Đặc biệt, sinh viên này còn yêu cầu khi mình nói, giảng viên nên cúi mặt xuống: “Khi em nói cô Tr nên cúi mặt xuống không được ngẩng mặt lên”. Nữ sinh cũng nói lý do tát bạn là vì ghét. "Em cho rằng nhóm bạn ăn cắp chất xám, yêu cầu cô giải quyết nhưng cô ghét em, nói chuyện trống rỗng. Lúc đó, bạn K 'ảo tưởng sức mạnh', em ghét, em đến tát. Bạn T vào can ngăn, em đánh luôn T (K và T là hai sinh viên bị C.V đánh)", nữ sinh giải thích.
Trong khi đó về giảng viên Tr – người bị sinh viên C.V đòi đuổi ra khỏi lớp, từ tốn chia sẻ: "Cô giao bài tập trên lớp, hôm đó em cũng tham gia. Cô cũng up bài lên hệ thống mlearning nên em không thể nói là không biết cô giao bài tập, cô gây khó khăn cho em. Cô giao bài trước để các em chủ động tìm hiểu, không giống với phương pháp học cấp 3". Giảng viên này còn cho biết, khi thuyết trình đã dành 35 phút để hướng dẫn C.V làm video, hướng dẫn cách giải quyết…
Cũng theo giảng viên Tr khi sinh viên C.V mời phòng đào tạo đại học lên, cô vẫn rất bình tĩnh, nói chuyện rất nhỏ nhẹ và tiếp tục cho lớp học bình thường.
Điều bất ngờ là khi cô Tr đang nói, sinh viên C.V đã chen ngang: "Cô đừng nói chuyện văn vở quá".
Trong khi đó, sinh viên K – người bị sinh viên C.V đánh, bức xúc vì V ứng xử không đúng mực với giảng viên nên đã phản ứng. “Vì thế bạn đã lao đến đánh em". Hai sinh viên K và T đều nhận xét giảng viên Tr có phương pháp dạy hiệu quả, ân cần với sinh viên trong lớp.
Sinh viên C.V tiếp tục bức xúc: "Em cảm thấy chất lượng dạy của cô Tr quá tệ, cô nên tạm ngừng đi làm”.
Phía Trường ĐH Hoa Sen xác định sinh viên C.V đã vi phạm quy chế. Với hành vi không chuẩn mực khi giao tiếp với giảng viên bộ môn, đánh bạn trong giờ học, trường xử lý sinh viên theo quy chế người học ở mức cao nhất là buộc thôi học.
Nhà trường cũng điện cho phụ huynh C.V thông tin sự việc và mời tham gia họp nhưng do phụ huynh ở xa nên không dự họp và đồng ý với kết quả xử lý kỷ luật trường.
Hay Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Bồi dưỡng Cán bộ và khoa Thủy sản, khoa Công nghệ Thông tin - Trường ĐH Hạ Long gây chú ý với sơ đồ công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn; mô hình công nghệ nuôi cua lột, cua gạch trong hộp bằng hệ thống tuần hoàn, cùng nhiều thiết bị khoa học công nghệ mới…
Theo đại diện các doanh nghiệp, tổ chức tham gia sự kiện lần này, ngoài việc giới thiệu đến bạn hàng tiềm năng những công nghệ đột phá, các đơn vị kỳ vọng sẽ tìm kiếm, đón đầu công nghệ mới, tiên tiến của thế giới, đây là cơ hội để các doanh nghiệp, tổ chức hợp tác với các đối tác, nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, mở thêm cơ hội để gia tăng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, tiếp tục vươn tầm, khẳng định vị thế ở các thị trường trong nước và quốc tế.
Khát vọng phát triển đột phá nhờ đổi mới sáng tạo
Tại ngày khai mạc sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Ký - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã đề cập đến những thành tựu mà tỉnh đã đạt được những năm qua, đồng thời đặt ra mục tiêu mới trong giai đoạn 2025-2030, trong đó có việc trở thành trung tâm phát triển năng động toàn diện.
Theo ông, khi đã có hạ tầng đồng bộ, Quảng Ninh xác định hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ thúc đẩy tạo ra năng suất lao động cao, bước đột phá mới trong phát triển bền vững.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đánh giá những sự kiện như Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 sẽ giúp tỉnh "có tư duy mới, tầm nhìn mới, góc nhìn mới và hiểu biết sâu sắc hơn về xu hướng, giải pháp công nghệ mới". Việc này sẽ phục vụ quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nhằm thúc đẩy phát triển chuyển giao khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, trong nước và quốc tế đẩy mạnh kết nối cung cầu, chuyển giao làm chủ công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Được biết, thời gian qua tỉnh Quảng Ninh luôn dành nhiều sự quan tâm và đầu tư nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ, nhất là trong một số lĩnh vực về dịch vụ cảng biển, du lịch, chế biến, chế tạo, công nghiệp sạch, công nghiệp thông minh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Tỉnh ưu tiên phát triển hạ tầng khoa học và công nghệ, đặc biệt là hạ tầng CNTT, chuyển đổi số; phát triển các trung tâm khám phá, khu trình diễn, giới thiệu, thực nghiệm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.
Tỉnh cũng tạo nhiều điều kiện thúc đẩy, khuyến khích khu vực tư nhân, doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ, đẩy mạnh việc chuyển giao, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh; Chú trọng phát triển nhân lực khoa học và công nghệ; tăng cường các hoạt động xúc tiến, tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ…
Quảng Ninh đang tiến những bước tiến mạnh mẽ hướng mục tiêu đến năm 2030 thuộc nhóm các địa phương đi đầu cả nước về ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo.
N.H
" alt=""/>Quảng Ninh hướng tới phát triển đột phá nhờ đổi mới sáng tạo