Cơn sóng hạ tầngTheo thông tin đánh giá từ Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), khu Nam được xem là điểm sáng về tốc độ phát triển đô thị đồng bộ và vượt bậc so với các khu vực khác. Trong đó, hạ tầng chính là yếu tố có tác động rất lớn đến thị trường BĐS nơi đây. Hàng loạt dự án hạ tầng đáng chú ý của khu Nam đã được đưa vào lộ trình xây dựng từ nay đến năm 2030 như: dự án cầu Thủ Thiêm 3; cầu Thủ Thiêm 4; dự án cầu Nguyễn Khoái từ quận 7 qua quận 4; dự án mở rộng đường Nguyễn Tất Thành, quận 4; dự án đường trục Bắc - Nam kết nối khu vực trung tâm với các quận 4, 7 và huyện Nhà Bè; dự án cầu Rạch Đĩa và cầu Long Kiểng vừa được khởi công và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2019…
 |
Cầu Thủ Thiêm 4 dự kiến khởi công vào Quý I/2020 |
Cụ thể, ngày 18/9/2019 vừa qua, UBND TP.HCM đã giao sở Quy hoạch Kiến trúc tổ chức thi tuyển phương án thiết kế cầu Thủ Thiêm 4. Theo thiết kế ban đầu, cầu có tổng chiều dài gần 2,2km, rộng 28m với 6 làn xe và 2 lề bộ hành, tuổi thọ thiết kế 100 năm. Dự án có nhiệm vụ kết nối Quận 7 trực tiếp vào khu vực trung tâm Thủ Thiêm, tạo động lực phát triển đột phá cho Quận 7 như Đại Lộ Nguyễn Văn Linh đã tạo ra trước đó.
Công trình cầu Thủ Thiêm 4 bắt đầu từ trước giao lộ cầu Tân Thuận 2 - Nguyễn Văn Linh đi dọc theo đường Nguyễn Văn Linh, rẽ trái ở ngã tư Huỳnh Tấn Phát để kết nối vào đường Lưu Trọng Lư, cắt qua khu cảng Tân Thuận, vượt sông Sài Gòn, nối với Khu đô thị Thủ Thiêm tại giao lộ trục Bắc Nam và tuyến R4 (thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm). Dự kiến, siêu dự án này sẽ được khởi công vào Quý I/2020.
UBND Quận 7 đã thông tin về việc cải tạo nâng nền đường chống ngập và mở rộng lộ giới đường Đào Trí thành 40m. Khi quá trình cải tạo này hoàn thành, sẽ biến Đào Trí thành con đường ven sông đắt giá của TP.HCM.
BĐS khu Nam bứt phá
Ghi nhận thực tế, cùng với sự phát triển của các siêu dự án hạ tầng quan trọng, thị trường căn hộ khu Nam đang nóng đột biến với tổng nguồn cung lên tới gần 10.000 căn hộ đến từ các dự án lớn.
Đáng chú ý, tại khu Nam đang hình thành những trục đường dự án tỷ đô mới. Điển hình như trục đại lộ Nguyễn Văn Linh với một dự án lớn thứ hai ở khu Nam có tổng diện tích gần 350ha (sau khu đô thị Phú Mỹ Hưng có diện tích 750ha) của Công ty TNHH một thành viên phát triển GS Nhà Bè (Hàn Quốc) đang chuẩn bị khởi công trở lại, dự án Eco Green Saigon, dự án Senturia Nam Sai Gon…
Ngoài trục Nguyễn Văn Linh, đường Đào Trí hiện nay được xem là “cung đường tỷ đô” tại khu Nam với nhiều dự án quy mô lớn như: Khu công viên Mũi Đèn Đỏ, dự án Saigon Peninsula, Sunshine City Sài Gòn, Sunshine Diamond River…
 |
Dự án Sunshine Diamond River sở hữu diện tích cây xanh và mặt nước khổng lồ |
Tháng 11/2019, Sunshine Group sẽ triển khai tổ hợp “Wellness & Fresh Resort” Sunshine Diamond River trên cung đường này có quy mô hơn 4,000 căn hộ, tọa lạc ngay ngã 3 hợp lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Bao quanh dự án là Khu công viên Mũi Đèn Đỏ lớn bậc nhất TP.HCM.
