![]() |
Theo tờ Sports Journal, chi phí cho một chiếc F1 năm 2014 chỉ khoảng 7,7 triệu USD, nay đã tăng gấp đôi. Ảnh: SkySports. |
![]() |
Các hãng lớn như McLaren, Mercedes, Ferrari và Red Bull đầu tư rất mạnh tay cho phát triển xe đua F1 thế hệ mới. Khoản chi hàng năm cho xe đua F1 của ba hãng này đã vượt qua con số 400 triệu USD, bao gồm sản xuất xe, chi cho đội nhóm phát triển, lái xe và kỹ sư. Ảnh: SkySports. |
![]() |
Thân xe carbon chống cháy. Thông thường, cấu trúc này của xe F1 được làm bằng sợi carbon với chi phí khoảng 650.000 USD. Hầu hết hãng chỉ sử dụng dạng sợi carbon thông thường thay vì dùng loại đắt tiền. Ảnh: TSM Sports. |
![]() |
Động cơ. Động cơ là phần quan trọng nhất của xe F1. Tất cả các hãng đều cố tạo ra động cơ mạnh mẽ để giành ưu thế trên đường đua. Chi phí cho một động cơ khoảng 10,5 triệu USD, có thể cao hơn tùy theo yêu cầu của tay đua và kỹ sư. Ảnh: whichcars. |
![]() |
Lốp xe. Lốp xe là thành phần quan trọng tiếp theo của xe đua F1, thậm chí đóng vai trò quyết định trong chiến thắng giải đua. Các hãng sản xuất xe F1 quan tâm đặc biệt tới chi tiết này, đồng thời tạo nhiều nguồn lực phát triển dạng lốp đặc dụng. Lốp xe đua F1 được chia làm ba loại tùy vào điều kiện mặt đường, gồm Khô, Ướt và Thông thường. Trung bình, chi phí để sản xuất lốp cho xe đua F1 khoảng 100.000 USD. Ảnh: Autosport. |
![]() |
Cánh trước và sau. Chi tiết quan trọng tiếp theo của xe đua F1 là cánh trước và sau. Chúng phát huy tác dụng khi xe vào cua tốc độ cao. Chỉ riêng phần cánh trước, chi phí sản xuất đã vào khoảng 300.000 USD. Một số hãng không đầu tư riêng cho cánh trước mà chỉ dành khoảng 150.00 USD cho cả hai cánh. Ảnh: Autosport. |
![]() |
Vô lăng. Chi phí sản xuất vô lăng xe đua F1 dao động từ 50.000-100.000 USD. Toàn bộ cơ cấu điều khiển chiếc xe được tích hợp trên vô lăng, thậm chí có cả nút bấm cho tay đua uống nước. Vì là công cụ chính để tay đua điều khiển chiếc xe nên vô lăng được thiết kế rất thân thiện và dễ sử dụng. Ảnh: Wired. |
![]() |
Hộp số. Chi phí khoảng 450.000 USD. Mỗi hãng xe phát triển một dạng hộp số riêng, thuộc một trong hai loại: hộp số bán tự động và hộp số liền mạch. Phần lớn các đội đua đều tìm cách nâng cấp hộp số với chi phí phụ trội khoảng 160.000 USD. Ảnh: Car Reviews |
![]() |
Nhiên liệu. Mỗi đội đua chi khoảng 500.000 USD cho nhiên liệu cả mùa giải. Tính ra, mỗi chiếc xe đua F1 ngốn 200.000 lít xăng trong bãi thử và trên đường đua. Ngoài xăng, chi phí trên còn tính cho bảo dưỡng bình nhiên liệu. Ảnh: Formula One. |
![]() |
Các khoản chi trên chưa bao gồm hệ thống thủy lực (200.000 USD), hệ thống làm mát (200.000 USD), bình nhiên liệu phụ (140.000 USD) và chi cho sự cố tai nạn trên đường đua (500.000 USD). Ảnh: MaxF1. |
(Theo Zing)
" alt=""/>15,5 triệu USD là chi phí để sản xuất một chiếc xe đua F1Tính đến ngày 31/8, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế thông báo đã có 67 thuốc chứa hoạt chất valsartan bị thu hồi và tạm dừng nhập khẩu do nhiễm tạp chất N- nitrosodimethylamine bị cảnh báo có thể gây ung thư.
