Lan tỏa thông điệp ‘yêu môi trường’
Hơn hai tháng qua, nhận thấy xung quanh chùa và dọc bờ biển xã Đức Lợi có quá nhiều rác thải như túi ni lông, chai nhựa...sư thầy Thích Hạnh Nhân, trụ trì chùa Đức Lâm (thôn Vinh Phú, xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) đã cùng nhân dân trong xã thu gom hơn 60.000 vỏ chai nhựa. Họ đem tới chùa tập kết, phân loại, rửa sạch rồi dồn cát, xây dựng nên một ngôi nhà đặc biệt.
Thông qua việc làm này, sư thầy muốn lan tỏa tinh thần yêu môi trường, mong muốn mọi người cùng chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường.
Người dân và phật tử xã Đức Lợi đang dồn cát vào chai nhựa phế thải. |
Bà Trần Thị Tới (86 tuổi) ở thôn Kỳ Tân (xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức) phấn chấn: "Khi biết sẽ có 1 ngôi nhà được xây dựng bằng vỏ chai trong khuôn viên chùa, bà cùng bà con nhân dân đi thu gom hơn 60.000 vỏ chai nhựa. Nhờ đó, đường bờ biển hàng trăm mét của bãi tắm xã Đức Lợi và nhiều tuyến đường trong xã sạch đẹp hơn".
Sau khi thu gom xong, cô Nguyễn Thị Chút (50 tuổi) cho biết, việc phân loại chai nhựa phế thải rất kỳ công. Chai 500ml để riêng, chai 1 lít để riêng, loại chai có đáy hình cạnh khế, đáy tròn, nút chai màu xanh, màu trắng, xanh đậm được phân loại kỹ càng.
Chi phí xây dựng nhà từ chai nhựa ước tính chỉ bằng 1/3 chi phí xây dựng nhà làm từ bê tông và gạch, giúp tái nhựa phế thải. Những chai nhựa chứa đầy cát này cũng là chất cách nhiệt tốt.
Người thợ đang tỉ mẩn xây dựng công trình. |
Chia sẻ với PV, sư thầy Thích Hạnh Nhân không giấu được vẻ phấn khởi khi nói về công trình này.
Sư thầy cho biết: "Điều vui nhất chính là khi đưa ra ý tưởng xây dựng 1 ngôi nhà từ vỏ chai nhựa phế thải thì người dân trong xã Đức Lợi đều nhiệt tình ủng hộ. Đây là việc làm thiết thực và dễ dàng, từ người giàu cho đến người nghèo, người bán vé số, người già đến người trẻ đều có thể tham gia đóng góp công sức".
Vị sư thầy cũng cho biết, ngôi nhà có diện tích hơn 60 m2 đã cơ bản hoàn thành. 50.000 chai nhựa phế thải đã được tái sử dụng để làm phần tường, hơn 10.000 chai được làm phần móng nhà, bồn hoa...
Khó khăn xây nhà bằng chai nhựa
![]() |
Toàn cảnh ngôi nhà được xây dựng từ 60.000 chai nhựa phế thải. |
Kiến trúc ngôi nhà ‘chai’ được dựa theo ý nghĩa của nhà Phật bao gồm: Vòng ngoài có chiều dài các cạnh là 8m biểu trưng cho bát chánh đạo - là 8 con đường chân chính đi đến hỏa vị của một bậc thánh nhân.
6 bức tường thể hiện lục độ ba la mật của một vị bồ tát (6 công hạnh tu tập của một con người để tiến đến hỏa vị bồ tát hạnh). Đi vào phía trong nhà, khoảng cách giữa các góc tường dài 4m tượng trưng cho tứ diệu đế của Đức Phật – bài kinh được Đức Phật thuyết pháp đầu tiên.
"Ngoài ra, các trụ có chiều cao 2,6m, phần mái lợp bằng lá dừa được mua từ các tỉnh miền Tây, thể hiện vẻ đẹp riêng", thầy Thích Hạnh Nhân nói.
