Tại khung giờ đấu giá đầu tiên 13h30-14h30, BKS của Hà Nội 30K-528.88 (Hà Nội) đạt mức đấu giá thành công cao nhất là 615 triệu. Còn lại, đa số các biển số chỉ có giá 40-50 triệu.
Còn ở khung giờ thứ hai 15-16h, không khí trở nên nóng bỏng hơn khi nhiều biển số được người tham gia đấu mạnh tay. Trong đó, một biển số tam hoa khác của Hà Nội là 30K-529.99 đạt mức 765 triệu đồng. Đây cũng là biển số có giá đấu thành công cao nhất trong buổi chiều 21/10.
Một số biển số đẹp khác cũng được đấu với giá khá cao trong buổi chiều ngày hôm nay, ví dụ như 43A-793.79 (Đà Nẵng) có giá 435 triệu; 51K-838.86 (TP. HCM) có giá 310 triệu; 30K-577.89 (Hà Nội) có giá 290 triệu;... Tổng cộng, cả buổi chiều 77/193 biển số được đấu gía thành công, chiếm tỷ lệ gần 40%.
Tính cả ngày hôm nay 21/10, "siêu biển" 51K-888.88 của TP. HCM đạt mức đấu giá cao nhất lên tới 15,265 tỷ đồng. Đáng chú ý, đây chính là biển số từng được đấu giá thành công với số tiền hơn 32 tỷ đồng tại phiên đầu tiên 15/9, nhưng đã được đấu giá lại do người trúng bỏ cọc.
Ngày 24/10 tới đây, VPA sẽ tiếp tục tổ chức đấu giá đối với 200 biển số xe ô tô. Trong đó có nhiều biển dạng tứ quý, tam hoa xuất hiện rất đáng chú ý như: 47A-599.99 (Đắk Lắk); 51K-822.22, 51K-828.88 (TP. HCM); 92A-355.55 (Quảng Nam); 75A-333.35 (Thừa Thiên Huế); 95C-077.77 (Hậu Giang); 99A-677.77 (Bắc Ninh); 63A-255.55 (Tiền Giang); 30K-549.99 (Hà Nội);...
Để có thể tham gia các phiên đấu giá, người dân cần đặt tiền trước 40 triệu đồng và nộp tiền hồ sơ 100 nghìn đồng trước thời điểm tổ chức đấu giá tối thiểu 3 ngày. Địa điểm đấu giá vẫn là trang web của Công ty Đấu giá đợp danh Việt Nam (VPA), thời lượng đấu giá mỗi phiên là 60 phút mỗi biển.
Trong 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả trúng đấu giá, Bộ Công an ban hành văn bản phê duyệt kết quả trúng đấu giá biển số ô tô của người tham gia. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có thông báo kết quả đấu giá, người trúng đấu giá phải nộp toàn bộ tiền trúng đấu giá sau khi đã trừ số tiền đặt trước vào tài khoản chuyên thu của Bộ Công an.
Hoàng Hiệp
Bạn có bình luận thế nào về những biển số đẹp nói trên? Hãy để lại ý kiến bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Lý Trực Sơn sớm phát lộ khả năng hội họa từ năm 12 tuổi. Ở tuổi 14, ông đã hoàn thiện kỹ năng hội họa hàn lâm và sớm giao du với những danh họa như Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái. Ông thành lập nhóm Sơn Ta và được nhiều đồng nghiệp công nhận là họa sĩ đứng đầu của nghệ thuật sơn mài đương thời.
“Người ta nói rằng tôi vẽ rất tự do nhưng tôi làm việc trong kỷ luật thép. Mỗi bức đều được vẽ với sự kính cẩn, thậm chí vẽ lại nhiều lần, cả trên chính nó. Để tạo được hiệu quả nghệ thuật như mong muốn, tôi đã vô cùng nỗ lực...”, Lý Trực Sơn chia sẻ.
Triệu Khắc Tiến – Tiến sĩ chuyên ngành nghệ thuật sơn mài duy nhất tại Việt Nam bày tỏ: "Tôi đã được tiếp xúc với nghệ thuật sơn mài Nhật Bản, chứng kiến một hệ thống sơn mài được trình bày bài bản về mặt kỹ thuật, cách người Nhật bảo tồn, phát triển học thuật trên lĩnh vực này qua các thời kỳ lịch sử. Tôi mong muốn chuẩn hóa các kỹ thuật sơn ta, nhằm tăng độ bền và mở rộng biên độ chất liệu”.
Hoạ sĩ trẻ sinh năm 1989 Vũ Văn Tịch cho biết đã kiên trì, học hỏi, phát triển, mở rộng biên độ chất liệu trên sơn mài, đưa các thấu cảm cá nhân vào sáng tác. Đến nay, Vũ Văn Tịch có hơn 10 năm theo đuổi chất liệu sơn mài nhưng đã hoàn toàn làm chủ chất liệu.
