong chương trình Gõ cửa thăm nhàtập 75, kể về mối nhân duyên với bà xã Phương Quỳnh, Hoàng Hiệp hóm hỉnh cho rằng mình đã chốt hạ “người đẹp” chỉ bằng món bún đậu mắm tôm do anh tự làm.
Mặc dù phải lòng bà xã từ những lần đầu gặp mặt tại nhà thờ, nhưng anh khiến Phương Quỳnh hiểu lầm bởi phong thái nghiêm nghị nhìn rất “chảnh”. Sau hơn một năm quen Phương Quỳnh, anh gặp tai nạn xe kinh hoàng.
“Trên đường đi sinh nhật về, xe tôi bị một chiếc xe khác tông ngang, xoay mấy vòng rồi đập vào cột điện, bốn bánh xe ngửa lên trời. Lúc đó 3 người chúng tôi mới mở dây an toàn ra, nằm xuống nóc xe đợi cảnh sát tới đập kính, kéo ra. Hiệp bị nứt một cái xương sườn” - Hoàng Hiệp nhớ lại.
Nhắc lại chuyện này, Phương Quỳnh vẫn không quên được cảm giác bị sốc khi nhận cuộc gọi từ bạn trai lúc 2h sáng để báo tin dữ. Nhưng điều khiến cô bất ngờ đó là ngay cả khi vừa trải qua giây phút sinh tử, Hoàng Hiệp vẫn nghĩ tới việc dùng tiền bồi thường để ngỏ chuyện cưới xin.
“Sau vụ tại nạn, anh Hiệp được đền bù 10.000 USD, ảnh chạy qua nói ‘Em ơi có tiền làm đám cưới rồi’. Tôi nghe câu đó mà thương rồi cảm động dễ sợ. Tại lúc đó hai đứa còn nghèo lắm, tôi thì còn đi học, anh Hiệp chưa có việc làm ổn định, phải nhờ tiền đụng xe để làm đám cưới”, Phương Quỳnh chia sẻ.
Cưới xong hai vợ chồng ca sĩ Hoàng Hiệp đối mặt với không ít khó khăn, nhưng chính nhờ sự đồng lòng và tình yêu mãnh liệt đã giúp cả hai có một cái kết viên mãn.
Trong chương trình Gõ cửa thăm nhà, Hoàng Hiệp không quên dành lời ngọt ngào cho vợ: “Đối với Hoàng Hiệp, sự nghiệp lớn nhất là gia đình và Hiệp làm tất cả mọi việc để vợ con có cuộc sống tốt hơn. Phương Quỳnh là một người bạn đồng hành chấp nhận Hiệp cả khi tôi tay trắng, cô ấy là báu vật Hiệp sẽ giữ suốt đời”.
Linh Giang

'Bé' Xuân Nghi sau hơn 10 năm định cư tại Mỹ giờ ra sao?
Từ bỏ sự nghiệp đang thăng hoa tại Việt Nam, Xuân Nghi tự lập tại Mỹ bằng đủ mọi nghề từ bưng phở, bán trà sữa ...
" alt=""/>Hoàng Hiệp sang Mỹ định cư: từng ở gara, đi làm tại tiệm phở