Sunshine Diamond River được ví như “khu resort cao cấp giữa lòng thành phố” bởi ngoài diện tích cây xanh mặt nước khổng lồ bao quanh dự án, chủ đầu tư còn dành hàng chục nghìn m2 để phát triển những khu vườn nhiệt đới ngay trong lòng dự án.
Điểm nhấn của khu vườn nhiệt đới này là hàng chục phân khu thực vật chủ đề, cùng những thác nước tung bọt trắng xóa bên hồ cảnh quan rộng hàng nghìn m2. Các khu vườn nhiệt đới được phân bổ quanh con sông nhân tạo dài hàng trăm mét, uốn lượn quanh các tòa nhà. Trên dòng sông này, Sunshine Group đã bố trí tổ hợp Bungalow bằng các vật liệu thân thiện với tự nhiên như gỗ, tre, nứa…
 |
Dòng sông nhân tạo trong lòng Sunshine Diamond River |
Ngoài ra, dự án còn phát triển những dãy phố đi bộ, với hàng chục cửa hàng thời trang, ẩm thực,... Đây là một trong những dự án tiên phong tại Việt Nam mang đến loại hình “shopping in the Park” - phố mua sắm giữa công viên. Vào buổi tối, sẽ tổ chức hàng loạt các màn trình diễn ánh sáng nghệ thuật kết hợp nhạc nước trên sông.
Ngoài không gian cây xanh mặt nước khổng lồ dưới đất, hồ bơi, hàng loạt vườn treo trên không kết hợp cùng vườn hoa hồng, vườn yoga được Sunshine Group bố trí từ tầng đế lên đến tầng thượng ở độ cao hàng trăm mét.
Bên cạnh các tiện ích nghỉ dưỡng, Sunshine Diamond River là dự án có tổ hợp sky bar và cafe tầng thượng, tổng quy mô 1.100m2. Tổ hợp vui chơi, giải trí tại Sunshine Diamond River diện tích gần 10.000m2.
Ngoài Sunshine Diamond River, cũng trong tháng 11, Sunshine Group đã công bố ra thị trường phân khu Homes Resort được thiết kế đo ni đóng giày cho gia đình có trẻ em, thuộc khu phức hợp Sunshine City Sài Gòn tọa lạc giữa trung tâm Quận 7, ngay sát Phú Mỹ Hưng. Được biết, dự án này được triển khai trên một ốc đảo, giữa hồ nhân tạo lớn nhất Sài Gòn.
Vân Anh
" alt=""/>Cầu Thủ Thiêm 4 ‘đốt nóng’ thị trường BĐS khu Nam

“Quá khứ cần được ghi nhớ và tự hào. Tuy nhiên, bạn không thể sống dựa vào nó”, nhà du hành vũ trụ Fyodor Yurchikhin chia sẻ trong cuộc phỏng vấn năm 2020 về ngành công nghiệp vũ trụ của Nga.
Cách đây 60 năm, ngày 12/4/1961, Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên du hành vào vũ trụ. Chuyến bay dài 108 phút đã đi vào lịch sử thế giới, đánh dấu thành công của Liên Xô cũ trong ngành công nghiệp vũ trụ.
Trước khi đưa Gagarin vào vũ trụ, Liên Xô đã phóng Sputnik 1, vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới vào tháng 10/1957, động thái khiến các nước phương Tây bất ngờ. Đến tháng 1/1958, Mỹ mới phóng vệ tinh đầu tiên tên Explorer 1.
 |
Kỷ nguyên của Nga trong lĩnh vực công nghiệp vũ trụ đang đến hồi kết? Ảnh: AFP. |
Vai trò của Nga đang kết thúc?
