Phó Giám đốc nghiên cứu Cui Kai của hãng tư vấn IDC đề cao tầm quan trọng của các tiêu chuẩn mới. Chẳng hạn, truyền thông nhập vai "vượt ra ngoài màn hình VR hoặc đa phương tiện. Bất kỳ dịch vụ nào yêu cầu băng thông cao, độ trễ thấp và độ tin cậy cao đều có thể được hưởng lợi từ các kiến trúc và mô-đun này", ông nói.
Các tiêu chuẩn trên được nhóm nghiên cứu Tiêu chuẩn hóa viễn thông 13 của ITU công nhận trong cuộc họp ngày 26/7. Đây là nhóm làm việc chuyên về các mạng tương lai và công nghệ mới nổi.
Việc thiết lập các tiêu chuẩn có sự góp sức của Hu Honglin (Viện Nghiên cứu Tiên tiến Thượng Hải), Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và China Telecom. Ông Hu đã nghiên cứu lĩnh vực công nghệ truyền thông trong 20 năm.
Việc phát triển các thế hệ mạng không dây như 4G, 5G hay 6G đều cần thiết lập tiêu chuẩn để hướng dẫn và tham khảo. Các chuyên gia trong ngành và các công ty đều cố gắng tham gia vào việc phát triển các tiêu chuẩn này, nhằm đảm bảo vị trí cạnh tranh trên thị trường càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, theo Liu Guangyi, Giám đốc công nghệ bộ phận không dây tại Viện Nghiên cứu Di động Trung Quốc, vẫn còn các quan điểm trái ngược liên quan đến con đường phát triển 6G. Một báo cáo được công bố hồi tháng 3 của ông Liu chỉ ra các nhà mạng ở châu Âu và Mỹ - nơi triển khai 5G tương đối chậm – dường như không nhiệt tình với phát triển 6G so với China Mobile, Docomo, SKT tại khu vực Đông Á.
Các tiêu chuẩn được đề xuất nhằm hỗ trợ các yêu cầu 6G khác nhau, như nhu cầu gửi nội dung an toàn, cập nhật dữ liệu và kiểm tra xem hệ thống đang hoạt động ra sao. Chúng xác định các chức năng cho các dịch vụ nhập vai và AI.
(Theo SCMP)
" alt=""/>Trung Quốc thiết lập ba tiêu chuẩn toàn cầu cho công nghệ 6GTheo ông Hưng, ngoài việc bị kỷ luật khiển trách, ông Thủy cũng không được xem xét, bổ nhiệm lại vị trí hiệu trưởng Trường THCS Lạc Long Quân sau khi kết thúc nhiệm kỳ 5 năm từ 1/2/2024. Hiện ông Thủy đã được cho xuống làm giáo viên.
"Trong quá trình xem xét vi phạm của ông Thủy, địa phương cũng ghi nhận sự cống hiến cho ngành giáo dục. Vì vậy, kỷ luật ở mức khiển trách vừa mang tính răn đe vừa mang tính giáo dục", ông Hưng cho hay.
Như VietNamNet đã thông tin, vụ việc bắt đầu từ năm học 2019-2020, gia đình em Đinh Xuân H. nộp hồ sơ tuyển sinh cho em vào lớp 6 tại Trường THCS Lạc Long Quân. Căn cứ theo hồ sơ, em đã trúng tuyển và được nhà trường sắp xếp vào lớp 6D.
Đầu năm học 2020-2021, em H. được nhà trường bố trí học lại lớp 6D (ở lại lớp). Lúc này, ông Đinh Xuân V. (bố của em Đinh Xuân H.) đã làm đơn xin nhà trường cho con được theo học lên lớp 7D với mong muốn cho con hòa nhập cộng đồng. Trong đơn, phụ huynh trình bày em H. mắc chứng tự kỷ.
Thời điểm này, ông Phan Thanh Thủy (hiệu trưởng) đã đồng ý cho em H. theo học lên lớp 7D để hòa nhập cộng đồng và không yêu cầu thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo dục đối với học sinh này theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Sau đó, em H. tiếp tục được học lên lớp 8 và lớp 9 mà không có hồ sơ đánh giá xếp loại giáo dục các năm lớp 7, 8 và 9 nên không được công nhận tốt nghiệp THCS.
Khi biết con trai học hết lớp 9 nhưng không có hồ sơ kết quả học tập, bà Nguyễn Thị H. (ngụ TP Buôn Ma Thuột) đã làm đơn gửi cơ quan chức năng đề nghị công nhận tốt nghiệp THCS cho con.
Đến ngày 28/8, qua thời gian nghiên cứu, với sự hướng dẫn chỉ đạo của cơ quan chức năng cấp trên, Phòng GD-ĐT TP Buôn Ma Thuột đã công nhận tốt nghiệp THCS cho nam sinh này.
Sau khi em H. được công nhận tốt nghiệp THCS, gia đình đã nộp hồ sơ cho em vào một trường cao đẳng ở Đắk Lắk để em vừa học văn hóa vừa học nghề.
Mate XT dự kiến có hai màu đỏ và đen, theo kế hoạch sẽ lên kệ kể từ ngày 20/9 (cũng trùng với thời điểm iPhone 16 chính thức mở bán tại quầy). Giá cả và thông số kỹ thuật của mẫu điện thoại mới nhất từ Huawei sẽ được công bố chi tiết trong lễ ra mắt ngày 10/9 tại Trung Quốc.
Bên cạnh smartphone, Huawei cũng có kế hoạch ra mắt dòng xe điện mới mà hãng bắt tay với những nhà sản xuất ô tô trong nước. Tại Trung Quốc, xe điện và điện thoại thông minh thường được trưng bày cùng nhau.
Theo Tech Insights, số lượng điện thoại gập xuất xưởng toàn cầu quý 2 (tháng 4 đến tháng 6) đã tăng 85%, trong đó dẫn đầu là Huawei, xếp sau là Samsung (Hàn Quốc) và thứ ba là thương hiệu Vivo cũng của Trung Quốc.
Kể từ năm 2023, do các lệnh hạn chế xuất khẩu công nghệ của Mỹ, Huawei đã chuyển sang sử dụng chip 5G tự phát triển trên các mẫu smartphone. Doanh số của hãng tại đại lục cũng đã dần phục hồi.
Với việc ấn định thời điểm ra mắt ngay sau khi Apple ra mắt iPhone 16, Huawei không giấu ý định lấy thêm thị phần từ phía “nhà táo”.
Theo IDC và Canalys, trong quý 2 vừa qua, Apple đã “bật bãi” khỏi top 5 thương hiệu smartphone bán chạy nhất tại nền kinh tế lớn nhất châu Á, với lượng máy bán ra giảm 2% so với cùng kỳ. Trong khi đó, Huawei có mức tăng trưởng doanh số 40%.
(Theo Bloomberg, Nikkei Asia)