Anh Nguyễn Văn Hải (47 tuổi) ở huyện Mộ Đức là người trực tiếp thi công công trình này. Anh cho biết, căn nhà được làm hoàn toàn thủ công, phải ‘theo’ chai nhựa để thực hiện nên khó hơn công trình bình thường rất nhiều. Người thợ phải rất tỉ mỉ, độ chính xác rất cao, tốn nhiều thời gian.
![]() |
Bức tường công trình được làm từ 60.000 vỏ chai nhựa. |
Vật liệu để xây dựng căn nhà không phải là gạch, không thể cắt, gọt nên người thợ phải rất tập trung. Họ còn phải sử dụng loại đồ nghề ‘chuyên dụng’ để đảm bảo độ bằng phẳng, tính thẩm mỹ cao cho mỗi bức tường.
Các bức tường phía trong nhà được ‘đính’ bởi những nắp chai nhựa màu xanh, trắng sao cho thẳng hàng, đều. Xi măng được trát theo viền nắp chai để giữ được nắp chai trên tường. Vì vậy người thợ phải rất kỳ công, cẩn thận.
Từ sự thành công của công trình, ông Đinh Công Thông, trưởng thôn Vinh Phú chia sẻ: "Ý tưởng và việc làm của sư thầy Thích Hạnh Nhân đã truyền cảm hứng cho người dân địa phương về bảo vệ môi trường. Nhờ đó, tình hình vệ sinh, rác thải trên địa bàn thôn có chuyển biến rõ nét. Nhiều người dân đã có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và tham gia cùng với chính quyền, nhà chùa dọn dẹp bãi biển, đường làng, ngõ xóm.
Bên trong ngôi nhà được ‘đính’ nắp chai nhựa nhiều màu khác nhau. |
![]() |
Ngôi nhà đang hoàn thiện. |
Tổ chức UNESCO đã khởi động sáng kiến 'Thanh niên và Đổi mới sáng tạo vì Đại dương xanh' nhằm góp giảm thiểu rác thải nhựa tại vùng biển Việt Nam.
" alt=""/>Độc lạ ngôi nhà xây từ 60.000 chai nhựa phế thải lớn chưa từng cóTheo đó, sau khi về nhà, anh Xu phát hiện chỗ đậu xe mà mình mua đã bị chiếm dụng bởi một chiếc xe lạ. Anh đã liên hệ với chủ xe đến để đánh xe ra chỗ khác. Thế nhưng, trong vòng 2 tiếng đồng hồ, mặc dù anh Xu gọi tới 6 lần nhưng chủ xe kia vẫn ngang ngược cho rằng đấy là bãi đỗ xe công cộng và ai cũng có quyền đậu xe ở đó.
“Tôi sẽ không rời xe đi đâu. Đây là chỗ ai cũng có thể đậu xe được cơ mà”, chủ chiếc xe lạ khẳng định.
Anh Xu quyết định gọi điện báo bảo vệ tòa nhà. Tuy nhiên, chủ xe kia lại nói rằng mình đang say rượu và không thể đến lái xe đi được. Không còn cách nào khác, anh Xu đành phải gửi xe chỗ khác và về nhà.
Dù đã nhân nhượng cho người kia nhưng ngày hôm sau, anh Xu phát hiện chiếc xe màu đen vẫn nằm chình ình ở chỗ cũ. Quá bức xúc, anh Xu đã hàn 8 cột sắt vây xung quanh chiếc xe để dằn mặt chủ xe. Anh cho hay nếu chủ xe không xin lỗi công khai, anh sẽ báo cảnh sát.
Lin Yan – luật sư của Công ty luật Hunan United Entrepreneurship cho biết khi chủ sở hữu mua hoặc thuê chỗ đậu xe thì họ có toàn quyền sử dụng và người khác không thể đậu xe khi chưa được phép. Bên cạnh đó, khi chỗ đậu xe của mình bị chiếm dụng trái phép, chủ sở hữu có thể báo cáo lên các cơ quan chức năng tuy nhiên không được tự ý phá hoại hay làm hỏng xe của người khác.
