Mới đây, Tập đoàn FPT ký kết các thỏa thuận hợp tác với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II), nhằm mục tiêu hỗ trợ FPT thiết lập kế hoạch đạt Net Zero vào năm 2040. FPT là công ty công nghệ đầu tiên của Việt Nam tham gia hợp tác với Chương trình V-LEEP II.
Theo nội dung thỏa thuận, trong giai đoạn tháng 4/2024 đến tháng 4/2025, Chương trình USAID V-LEEP II sẽ hỗ trợ FPT thiết lập kế hoạch thực thi cam kết Net Zero. Cụ thể, đội ngũ chuyên gia của V-LEEP II sẽ cung cấp các kiến thức toàn diện cho FPT về chiến lược Net Zero, phát triển năng lượng tái tạo, bao gồm: Cơ chế mua bán điện trực tiếp; Chứng chỉ năng lượng tái tạo; Hệ thống lưu trữ năng lượng bằng pin; Điện mặt trời mái nhà tự dùng, và các chủ đề liên quan khác. Đồng thời, V-LEEP II cũng sẽ thiết kế các chương trình đào tạo nâng cao năng lực theo từng nhóm chủ đề, tư vấn xây dựng lộ trình hợp tác, đào tạo nhân lực, giúp FPT lên kế hoạch triển khai dự án giảm phát thải khí nhà kính, đạt mức carbon trung tính trong quá trình vận hành và phát triển của doanh nghiệp.
Thông qua các thỏa thuận hợp tác này, USAID V-LEEP II cũng sẽ hỗ trợ kết nối FPT với các tổ chức có kinh nghiệm chuyên sâu về năng lượng tái tạo để học hỏi kinh nghiệm, từ đó thúc đẩy phát triển và sử dụng năng lượng sạch trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại buổi ký kết, ông Nguyễn Thế Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT cho biết: “Thỏa thuận hợp tác với USAID thể hiện cam kết của FPT tiên phong ở Việt Nam trong các hoạt động nhằm giảm tác động phát thải khí nhà kính, đạt Net Zero vào năm 2040 và có ảnh hưởng tích cực tới môi trường sống, làm việc và học tập của hơn một triệu người lao động đến năm 2035. Với chúng tôi, USAID tạo thêm sức mạnh để FPT phát huy giá trị cốt lõi tiếp tục thực hiện sứ mệnh Tập đoàn toàn cầu trường tồn và hạnh phúc”.
Ông Bradley Bessire, Phó Giám đốc Quốc Gia USAID Việt Nam phát biểu: “USAID rất tin tưởng vào hợp tác lần này với FPT để cùng nhau hướng tới một tương lai bền vững hơn. Tôi cũng kỳ vọng, các định hướng và cam kết của FPT trong phát triển xanh sẽ có những tác động tích cực đến với thế hệ trẻ và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam".
Định hướng và những ưu tiên bền vững 3 trụ cột môi trường, xã hội và quản trị (ESG), được xem là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của FPT và phản ánh vai trò, trách nhiệm của Tập đoàn với các bên liên quan trọng yếu.
FPT đã và đang triển khai nhiều hoạt động vì môi trường xanh thiết thực, ý nghĩa nhằm hướng tới mục tiêu chuyển đổi xanh và giảm 15,8% tổng lượng khí thải nhà kính vào năm 2030. Tập đoàn đã và đang áp dụng nhiều biện pháp để giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính. Trong việc đầu tư xây dựng văn phòng làm việc, cơ sở đào tạo, Tập đoàn luôn ứng dụng công nghệ mới, chất liệu thân thiện và tận dụng tối đa các nguồn năng lượng tự nhiên để giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường cũng như tiêu thụ năng lượng và xả thải. Đơn cử như Toà nhà Đại học FPT đã nhiều năm giành giải Nhất kiến trúc xanh Việt Nam, Festival kiến trúc xanh thế giới...
Dựa trên thế mạnh công nghệ, FPT đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số nội bộ, tối ưu hóa vận hành, hướng đến mô hình doanh nghiệp không giấy tờ, từ đó gián tiếp giảm thiểu các tác động đến môi trường. Hầu hết các hoạt động quản trị, vận hành của FPT đã được số hóa như giao việc và đánh giá kết quả online, ký hợp đồng số, hóa đơn điện tử, quản lý mua sắm online, quản lý thanh toán online... Số hợp đồng giao dịch điện tử của FPT trong năm 2023 đạt trên 100.000 hợp đồng, chiếm khoảng 39% tổng các hợp đồng ký kết và tăng khoảng 6,6% so với năm 2022.
Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng triển khai nhiều chương trình thúc đẩy phong cách sống xanh như hỗ trợ nhân viên các mã giảm giá mua xe điện, thu gom pin sau sử dụng hay sử dụng đồ dùng bằng vật liệu có thể tái chế, an toàn với môi trường.
Đặc biệt, FPT đang tư vấn và cung cấp các giải pháp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, giúp các tổ chức, doanh nghiệp số hoá, "xanh hoá". Trong mảng chuyển đổi xanh, tập đoàn đã phát triển giải pháp toàn diện như dịch vụ tư vấn lộ trình triển khai ESG, giải pháp kiểm kê khí nhà kính VertZéro giúp các doanh nghiệp tự động hóa, số hóa toàn bộ quy trình thu thập dữ liệu, tính toán, quản lý, tạo báo cáo khí thải và theo dõi tiến trình thực hiện cam kết, đảm bảo các quy chuẩn quốc tế…
" alt=""/>USAID Việt Nam: “Cam kết “xanh” của FPT sẽ tác động đến doanh nghiệp Việt Nam”TT
Tên ngành đào tạo
Mã
Điểm trúng tuyển
Ghi chú
ĐTB Học bạ
Điểm ĐGNL ĐHQG
1
Y khoa
7720101
8.5
850
2
Y học dự phòng
7720110
6.5
600
3
Dược học
7720201
8
600
4
Điều dưỡng
7720301
6.5
600
5
Công nghệ sinh học
7420201
6
600
6
Công nghệ kỹ thuật Hóa học
7510401
6
600
7
Công nghệ thực phẩm
7540101
6
600
8
Quản lý tài nguyên và môi trường
7850101
6
600
9
Kỹ thuật xây dựng
7580201
6
600
10
Kỹ thuật điện, điện tử
7510301
6
600
11
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
7510203
6
600
12
Công nghệ kỹ thuật Ô tô
7510205
6
600
13
Công nghệ thông tin
7480201
6
600
14
Kế toán
7340301
6
600
15
Tài chính – ngân hàng
7340201
6
600
16
Quản trị kinh doanh
7340101
6
600
17
Quản trị khách sạn
7810201
6
600
18
Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
7810202
6
600
19
Ngôn ngữ Anh
7220201
6
600
20
Việt Nam học
7310630
6
600
21
Ngôn ngữ Trung Quốc
7220204
6
600
22
Thiết kế đồ họa
7210403
6
600
23
Quản trị Nhân lực
7340404
6
600
24
Luật Kinh tế
7380107
6
600
25
Kiến trúc
7580101
6
600
26
Thanh Nhạc
7210205
6
600
27
Piano
7210208
6
600
28
Thiết kế Nội thất
7580108
6
600
29
Đạo diễn điện ảnh - Truyền hình
7210235
6
600
30
Kỹ thuật hệ thống Công nghiệp
7520118
6
600
31
Kỹ thuật Y sinh
7520212
6
600
32
Vật lý y khoa
7520403
6
600
33
Đông Phương học
7310608
6
600
34
Kỹ thuật xét nghiệm y học
7720601
6.5
600
35
Quan hệ công chúng
7320108
6
600
36
Tâm lý học
7310401
6
600
37
Logistic và quản lý chuỗi cung ứng
7510605
6
600
38
Thương mại điện tử
7340122
6
600
39
Marketing
7340115
6
600
40
Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam
7220101
6
600
41
Du lịch
7810103
6
600
42
Truyền thông đa phương tiện
7320104
6
600
43
Diễn viên kịch, điện ảnh-truyền hình
7210234
6
600
44
Quay phim
7210236
6
600
Thí sinh nhập học từ 8 đến 15/7 và nộp thủ tục nộp theo địa chỉ của trường. Kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức đợt 1 có phân bố điểm có dạng chuẩn với điểm trung bình là 674 điểm. Bài thi cao điểm nhất đạt 1078 điểm/thang điểm 1200.
Lê Huyền
- Trường ĐH Nha Trang công bố điểm chuẩn theo hình thức xét tuyển riêng và theo kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.
" alt=""/>Trường ĐH Nguyễn Tất Thành công bố điểm chuẩn trúng tuyển