Hiện nay, dù Tổng thống Vladimir Putin không đam mê du hành vũ trụ, có lẽ ông vẫn cảm nhận tác động quân sự và địa chính trị của một chương trình không gian. Vị thế của Nga trong ngành vũ trụ thế giới đã không còn như trước. Lệnh trừng phạt từ nước ngoài, cách vận hành của chính phủ không phải điều kiện tốt nhất để các tập đoàn vũ trụ trong nước phát triển.
Trong khi Nga đang chật vật thì Trung Quốc - đất nước phóng vệ tinh đầu tiên 13 năm sau Liên Xô - đã trở thành nước thứ 2 cắm cờ trên Mặt Trăng sau Mỹ, bên cạnh hàng loạt sứ mệnh đưa tàu thăm dò lên Hỏa tinh.
Hàng chục năm trôi qua, Yuri Gagarin vẫn được nhắc đến là anh hùng dân tộc của nước Nga. Thành tựu của Liên Xô trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh căng thẳng là chiến thắng lớn về mặt công nghệ lẫn chính trị, không quan trọng lợi nhuận bao nhiêu.
Stephen Walker, tác giả cuốn sách Beyondkể lại hành trình lên vũ trụ của Yuri Gagarin, từng ghi rằng mọi chuyện có thể đã khác nếu Mỹ không trì hoãn sứ mệnh du hành vũ trụ của Alan Shepard, do chuyến bay thử nghiệm cạn nhiên liệu sớm hơn nửa giây.
Nga vẫn là một trong ít quốc gia được tin tưởng đưa người vào vũ trụ. Trong hơn 10 năm qua, tàu vũ trụ Soyuz của Nga vẫn được Mỹ sử dụng để chở người lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Tuy nhiên, vai trò của Soyuz đối với Mỹ đang kết thúc.
Những thế hệ tên lửa mới của Nga gặp khó khăn về nhiều mặt: kỹ thuật, kinh phí và sự sáng tạo. Sứ mệnh phóng tàu thăm dò Phobos-Grunt lên Hỏa tinh của Nga năm 2011 đã thất bại. Cùng năm đó, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phóng thành công tàu thăm dò Curiosity lên bề mặt hành tinh đỏ.
 |
Yuri Gagarin trên đường đến bãi phóng Vostok 1 ở Kazakhstan (Liên Xô cũ) ngày 12/4/1961. Ảnh: Sputnik. |
SpaceX - đối thủ mới
Không phải Nga, cái tên mới đang được NASA tích cực hợp tác là SpaceX, công ty khai phá không gian của tỷ phú Elon Musk. Dmitry Rogozin, Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) từng nhiều lần phủ nhận các nỗ lực của SpaceX.
Năm 2014, Rogozin mỉa mai rằng Mỹ sẽ dùng bạt lò xo để đưa người lên ISS sau khi Washington ban hành lệnh trừng phạt lên nhiều quan chức Nga, trong đó có ông.
Tháng 11/2020, Elon Musk đáp trả "bạt lò xo đã hoạt động" khi tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX lần đầu đưa 4 phi hành gia lên ISS. Ngay sau đó, Rogozin nêu ý kiến cho rằng đó là chiến thắng của SpaceX trước hãng Boeing (cũng của nước Mỹ), không phải Musk đã hạ bệ người Nga.
Chi phí đưa người lên vũ trụ rẻ hơn của SpaceX cũng khiến Rogozin nghi ngờ. Giám đốc Roscosmos cho rằng Musk đang dùng thủ thuật bán phá giá nhưng không bị trừng phạt. Đáp trả lại, vị tỷ phú cho biết tên lửa SpaceX có thể tái sử dụng, trong khi của Nga thì không.
