Trước đó, Việt Nam đã cấp phép khẩn cấp với 3 loại vắc xin phòng Covid-19 là AstraZeneca (Anh), Sputnik V (Nga) và Sinopharm (Trung Quốc).
Bộ Y tế đang đàm phán với nhiều nguồn, hướng tới mục tiêu mua đủ 150 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 trong năm 2021 để tiêm chủng cho 75% dân số Việt Nam.
Ngoài 31 triệu liều vắc xin của Pfizer/BioNTech đã ký kết, 38,9 triệu liều vắc xin Astrazeneca qua nguồn COVAX đang dần được chuyển về Việt Nam. Bộ Y tế cũng đăng ký với COVAX để mua thêm vắc xin theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí.
Tháng 11/2020, nước ta cũng đàm phán và ký kết với Astrazeneca thêm khoảng 30 triệu liều.
Chiều 2/6, phía Nga đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vắc xin Sputnik V trong năm 2021. Ngày 4/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long làm việc trực tuyến với công ty Johnson & Johnson, đề nghị hãng này có kế hoạch cung ứng vắc xin Covid-19 cho Việt Nam.
Nguyễn Liên
Hàng trăm triệu liều vắc xin của Nga đã được xuất khẩu sang các nước hoặc sản xuất để cung cấp tại chỗ ở Trung Quốc, Ấn Độ.
" alt=""/>Đề nghị phê duyệt khẩn cấp vắc xin Covid22 cá nhân tố giác Công ty CP King Home Land có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tổng số tiền hàng chục tỷ đồng thông qua việc ký kết hợp đồng thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) tại các "dự án" do công ty này làm chủ đầu tư ở quận 9, quận 12, TP.HCM và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Từ nội dung tố giác tội phạm nói trên, Công an TP.HCM đã tiến hành xác minh. Kết quả cho thấy, Công ty CP King Home Land và ông Đặng Tiến Trường – Giám đốc công ty, đã lừa bán dự án “ma” cho nhiều người, thu lợi hàng chục tỷ đồng.
Cụ thể, sau khi nhận uỷ quyền của các cá nhân đứng tên các thửa đất tại quận 9, quận 12, TP.HCM và huyện Long Thành, Đồng Nai, ông Đặng Tiến Trường đã không thực hiện thủ tục phân lô, tách thửa mà tự vẽ ra các dự án bất động sản phân lô bán nền không có thật, đặt tên là King Home 1, King Home 2, King Home 4 và King City.
Để tìm kiếm khách mua, giám đốc 9X này chỉ đạo nhân viên Công ty CP King Home Land đi phát tờ rơi, liên hệ qua điện thoại cho nhiều người để quảng cáo, rao bán các nền đất tại các dự án không có thật. Sau đó, công ty đã ký các hợp đồng thoả thuận chuyển nhượng QSDĐ với 22 cá nhân nói trên nhằm chiếm đoạt tổng số tiền khoảng 21,7 tỷ đồng.
Quá thời hạn theo thoả thuận chuyển nhượng QSDĐ cho những người này, Đặng Tiến Trường không bàn giao đất, giấy chứng nhận QSDĐ nên họ yêu cầu giải quyết. Một số người được Trường ký thanh lý hợp đồng, trả lại một phần tiền khoảng 2,4 tỷ đồng. Với những người còn lại, giám đốc này không trả lại tiền và tìm cách lẩn tránh.
![]() |
Nhiều người mua phải dự án "ma" của Công ty CP King Home Land bức xúc căng băng rôn trước trụ sở Công an quận Gò Vấp vào cuối năm 2019. |
Quá trình điều tra, Công an TP.HCM còn xác định Đặng Tiến Trường còn bán cùng một nền đất cho nhiều cá nhân tại các dự án “ma”. Đơn cử như nền đất 02 tại “dự án” King Home 1, ngày 23/10/2018 Trường bán cho ông T.V.C và đã nhận thanh toán 1 tỷ đồng. Hơn 1 tuần sau, Trường tiếp tục bán nền đất này cho ông B.V.P để thu về 2,3 tỷ đồng.
Sau đó, ông C. và ông P. đều được Giám đốc Công ty CP King Home Land ký thanh lý hợp đồng nhưng ông C. được trả lại 950 triệu đồng, còn ông P. chỉ đòi lại được 150 triệu đồng.
Tại “dự án” King Home 2, nền đất ký hiệu A2 với diện tích 52m2 được Đặng Tiến Trường bán lần lượt cho 3 người. Ngày 14/7/2019 Trường bán cho ông Đ.V.H và nhận thanh toán 765 triệu đồng. Tuy nhiên, trước đó 3 tháng, ngày 22/4/2019 Trường đã bán nền đất này cho ông N.T.T để nhận 975,5 triệu đồng.
Chưa hết, vài ngày trước khi bán cho ông N.T.T, Trường bán nền đất này cho ông U.T.S và nhận hơn 1 tỷ đồng. Tổng số tiền 3 khách hàng thanh toán để mua một nền đất A2 tại dự án “ma” King Home 2 là hơn 2,8 tỷ đồng.