Mới nhất, Cục Quản lý Dược bổ sung 8 thuốc bị thu hồi, ngừng sản xuất, ngừng nhập khẩu do chứa valsartan bao gồm:
Valsartan160, SĐK: VD - 29714 - 18 (Công ty CPDP Cửu Long); Cobidan 80, SĐK: VD - 22086 - 15 (Công ty cổ phần BV Pharma).
5 thuốc của Công ty Liên doanh Meyer -BPC, gồm: meyervasid M, SĐK: VD - 30052 - 18; mayervas 160, SĐK: VD - 26480 - 17; mayervas 80, SĐK: VD - 26481-17; mayervasid, SĐK: VD - 26482 - 17; meyervasid F, SĐK: VD - 26483 -17; và valthotan film coated tablets 160mg “Standard”, SĐK:VN - 17592 - 13 (Standard Chem & Pharm Co., Ltd).
![]() |
Danh sách 8 thuốc chứa valsartan vừa được Cục Quản lý Dược bổ sung vào danh sách thu hồi, ngừng nhập khẩu |
Theo đó, số doanh nghiệp có thuốc bị thu hồi cũng đã tăng lên 4, tất cả đều là doanh nghiệp của Trung Quốc, bao gồm: Zheijang Huahai Pharmaceutical Co. Ltd; Zhuhai Rundu Pharmaceutical Co, Ltd; Zheijang Tianyu Pharmaceutical Co. Ltd và Hetero Labs Ltd.
Như vậy đến thời điểm này đã có 39 thuốc trong nước và 15 thuốc nhập khẩu bị đình chỉ lưu hành và thu hồi; 13 thuốc nước ngoài được yêu cầu tạm dừng nhập khẩu do các thuốc đó sử dụng nguyên liệu valsartan chứa tạp chất N-nitrosodimethylamine.
Còn lại 32 thuốc chứa valsartan vẫn tiếp tục được lưu hành, sử dụng tại Việt Nam, phục vụ cho hoạt động khám, chữa bệnh.
Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu các doanh nghiệp có thuốc chứa valsartan bị đình chỉ lưu hành, thu hồi nêu trên khẩn trương phối hợp với các cơ sở đứng tên đăng ký thuốc, cơ sở phân phối thuốc tổ chức thu hồi, tiếp nhận thu hồi toàn bộ số thuốc do cơ sở sản xuất, nhập khẩu trả về từ các cơ sở bán buôn, bán lẻ, cơ sở sử dụng; báo cáo kết quả thu hồi, báo cáo đánh giá hiệu quả thu hồi thuốc trước ngày 30/9.
![]() |
Một trong những thuốc chứa valsartan bị thu hồi |
Trước đó, từ cuối tháng 7, Cục Quản lý dược đã có thông báo thu hồi các thuốc có sử dụng nguyên liệu valsartan do Công ty Zhejiang Huahai Pharmaceuticals, Trung Quốc sản xuất.
Các quyết định trên của Cục Quản lý Dược được đưa ra sau khi cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA), Cơ quan Quản lý dược Canada và một nước thông báo về việc thu hồi số thuốc chứa Valsartan của công ty này do có tạp chất N-nitrosodimethylamine (NDMA) - nguy cơ gây ung thư.
Những nghiên cứu trên động vật cho thấy NDMA có thể gây tình trạng nhiễm độc, tạo ra các khối u và làm ảnh hưởng tới đường hô hấp. Với tỉ lệ nhất định, tạp chất này có thể gây hại cho người sử dụng, phá hủy gan và gây ung thư.
Các thuốc chứa valsartan là nhóm thuốc phải kê đơn, điều trị cao huyết áp, suy tim nhằm giảm tỉ lệ tử vong do tim mạch trên bệnh nhân suy chức năng tâm thất trái sau nhồi máu cơ tim và điều trị suy tim.
Việc thu hồi thuốc nêu trên của các cơ quan quản lý dược trên thế giới là biện pháp phòng ngừa những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với người sử dụng.
T.Thư
" alt=""/>Thu hồi, tạm dừng nhập khẩu 67 thuốc tim mạch chứa chất gây ung thư