Theo thống kê của Bloomberg, chi phí phóng tàu Falcon Heavy của SpaceX là 1.500 USD/kg, Falcon 9 là 2.600 USD/kg, trong khi với tàu Soyuz của Nga lên đến 17.900 USD/kg.
 |
Ảnh mô phỏng tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX kết nối với ISS, đưa 4 phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế. Ảnh: NASA. |
Tiền cũng chính là vấn đề của Roscosmos. Theo nhà phân tích độc lập Pavel Luzin, chi phí của Nga cho các chương trình không gian, bãi phóng tên lửa và hệ thống định vị GLONASS trong năm 2020 là 2,4 tỷ USD, chỉ bằng một nửa so với năm 2013.
Việc Mỹ không thường xuyên trả tiền thuê tàu Soyuz chở người lên ISS cũng góp phần khiến chi phí các chương trình không gian của Nga sụt giảm. Nói cách khác, SpaceX và Elon Muskđang đe dọa ngành công nghiệp vũ trụ của Nga.
Khó khăn của nước Nga
Bản thân Roscosmos đã tìm cách thay đổi, nhưng các kế hoạch của họ không diễn ra như mong muốn. Tổ hợp bãi phóng tên lửa Vostochny tại Viễn Đông được xây dựng để giảm sự phụ thuộc của Nga với bãi phóng Baikonur ở Kazakhstan. Tuy nhiên, những chuyên gia cho biết địa hình và đại dương xung quanh có thể gây nguy hiểm cho các đợt hạ cánh khẩn cấp. Việc tổ hợp chậm tiến độ, bê bối biển thủ tiền khiến Tổng thống Putin không hài lòng.
Họ tên lửa đẩy siêu nặng Angara, sau hơn 25 năm phát triển đang gặp khó khăn lớn về kinh phí. Andrei Ionin, thành viên Học viện Vũ trụ Nga cho rằng Angara khó cạnh tranh với tên lửa Falcon 9 của SpaceX. Với tình hình này, việc chế tạo ra tên lửa tái sử dụng, chi phí phóng thấp trong thời gian ngắn của Nga như SpaceX là rất khó.
 |
Nếu Nga không có sự thay đổi phù hợp, Yuri Gagarin vẫn mãi là di sản duy nhất của ngành vũ trụ nước này. Ảnh: Renderspeed. |
Môi trường, cách vận hành của Nga hiện tại khiến việc tạo ra một "SpaceX của Nga" gặp nhiều trở ngại. Các công ty tư nhân bị ràng buộc trong một "vùng đất không người quản lý", theo lời mô tả của người trong cuộc. Ngay cả nỗ lực của Nga nhằm tạo ra cụm công ty công nghệ, startup không gian như Thung lũng Silicon cũng chứng kiến thất bại nhiều hơn thành công.
Khi mối quan hệ Mỹ - Nga trong lĩnh vực vũ trụ đang bị đe dọa, một số bình luận gợi ý đến cái tên Trung Quốc. Tháng 3 vừa qua, Nga và Trung Quốc đã ký bản ghi nhớ về việc cùng xây dựng trạm nghiên cứu chung trên Mặt Trăng. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có những tham vọng lớn lao riêng của họ.
"Về lâu dài, tài năng sẽ chiến thắng nhờ kinh nghiệm và văn hóa tổ chức, không phải các di sản", một nhà nghiên cứu chia sẻ về cách SpaceX thu hút nhân tài trong cuốn sách Liftoffcủa tác giả Eric Berger. Nếu Nga không có sự thay đổi phù hợp, Yuri Gagarin vẫn mãi là di sản duy nhất của ngành vũ trụ nước này.
Theo Zing/Bloomberg

Xem vệ tinh Starlink của Elon Musk nối đuôi nhau bay trên bầu trời đêm
60 vệ tinh Starlink của SpaceX tạo một vệt sáng dài trên bầu trời đêm khi bay qua dãy núi Alps, Thụy Sĩ ngày 25/3.
" alt=""/>Elon Musk đã bỏ xa đối thủ trong cuộc đua vũ trụ