![]() |
Siêu dự án 198B Tây Sơn được đánh giá là có vị trí đắc địa khi sở hữu 2 mặt tiền tại tuyến đường lớn Tây Sơn, Thái Hà. Vị trí này đồng thời cũng được coi là trung tâm của quận Đống Đa. Dự án do Công ty TNHH Liên doanh Đầu tư Tài chính Hòa Bình làm chủ đầu tư.
![]() |
Hiện tại, dự án 198B Tây Sơn đã xây cao 21 tầng. Công trình được Sở Xây dựng Hà Nội cấp GPXD số 114GP/SXD ngày 28/8/2009 (thay thế cho GPXD số 159/SXD ngày 27/2/2008 do điều chỉnh và thay đổi thiết kế) với quy mô 21 tầng nổi + 1 tầg tum kỹ thuật + 3 tầng hầm.
![]() |
Theo thiết kế ban đầu, dự án là một tổ hợp gồm 2 khối. Giai đoạn I thực hiện khối cao 18 tầng phía ngoài đường Tây Sơn là siêu thị và văn phòng cho thuê.
![]() |
Giai đoạn II thực hiện khối 9 tầng dùng làm siêu thị và văn phòng quản lý tòa nhà có mặt tiền là đường Thái Hà.
![]() |
Tuy nhiên, dù được khởi công vào năm 2009 và dự kiến hoàn thành năm 2011, nhưng đến nay, công trình vẫn chưa được hoàn thiện.
![]() |
Tòa tháp giai đoạn 1 mới chỉ hoàn thiện được phần thô, tầng 9 của tòa nhà giai đoạn 2 đang tiến hành san lấp mặt bằng.
![]() |
Theo quan sát của PV Kiến Thức ngày 7/6, dự án tại số 198B Tây Sơn được rào tôn xung quanh, 21 tầng nổi đã được chủ đầu tư hoàn thiện phần thô.
![]() |
Bên trong công trình còn ngổn ngang sắt thép, vật liệu xây dựng.
![]() |
Nhiều thiết bị máy móc đã hoen rỉ, nhiều mảng bê tông đã mọc rêu.
![]() |
Được biết, ngày 2/10/2014, chủ đầu tư có Tờ trình số 23/Tr-HB về việc mở rộng tầng hầm và xây dựng khu phụ trợ phục vụ khách sạn và cộng đồng cư dân trong phạm vi đất quy hoạch tại số 198B Tây Sơn.
![]() |
Trước đó, tháng 4/2008, dự án này trong quá trình xây dựng gây lún, nứt liền kề với nhiều hộ gia đình sát đó, làm cho việc xây dựng bị đình chỉ để điều tra, khắc phục. Sau đó, đến tháng 10/2010 dự án Hà Nội được phép tiếp tục triển khai. Thế nhưng sau 2 năm thi công, công trình này vẫn trong tình trạng bỏ hoang.
![]() |
Năm 2015, Sở Xây dựng Hà Nội vừa kiểm tra, rà soát một loạt các dự án bất động sản chậm tiến độ trên địa bàn TP Hà Nội.
![]() |
Tại văn bản số 6015/SXD-TTr mà Sở Xây dựng Hà Nội gửi UBND TP Hà Nội có nêu nguyên nhân chậm tiến độ tại các dự án đã kiểm tra, rà soát như: bị đình chỉ thi công, do hoàn thiện hồ sơ pháp lý, do nguồn vốn, do năng lực tài chính của chủ đầu tư… trách nhiệm thuộc về các chủ đầu tư dự án.
![]() |
Sở Xây dựng Hà Nội đã kiến nghị với UBND TP Hà Nội thu hồi chứng nhận đầu tư hoặc thay đổi chủ đầu tư thực hiện dự án để các dự án được tiếp tục triển khai.
Theo Kiến thức
" alt=""/>Cận cảnh siêu dự án 198B Tây Sơn 'đắp chiếu' nhiều năm giữa thủ đô![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: internet. |
Mới đây, Sở GD-ĐT Gia Lai vừa có công văn liên quan đến việc tăng cường biện pháp quản lý hoạt động liên quan đến trò chơi Pokemon Go.
