Từ năm cấp 2, Takahashi bắt đầu thích lấy cắp vặt ở siêu thị.
Để giải tỏa căng thẳng, Takahashi lao vào ăn uống. Cô bắt đầu ăn mất kiểm soát. Thậm chí, trong một ngày, cô có thể ăn 5 suất cơm hộp, 5 chiếc bánh ngọt, 10-20 chiếc bánh mỳ.
Để hạn chế chi phí ăn uống, cô chỉ mua hàng giảm giá ở siêu thị và luôn suy nghĩ cách tiết kiệm tiền mua thực phẩm.
Vì vậy, Takahashi nghĩ ra cách gian lận trong siêu thị bằng việc bóc tem giảm giá từ món đồ mua ngày hôm trước, dán vào thứ muốn mua ngày hôm sau. Cô cũng bắt đầu ăn trộm bánh kẹo ở kệ hàng mẫu.
"Tôi biện minh cho mình là nếu không lấy, chúng cũng bị vứt bỏ và trở thành hàng thải. Thậm chí, khi ăn trộm, tôi còn thấy hào hứng, tận hưởng cảm giác hồi hộp".
Đầu năm 2017, sau 6 tháng thực hiện các trò gian lận, Takahashi bắt đầu lấy trộm trực tiếp đồ ăn hết hạn sử dụng, trưng bày trên các ga tàu, tiệm tạp hóa.
Có lần, trên đường đi làm về, cô đã trộm cùng lúc 20 món đồ.
"Mỗi lần lấy cắp được món đồ gì đó mang về nhà, tôi rất phấn khích, giống như đang tham gia một trò chơi sinh tồn".
Sau hơn 2 năm thực hiện trót lọt hành vi trộm cắp, tháng 3/2018, Takahashi bị an ninh trong một siêu thị bắt quả tang và giao cho cảnh sát. Thế nhưng, chỉ một ngày sau khi được thả, cô lại đến cửa hàng này để lấy cắp một hộp cá hồi đông lạnh. Hai tháng sau đó, cô tiếp tục bị bắt vì trộm cắp. Lần này, cô bị cảnh sát và các công tố viên thẩm vấn.
Quyết tâm từ bỏ thói quen xấu, cô đến tòa án Tokyo tham dự phiên xử một bị cáo về tội ăn cắp. Đồng thời, cô quyết định đến bệnh viện kiểm tra. Tại đây, Takahashi được bác sĩ kết luận mắc chứng bệnh có tên Kleptomania.
Theo đó, cô được trị bệnh bằng cách kể hết các phi vụ trộm cắp với bác sĩ. Đồng thời, Takahashi cũng viết thư xin lỗi và gửi trả lại 1 triệu yen cho tổng cộng 50 cửa hàng mình đã ăn cắp vặt trước đó.
Điều đặc biệt, một nửa trong số cửa hàng đó đã gửi tiền trả lại cô. Thậm chí, họ còn viết thư với nội dung mong Takahashi sớm bình phục.
Sau hơn một năm điều trị, Takahashi đã quay trở lại công việc và nhịp sống bình thường. Mỗi tháng một lần, cô vẫn đến bệnh viện để kiểm tra chứng rối loạn tâm lý.
Qua trải nghiệm, Takahashi chia sẻ: "Tôi vẫn chưa hoàn toàn kiểm soát được chứng nghiện ăn cắp vặt. Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ của mọi người, tôi sẽ quyết tâm chiến thắng bản thân".
Theo Zing
Cải thiện tư thế, giúp bạn dậy đúng giờ, tiết kiệm tiền… là những lý do người Nhật - quốc gia có tuổi thọ cao nhất thế giới, chọn cách ngủ trên sàn nhà từ nhiều thế kỷ nay.