“Tôi không có cách nào khác là kiên trì. Sự kiên trì nuôi giữ cảm xúc của tôi trong quá trình làm việc. Tôi chọn sống xa trung tâm cũng vì muốn được tập trung vào tranh của mình.
Một con đường dài bắt đầu từ những bước đi nhỏ. Những năm qua, tôi mới chỉ bắt đầu từ những gì đơn giản nhất, những thứ diễn ra xung quanh gây cho tôi xúc cảm. Tôi mong muốn phát triển cùng sơn mài", hoạ sĩ Vũ Văn Tịch bày tỏ.
Triển lãm cũng trưng bày 2 bức tranh tĩnh vật của họa sĩ Nguyễn Thị Quế. Hai bức tranh từng được trưng bày ở Triển lãm sơn mài quốc tế Fuzhou International Lacquer Art Biennale (Trung Quốc).
Nguyễn Thị Quế vẽ theo lối sơn mài truyền thống. Thay vì các họa sĩ hiện đại vẽ trực tiếp lên mặt vóc và ứng tác với sơn mài, Nguyễn Thị Quế nghiên cứu trên phác thảo chì. Họa sĩ phác thảo nhiều lần rồi mới chuyển thành tranh. Sự nghiên cứu kỹ lưỡng cho phép tranh đạt được độ hoàn thiện cao, không làm giảm sự phóng khoáng của đường nét.
Không chỉ trưng bày các tác phẩm sơn mài tiêu biểu, The Muse Artspace còn tổ chức hoạt động tìm hiểu, chia sẻ về nghệ thuật sơn mài qua các buổi art tour dưới sự hướng dẫn của giám tuyển Vân Vi và nhà nghiên cứu nghệ thuật Trần Thu Huyền.
Triển lãm kéo dài đến hết ngày 8/8/2023.
Đại tá Phạm Văn Phi, Giám đốc Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cho biết, hệ thống trưng bày bao gồm 8 chủ đề chính:Quê hương - Cách mạng miền Trung; Việt Bắc; Xây dựng Quân đội; Xây dựng hòa bình ở miền Bắc; Cách mạng miền Nam; Ngày 6/7(ngày Đại tướng Nguyễn Chí Thanh qua đời - PV); Tấm lòng những người ở lại; Gia đình - Hành trình tiếp nối.Bên cạnh đó, còn có các tiểu đề về Bình Trị Thiên khói lửa, nông nghiệp, đối ngoại, văn hóa văn nghệ, thể thao, "ông tướng du kích"...
Hệ thống trưng bày có 105 hiện vật, 90 tài liệu, 214 hình ảnh và trên 100 đầu sách do Đại tướng viết cùng các tác phẩm của nhiều tác giả; hệ thống phim tài liệu về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Cũng theo Đại tá Phạm Văn Phi, Bảo tàng đang lưu giữ hơn 300 bức ảnh, 220 hiện vật, hơn 150 tài liệu giấy, 23 pho tượng đồng gắn với những dấu mốc quan trọng trong quá trình hoạt động cách mạng của Đại tướng.
Bảo tàng cũng phục dựng hai không gian là phòng làm việc trước đây của Đại tướng ở căn nhà 34 Lý Nam Đế và lán làm việc tại Trung ương Cục miền Nam.
Đặc biệt, tại bảo tàng còn có nhiều hiện vật mới lần đầu tiên được công bố, điển hình như công văn của các nước gửi cho Đại tướng.
"Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trưng bày rất nhiều hiện vật liên quan đến lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đặc biệt trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Đây là những bài học quý báu để thế hệ trẻ hôm nay có thể vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại mới", Giám đốc Bảo tàng nhấn mạnh.
Sau khi có quyết định thành lập, trong năm 2021, gia đình đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã tổ chức thi công tòa nhà và mời các chuyên gia lĩnh vực bảo tàng, lịch sử, mỹ thuật tư vấn lập không gian trưng bày, bổ sung tư liệu, hiện vật.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được xây phỏng theo kiến trúc ngôi nhà số 34 Lý Nam Đế (Hà Nội), nơi ông và gia đình đã ở trong giai đoạn 1955 đến 1986. Căn nhà có 3 tầng nổi và 1 tầng hầm.
Dự kiến, bảo tàng sẽ mở cửa đón khách vào ngày 6/7 nhân dịp tưởng niệm 56 năm ngày Đại tướng từ trần. Tới ngày 1/1/2024, lễ khánh thành sẽ được tổ chức chính thức nhân dịp 110 năm ngày sinh Đại tướng.