Sở này xác định Pokemon Go đang là trào lưu game hấp dẫn của nhiều người, nhất là đối với học sinh, sinh viên. Bên cạnh tính giải trí, trò chơi này có rất nhiều ảnh hưởng đến học tập và sức khỏe mà nhiều người không biết. Như bị tai nạn khi chơi như đâm vào cột điện, gây tai nạn khi đi ô tô, thậm chí nhiều người đánh nhau để tranh giành Pokemon Go, tổn thương mắt vì luôn nhìn vào màn hình điện thoại,…
Sở GDĐT Gia Lai yêu cầu thủ trưởng các đơn vị tăng cường tuyên truyền, giáo dục, quán triệt cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh không chơi Pokemon Go khi đi đường, ở khu vực công sở, khu vực nguy hiểm như đường bộ, sông, hồ, đồi núi…; không sử dụng email, facebook để đăng ký và trao đổi thông tin về trò chơi này.
Các đơn vị chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp, các tổ chức Đoàn, Hội, Đội tuyên truyền về tác hại của trò chơi Pokemon Go.
Cùng đó, tăng cường phối hợp với với chính quyền địa phương, các ngành chức năng và phụ huynh học sinh để có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn học sinh sử dụng internet, điện thoại di động để chơi Pokemon Go; phối hợp với công an địa phương có biện pháp kiểm tra, giám sát các dịch vụ internet xung quanh trường học, ký túc xá học sinh, sinh viên theo quy định.
Ngoài ra, tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh ký cam kết không chơi Pokemon Go ở cơ quan, trường học, khi tham gia giao thông, ở các khu vực công sở, khu vực nguy hiểm và khu vực cấm… Có biện pháp xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân không chấp hành.
Trước đó, ngày 9/9, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cũng có văn bản chỉ đạo các cơ quan, trường học tăng cường thực hiện biện pháp quản lý các hoạt động liên quan trò chơi Pokemon Go. Công văn yêu cầu thủ trưởng các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên không chơi Pokemon Go khi tham gia giao thông, ở khu vực công sở, khu vực nguy hiểm (đường sắt, đường cao tốc, sân bay, sông, hồ, suối, đồi, núi…).
Cách đó không lâu, ngày 1/9, Sở GD-ĐT Nam Định cũng có văn bản cảnh báo về trò chơi này. Cụ thể, Sở này yêu cầu các đơn vị trực thuộc tuyên truyền, cảnh báo cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên không chơi Pokemon Go hay bất cứ trò chơi điện tử nào tương tự khi đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Hoàn thành tâm nguyện của bố
Ở kỳ thi năm nay, Dũng đạt số điểm lần lượt từng môn là Toán: 9,5; Vật lí 9,8 và Tiếng Anh 9,65. Khối A, Dũng cũng đạt tới 27,1 điểm.
Chia sẻ về thành tích này, Dũng cho biết em cảm thấy rất vui vì những nỗ lực học tập của mình bao lâu nay cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng.
![]() |
Thủ khoa khối A1 Trần Trung Dũng và mẹ. Ảnh: Mạnh Đông. |
Từng tham gia thi học sinh giỏi tỉnh môn Toán nhưng “lỡ hẹn” với đội tuyển quốc gia, Dũng không hài lòng với kết quả học tập của bản thân và lên quyết tâm phấn đấu ngay từ đầu năm 12. “Em đã đạt được mục tiêu đề ra là trở thành thủ khoa khối A1”, Dũng phấn khởi.
Cộng với 0,5 điểm vùng và 1 điểm giải Khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh năm lớp 11, Dũng có tổng điểm là 30,45.
Với kết quả này, em nuôi ước mơ vào Học viện An ninh nhân dân để theo nghiệp người cha đã khuất. Năm Dũng lên lớp 11, không may bố em qua đời vì bạo bệnh. “Bố em là một chiến sĩ công an điều tra. Trước đây, khi còn sống bố cũng luôn định hướng và mong rằng em sẽ nối nghiệp. Bố luôn mong muốn em học tốt”, Dũng chia sẻ.
Dũng cũng không nghĩ đến các cơ hội du học bởi nhà chỉ còn hai mẹ con và bản thân em không muốn xa mẹ.