Nhận thấy vụ việc có dấu hiệu “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, ngày 14/5/2020 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án để tiếp tục điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm xử lý theo quy định của pháp luật đối với Đặng Tiến Trường và các cá nhân liên quan.
Như VietNamNet đã đưa tin, ngày 21/12/2019 hàng chục khách hàng trót mua đất nền tại các dự án “ma” của Công ty CP King Home Land đã kéo đến trụ sở Công an quận Gò Vấp để căng băng rôn, đề nghị xử lý ông Đặng Tiến Trường.
Họ là những người đã mua các nền đất tại các “dự án” như King Home 2, King Home 4 và King City do ông Đặng Tiến Trường tự vẽ ra từ tháng 10/2018 đến tháng 8/2019. Lãnh đạo Công an quận Gò Vấp khi đó cho biết, đã nhận được phản ánh của người dân về việc Công ty CP King Home Land lừa đảo bán dự án không có thật và đang xác minh làm rõ.
Riêng cá nhân ông Đặng Tiến Trường khi đó đang bị Công an quận Gò Vấp điều tra về hành vi “lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” trong một vụ án khác.
- Bức xúc trước việc Công ty King Home Land vẽ hàng loạt dự án “ma” lừa đảo, ngày 21/12/2019, hàng chục khách hàng đã tụ tập trước trụ sở Công an Quận Gò Vấp đề nghị xử lý ông Đặng Tiến Trường, Tổng Giám đốc công ty này.
" alt=""/>Giám đốc 9X và chiêu thức lừa bán dự án “ma”, một nền bán cho nhiều ngườiCQĐT đã thu giữ toàn bộ số sách trên, đồng thời khám xét khẩn cấp 54 địa điểm, kho hàng của các đối tượng, thu giữ hơn 3 triệu quyển sách giáo khoa các loại; thu giữ các loại bìa, ruột sách chưa đóng quyển và một số vật chứng, tài liệu khác.
Quá trình điều tra mở rộng vụ án, CQĐT còn làm rõ, trong năm 2020, Công ty Phú Hưng Phát bị Đội quản lý thị trường (QLTT) số 17, Cục QLTT Hà Nội kiểm tra, thu giữ số lượng lớn sách giáo khoa của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Cao Thị Minh Thuận đã tác động đến một số cán bộ quản lý thị trường để xử lý hành chính đối với vụ việc.
Kết quả điều tra cho thấy, sáng ngày 8/7/2020, ông Trần Hùng tiếp nhận nguồn tin từ ông Nguyễn Đăng Quang (Trợ lý TGĐ Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) đề nghị kiểm tra đột xuất tại kho sách của một tư nhân ở quận Hoàng Mai, Hà Nội vì cho rằng có thể có nhiều sách giả ở đây.
Ông Trần Hùng đã cùng ông Quang trực tiếp đi xác minh ban đầu, sau đó ông Hùng chỉ đạo Cục QLTT Hà Nội phối hợp xác minh, thẩm tra.
Kết quả kiểm tra phát hiện, thu giữ 27.360 quyển sách giáo khoa ghi “Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam” không có hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc. Đội QLTT số 17 đã lập biên bản, tạm giữ số sách trên để tiếp tục xác minh, làm rõ.
Ngày 10/7/2020, ông Trần Hùng có văn bản chỉ đạo làm rõ thủ đoạn mua, bán sách giả của Cao Thị Minh Thuận. Chiều cùng ngày, Thuận nhắn tin, điện thoại cho ông Trần Hùng với mục đích nhờ giúp đỡ, chỉ đạo để xử lý nhẹ đối với vụ việc liên quan đến Công ty Phú Hưng Phát. Ông Trần Hùng đồng ý “tha” với yêu cầu bị can Thuận phải chỉ ra một số cơ sở in lậu.
Về phần mình, do lo sợ bị xử lý hình sự, Thuận bàn bạc, trao đổi với Nguyễn Mạnh Hà (Phó Giám đốc Công ty CP In Hà Nội) về việc đến gặp Nguyễn Duy Hải (người thường xuyên cung cấp các thông tin vi phạm của các cơ sở in sách cho ông Hùng) nhờ Hải nói ông Trần Hùng xin xử lý nhẹ đối với vụ việc.
Cáo buộc cho rằng, quá trình Đội QLTT số 17, Cục QLTT Hà Nội giải quyết vụ việc vi phạm xảy ra tại Công ty Phú Hưng Phát do Thuận làm giám đốc, lợi dụng chức vụ là Tổ trưởng Tổ công tác 304, Tổng cục QLTT, ông Trần Hùng đã nhận 300 triệu đồng của bị can Thuận thông qua Nguyễn Duy Hải.
Ông Trần Hùng đã tiếp nhận yêu cầu của Thuận, hướng dẫn bị can này thay đổi lời trình bày về nguồn gốc số sách thu giữ, làm sai lệch bản chất sự việc, đồng thời chỉ đạo việc tạo điều kiện cho Thuận theo hướng xử lý hành chính đối với vụ việc.
" alt=""/>Truy tố ông Trần Hùng và 35 bị can liên quan vụ sách giáo khoa giả