" alt=""/>Người phụ nữ mắc bệnh ăn cắp vặt ở Nhật BảnCá sấu và rắn trườn bò khắp nơi hay các sinh vật bơi trong vì sao, Mặt Trăng... là hình ảnh quen thuộc trên những bức tường quanh ngôi làng Tiebele ở Burkina Faso, một quốc gia vùng Tây Phi. Nghệ thuật và kiến trúc sống động mang đến diện mạo riêng cho ngôi làng và khiến nơi đây trở thành điểm du lịch đáng ghé thăm nhất ở Burkina Faso. Ảnh: Gretel.
![]() |
Tiebele nằm tại Nahouri, tỉnh phía trung nam của Burkina Faso. Ngôi làng là nơi sinh sống của những người Kassena, nhóm dân tộc thiểu số nằm rải rác ở nam Burkina Faso và bắc Ghana. Do lịch sử phức tạp, bị chia cắt khỏi các dân tộc lân cận khác, người Kassena có văn hóa khác biệt với phần còn lại. Nghệ thuật và kiến trúc là hai cách để người Kassena thể hiện bản thể. Ảnh: Funtime. |
![]() |
Tù trưởng của tộc người Kassena có nơi ở riêng trong làng, được gọi là Dinh Hoàng gia Tiebele. Toàn bộ khuôn viên được xây và trang trí theo phong cách truyền thống trên diện tích khoảng 1,2 ha dưới chân một ngọn đồi. Quần thể Dinh Hoàng gia được bao bọc bởi tường rào và chỉ có một cổng chính nằm phía tây nam. Ảnh: SIWLL. |
![]() |
Bên trong những bức tường là nhà ở, đường xây bằng vật liệu như đất sét, gỗ, rơm và phân bò. Giờ đây, bùn và gạch cùng đá bắt đầu được sử dụng trong thi công. Theo truyền thống, nhà của người Kassena không xây trên móng mà được dựng thẳng đứng từ mặt đất. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà ở của họ đã có sự thay đổi. Nhiều ngôi nhà mới có móng đá và xây từ gạch bùn. Ảnh: Medium. |
![]() |
Thiết kế của những ngôi nhà truyền thống này chịu ảnh hưởng từ tầm quan trọng của việc phòng thủ. Nhiều ngôi nhà được xây theo xu hướng tăng cường khả năng bảo vệ người sinh sống, từ cả những mối nguy hiểm tự nhiên lẫn sự xâm lăng của kẻ thù. Ví dụ, nhà thường không có cửa sổ, chỉ có một vài lỗ nhỏ để đón nắng. Bên cạnh đó, cửa nhà thường nhỏ, cao dưới một mét để cái nắng thiêu đốt không lọt vào trong, cũng như kẻ thù sẽ gặp khó khăn hơn khi tấn công. Ảnh: Rita Willaert. |
![]() |
Mỗi căn nhà tại Tiebele đều có kiểu vẽ trang trí tường khác biệt, độc nhất. Việc sơn họa tiết trên nhà cửa được xem là hoạt động cộng đồng và được phụ nữ thực hiện. Nhiều nguyên liệu dễ kiếm được sử dụng làm màu sơn như màu đen lấy từ than, trong khi màu nâu lấy từ đất sét màu. Họa tiết được vẽ lên sau khi nhà đã xây xong. Ảnh: SIWLL. |
![]() |
Bên cạnh tác dụng chống mưa nắng, sơn họa tiết còn mang tính biểu tượng. Ví dụ hình cá sấu và rắn mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, điềm xấu và thiên tai. Hình trăng và sao lại mang biểu tượng điềm lành và hy vọng. Ảnh: Rita Willaert. |
![]() |
Làng Tiebele vẫn được bảo tồn bởi cộng đồng cư dân, do đó các công trình vẫn trong tình trạng nguyên bản. Tuy nhiên, ngôi làng độc đáo này đang phải đối mặt với nhiều thách thức như thiên tai, đô thị hóa hay sức ảnh hưởng của du lịch văn hóa. Dù mang lại doanh thu lớn, việc ngày càng đông du khách tới đây đang đặt việc bảo tồn làng vào thế khó. Ảnh: Rita Willaert. |
Ngay gần Dubai (UAE) tồn tại một ngôi làng nhỏ bỏ hoang đang bị cát "xâm lấn" từng ngày, kéo theo nhiều lời đồn đại rùng rợn, bí ẩn, thách thức những vị khách du lịch ưa thích cảm giác mạnh.