Từng vượt qua những tháng ngày tuyệt vọng, Dũng quyết tâm học để nơi phương xa bố được yên lòng và coi đó như cách để động viên mẹ tốt nhất. Hằng ngày em vẫn tiếp tục cuộc sống tự lập ở ký túc xá của trường chuyên cách nhà 15 cây số và chỉ về nhà vào mỗi dịp cuối tuần. Lớp 11, Dũng giành được giải nhất Olympic tài năng tiếng Anh rồi giải Khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn này. Lớp 12 em được giải Nhì học sinh giỏi Toán cấp tỉnh.
Về thành tích của cậu con trai, chị Đỗ Thị Luyến vui hơn tất thảy. Nhưng chị cũng không quá bất ngờ khi chứng kiến con quá say mê học.
Ngày thường không ít lần, khi gọi điện hỏi thăm, chị không thấy con nghe máy. Sau thì chị dần quen bởi những lúc đó con để máy ở chế độ yên lặng để làm để.
“Những ngày cuối tuần, được về nhà, cháu vẫn dậy sớm học bài. Thậm chí có hôm đến 12 giờ trưa vẫn thấy đang mải mê với đề toán. Làm xong thì conchịu ăn cơm trưa, chứ không có chuyện nghỉ giữa chừng. Nhiều hôm 1 giờ đêm tỉnh giấc dậy, tôi vẫn thấy con đang sáng đèn ngồi học”, chị Luyến kể.
Chị Luyến cho biết bản thân không giúp được việc học của Dũng nhiều mà nền tàng kiến thức em có được nhờ bố rất nhiều qua những lần bố con đố nhau giải bài tập.
Với chị Luyến, Dũng là đứa con sống nội tâm và rất tình cảm. Những ngày 8/3 và kể cả những ngày thường, Dũng luôn là người đầu tiên nhắn tin động viên mẹ. Chị chia sẻ, không ít lần con khiến chị bật khóc chỉ với những dòng tin nhắn với câu cuối là lời bài hát: “Dù mai sau con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền, ba mẹ vẫn là quê hương”.
Dùng điện thoại để nhắc kiến thức
Chia sẻ về phương pháp học tập, Dũng cho biết ngoài việc chăm chỉ thì bản thân thường tuân thủ việc tích lũy kinh nghiệm và làm nhạy bén tư duy của mình. Dũng tích lũy kinh nghiệm bằng việc sai ở đâu, sẽ ghi lại vào phần ghi nhớ của điện thoại. Cứ như thế, trước khi đi ngủ hoặc mỗi khi rảnh rồi, Dũng lại mở ra xem để ghi nhớ.
Cách làm nhạy bén tư duy của Dũng là trước một bài tập khó, ngoài việc xem lời giải, em tìm cách phát triển ra xem có thể ứng dụng được gì của bài tập đó để làm những bài tập mới khó hơn. “Việc nghiên cứu sâu giúp khi đề có biến đổi thì em vẫn có thể biết cách làm mà không bị cóng”, Dũng chia sẻ.
Ngoài việc học, thời gian rảnh rỗi, Dũng thường dành thời gian cho sở thích vẽ tranh. Dũng đặc biệt có năng khiếu vẽ các con vật rất sinh động từ khi còn bé. Theo Dũng, việc vẽ tranh giúp em thư giãn hơn sau những giờ học căng thẳng, ngoài ra còn tăng sự sáng tạo và rèn luyện cho bản thân tính kiên nhẫn.
Tới đây, nếu đỗ vào Học viện An ninh nhân dân, Dũng sẽ phải lên Hà Nội học. Chị Luyến dù biết sẽ rất nhớ con nhưng tự dặn lòng mình phải cứng rắn, mạnh mẽ lên vì tương lai của Dũng. “Nhưng dù sao tôi vẫn thấy vui và động viên con vì chọn nghề này con có thể mang lại cuộc sống bình yên cho mọi người và toàn xã hội”, chị Luyến nói.
Thanh Hùng
" alt=""/>Nam sinh vừa mừng vừa lo khi biết tin mình là thủ khoa