Minh Nhật (Theo Ettoday)
Tới dự lễ cắt băng khánh thành có Đại sứ Đức Guido Hidner, Đại sứ Singapore Jaya Ratnam, Cục phó Cục Hợp tác quốc tế Bộ VHTT&DL Trịnh Quốc Anh, Giám đốc Công viên Nước Hồ Tây - Nguyễn Thị Vân, hoạ sĩ Nguyễn Thu Thủy...
Bức tranh gốm do Nguyễn Thu Thủy thiết kế với nguồn kinh phí do Đại sứ quán Đức tài trợ nhân kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt - Đức vào năm 2020. Nhưng do dịch Covid - 19 nên đến thời điểm này bức tranh mới hoàn thành.
Với mong muốn thể hiện tình cảm gắn bó của nhiều người Việt Nam từng sống và học tập tại Đức, họa sĩ Thu Thủy đã phác thảo bức tranh mở đầu với các em bé vui tươi đang vẫy cờ Việt Nam và Đức trước khung cảnh điện gió tràn đầy năng lượng ở biển Bắc nước Đức. Tiếp đến là khung cảnh thiên nhiên và các công trình kiến trúc tiêu biểu của các thành phố nổi tiếng ở Đức như: Hamburg, Berlin, Frankfurt, Dresden, Cologne, Mainz, Leipzig, Munich…
Tại buổi lễ khánh thành, Đại sứ Guido Hidner hào hứng giới thiệu về ý nghĩa của các công trình kiến trúc được thể hiện trên tác phẩm tranh gốm. Ông nhấn mạnh hình ảnh các em bé ở đoạn đầu tranh tượng trưng cho tương lai của tình hữu nghị giữa Đức và Việt Nam, truyền đi thông điệp về tình hữu nghị bền chặt giữa hai nước và những mục tiêu cao đẹp mà cả hai dân tộc cùng hướng tới trong đó có việc gìn giữ các di sản kiến trúc như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần.
Họa sĩ Thu Thủy chia sẻ đây là bức tranh gốm chị tâm huyết như một lời tri ân tới nước Đức. Năm 2005, sau khi đạt giải B giải Báo chí Quốc gia cho loạt bài viết về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam, Thu Thủy đã nhận được học bổng tham dự khóa báo chí 2 tháng tại trung tâm báo chí quốc tế Berlin do InWent tổ chức.
Trong thời gian này chị đã được đi thăm quan nhiều thành phố ở Đức và châu Âu. Các công trình gắn gốm của Hundertwasser tại Darmstadt (Đức) và của kiến trúc sư Antonio Gaudi tại Barcelona (Tây Ban Nha) đã truyền cảm hứng cho Thu Thủy về việc ứng dụng gốm trang trí các công trình kiến trúc ngoài trời. Trở về Hà Nội chị đã bắt tay vào viết dự án Con đường Gốm sứ ven sông Hồng – quà tặng Thăng Long Hà Nội 1000 năm.
Bức tranh gốm Tình hữu nghị Việt Đức với những gam màu tươi sáng trẻ trung hiện đại đã làm thay đổi hẳn cảnh quan vốn là một bức tường vẽ graffiti lộn xộn. Những tone màu trang nhã và có chiều sâu của gốm khiến bức tường trở nên sang trọng với những hình ảnh mang nét đẹp thiên nhiên, văn hóa và kiến trúc mang tính biểu tượng của nước Đức.
Bức tranh gốm là món quà ý nghĩa mà Đại sứ quán Đức gửi tới nhân dân thủ đô và cũng là tác phẩm tâm huyết của họa sĩ Thu Thủy bày tỏ tình cảm quý mến của nhân dân Việt Nam đối với nước Đức.
An Na
" alt=""/>Bức tranh gốm gắn kết tình hữu nghị Việt – Đức ở Hồ Tây