Trong số đó, lao động Việt Nam là lực lượng đông đảo nhất, với 518.346 người, chiếm 25,3%. Tiếp theo là người Trung Quốc với 397.918 lao động, chiếm 19,4% và người Philippines với 226.846 lao động, chiếm 11,1%.
Nguyên liệu để làm đậu phụ (phần ăn dành cho 4 người) gồm:
- 3 chén đậu tương ngâm
- 3 ml giấm gạo
- 4 tép tỏi
- 2 thìa đậu phộng rang
- 3 thìa bột gạo
- 1 thìa cà phê muối
- 1 thìa dầu ô liu nguyên chất
- 150 g cải bó xôi
- Muối, nước
Bước 1: Để chế biến món đậu phụ chay này tại nhà, bạn hãy rửa sạch và ngâm đậu trong nước vừa đủ khoảng 5-6 tiếng. Sau đó, tách vỏ, rửa sạch. Dùng máy ép chậm trái cây để ép đậu nành lấy nước.
Bước 2: Đun nước đậu nành trên ngọn lửa vừa. Trong quá trình đun, đảo đều tay và hớt bọt. Sau khi nước sôi lăn tăn, tắt bếp và cho bát nước giấm gạo đã pha nước vào. Giấm gạo sẽ giúp kết tủa đậu nành ngay lập tức.
Bước 3: Dùng một chiếc khăn xô và lọc phần sữa đậu nành đã kết tủa. Sau đó dùng một vật để ép phần sữa đậu nành kết tủa. Để đậu ép khoảng nửa giờ và giờ món đậu phụ homemade đã sẵn sàng.
Bước 4: Làm khô rau chân vịt
Cắt một ít rau chân vịt và rửa sạch. Vẩy khô rau và cho vào bát. Rắc bột gạo lên trên với muối cho vừa ăn. Đặt món này vào nồi chiên không dầu trong vòng 2-5 phút.
Bước 5: Xào đậu phụ tươi với rau chân vịt khô
Cuối cùng, đặt chảo trên ngọn lửa vừa và đun nóng dầu ô liu. Khi dầu đã đủ nóng, cho tỏi đã thái nhỏ vào xào. Thêm một ít đậu phộng giã nhuyễn và đậu phụ tự làm cùng với rau chân vịt đã được làm khô.
Hãy sử dụng món ăn khi còn nóng.
Theo Times of India/ VOV
Bí quyết cho gia vị để món sườn xào chua ngọt thơm ngon.
" alt=""/>Cách làm đậu phụ Homemade và món ngon từ đậu phụ theo kiểu Ấn“Mẹ tôi từ lúc 4-5 tuổi đã bắt đầu uống cà phê, uống cà phê đến nay đã tròn 100 năm. Cứ mỗi buổi chiều sau giờ ngủ trưa, mẹ tôi đều muốn uống một cốc”, ông Trình Chân Thụ nói.
![]() |
Ông Trình Chân Thụ và cụ Trình Ái Vân. Ảnh: Sohu |
Theo ông Trình Chân Thụ, mẹ ông sinh ra tại huyện Tấn Vân thuộc vùng Lệ Thủy, Chiết Giang trong một gia đình khá giả. Hồi cụ Ái Vân chỉ mới là một cô bé 4-5 tuổi, có một số người nước ngoài sống gần nhà rất thích vẻ dễ thương của cụ, nên mỗi khi họ uống cà phê đều để lại cho Ái Vân một cốc. Từ đó, cụ bắt đầu yêu thích mùi vị của cà phê.
Trước đây tại vùng Lệ Thủy, cà phê là một mặt hàng rất khó có thể mua được. Do vậy, mỗi lần cha của cụ Vân Ái đi công tác ở Thượng Hải hoặc Hàng Châu đều mang một ít cà phê về. Từ đó, cụ Ái Vân lớn lên trong hương thơm ngào ngạt của cà phê.
![]() |
Cụ Trình Ái Vân thưởng thức một cốc cà phê. Ảnh: Sohu |
Sau khi trưởng thành, cụ Ái Vân kết hôn với một người đàn ông giàu có trong vùng, do vậy thói quen uống cà phê vẫn tiếp tục duy trì. Đến năm 1949, người chồng bội bạc đã bỏ nhà ra đi không một chút tin tức, để lại cụ và con trai là ông Trình Chân Thụ.
Dù cuộc sống một mình nuôi con gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự cần cù của bản thân và sự giúp đỡ của các anh chị em trong gia đình, cuộc sống của cụ Ái Vân cũng đỡ vất vả hơn. Cụ vẫn có thể tiếp tục niềm đam mê của bản thân đối với cà phê.
Về sau, ông Trình Chân Thụ trưởng thành và lấy vợ, sinh con. Dù cuộc sống còn nhiều điều cần lo toan, nhưng ông Trình ngày nào cũng tự tay pha cho mẹ một cốc cà phê tự rang.
“Mấy năm trước, mẹ tôi bắt đầu chuyển sang uống cà phê hòa tan. Có thể là khẩu vị của mẹ đã có sự thay đổi hoặc có khả năng là mẹ sợ sở thích của bản thân gây ra sự phiền toái cho tôi”, ông Trình Chân Thụ nói.
Theo tờ Sohu, hiện gia đình bốn thế hệ nhà ông Trình sống tại một ngôi nhà bốn tầng giữa trung tâm huyện Tấn Vân. “Mỗi sáng sớm, tôi đều gọi mẹ thức dậy. Một người đàn ông hơn 80 tuổi được đánh thức mẹ mỗi ngày là một điều khá hạnh phúc”, ông Trình vui vẻ cho biết.
Video: Haokan
Tuấn Trần
Năm 2020, các ứng dụng di động đã chứng kiến sự gia tăng đột biến số lượng người dùng lớn tuổi ở Trung Quốc đang "khát" các hình thức giải trí.
" alt=""/>Cụ bà hơn 100 năm làm bạn với cà phê