" alt=""/>Ngôi làng lưu giữ văn hóa trên từng bức tườngCha mẹ vợ cũng quyết cho vợ chồng tôi một căn nhà. Họ đã sang tên nhà cho vợ tôi ngay từ trước khi cưới, nên đó được xem là tài sản trước hôn nhân. Căn nhà này đang cho thuê, tuy nhiên bố mẹ vợ tôi vẫn nắm quyền quản lý, thu tiền cho thuê hàng tháng, do hai người đã giữ hết giấy tờ căn nhà. Họ nói trước khi mất mới trao lại giấy tờ nhà cho con gái.
Về phần mình, trước đây, khi tôi làm đám cưới, bố mẹ cũng cho một căn nhà. Nhưng khác với nhà vợ là tôi có toàn quyền quyết định ngay tài sản đó. Và tôi đã bán căn nhà để có một khoản tiền mua căn nhà khác ở nước ngoài rồi ở đến giờ. Tất nhiên, nhà mới đứng tên cả hai vợ chồng tôi, xem như tài sản hình thành sau hôn nhân.
Tôi giờ đã ngoài 40 tuổi, không còn ở độ tuổi sung sức để dấn thân cho sự nghiệp. Thực ra, tôi chẳng quan tâm đến căn nhà bố mẹ vợ cho, tuy giá trị của nó rất cao. Tôi chỉ thấy tiếc khi nghĩ rằng, đến lúc vợ chồng mình có quyền quyết định với căn nhà đó thì có lẽ cả hai cũng đã ngoài 60 tuổi, sức cùng lực kiệt. Lúc đấy, chúng tôi biết làm gì với căn nhà thừa kế kia để tài sản sinh sôi?
>> Cha mẹ già ăn nhờ ở đậu trong chính nhà mình vì chia thừa kế sớm
Với tôi, khoản thừa kế chỉ thật sự có giá trị khi mới cưới, bởi lúc đó vợ chồng còn phải ở nhà thuê. Hoặc lúc mới ra nước ngoài sống, rất vất vả, cần nhiều tiền để ổn định cuộc sống. Chứ giờ công việc của tôi đã ổn, nhà cửa đã tự mua được, đến tuổi nghỉ hưu cũng có lương hưu và tiền trợ cấp cho người già của chính phủ nước sở tại... nên có lẽ tôi cũng chẳng cần thêm tài sản thừa kế.
Bản thân tôi cũng đã và đang chuẩn bị đầy đủ cho các con của mình. Tôi sẽ cho con tài sản thừa kế ngay khi chúng học xong và ra ở riêng. Hơn nữa, các con tôi sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, nên tư tưởng cũng hơi khác so với ở Việt Nam. Tôi không nghĩ bọn trẻ quá quan tâm đến căn nhà thừa kế từ thời ông bà để nói rằng đời con không dùng đến thì để lại cho đời cháu.
Đã nhiều lần, tôi tìm cách nói chuyện với bố mẹ vợ về chuyện này. Với những gì có ở hiện tại, tôi nói bố mẹ vợ cứ tự quyết định căn nhà đó, chứ có lẽ vợ chồng, con cái tôi đã có đủ rồi.
* Bạn sẽ dành tài sản cho con làm vốn hay để chúng tay trắng vào đời?
Bài viết gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc ấn vào box bên dưới.
" alt=""/>Tôi chẳng biết làm gì với căn nhà thừa kế nhận năm 60 tuổi