UBND TP.HCM giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng xử lý sự cố cây xanh trong khuôn viên Trường THCS Trần Văn ơn bị ngã đổ theo quy định.
UBND TP.HCM cũng yêu cầu nhanh chóng xác định nguyên nhân sự cố và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan, báo cáo trước ngày 15/4.
Đối với hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn TP.HCM, Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức chỉ đạo các đơn vị kiểm tra, rà soát toàn diện về tình hình sinh trưởng, phát triển và khả năng đảm bảo an toàn của cây xanh (rễ, thân, cành, tán lá) để có biện pháp xử lý, phù hợp với những trường hợp cây có nguy cơ gãy, đổ gây mất an toàn.
Đối với các cây xanh cỏ kích thước lớn, cây cổ thụ nằm trong khuôn viên trụ sở của các công sở, trường học thuộc trách nhiệm quản lý của các cơ quan, đơn vị, thành phố yêu cầu tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật chi tiết về trồng, chăm sóc và cắt tỉa cây xanh.
Đồng thời, cơ quan này cũng yêu cầu đơn vị quản lý thường xuyên kiểm tra, chăm sóc định kỳ và có trách nhiệm thực hiện kịp thời các biện pháp xử lý cây xanh phù hợp để đảm bảo an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, thiệt hại về người và tài sàn, nhất là khi mùa mưa bão sắp đến.
Giao Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công viên Cây xanh cắt cử nhân sự, phương tiện để hỗ trợ UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức và các cơ quan, đơn vị có nhu cầu tham vấn ý kiến trong việc kiểm tra đảm bảo an toàn cây xanh.
Hai Sở nói gì về vụ cây đổ ở Trường THCS Trần Văn Sơn
Trong cuộc họp báo cung cấp thông tin về tình hình kinh tế xã hội và phòng chống dịch chiều nay (6/4), liên quan đến việc cây đổ Trường THCS Trần Văn Ơn, báo chí đã nêu vấn đề về việc rà soát kiểm tra, bảo dưỡng cây xanh của thành phố.
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay, ngay từ đầu năm học, ngành giáo dục đã có văn bản chỉ đạo về chủ động phòng, chống thiên tai, đảm bảo an toàn cho người và cơ sở giáo dục.
Trong đó, ngành giáo dục đề nghị các đơn vị: “Tăng cường quản lý cây xanh trong khuôn viên nhà trường; phối hợp với các đơn vị chức năng để chăm sóc, cắt tỉa; đốn hạ kịp thời cây xanh có nguy cơ gãy đỗ gây nguy hiểm cho người và công trình; đảm bảo mỹ quan môi trường sư phạm.
Đơn vị này cũng đề nghị tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 64 về quản lý cây xanh đô thị, đặc biệt thực hiện đúng nội dung: Trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.
Phối hợp, kiểm tra cây xanh và xây dựng kế hoạch cụ thể, dự toán kinh phí bảo dưỡng cây xanh trong khuôn viên nhà trường từ nguồn ngân sách nhà nước.
Về phía Sở Xây dựng, ông Vũ Khắc Điệp, Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng TP.HCM, cho biết, định kỳ trước mùa mưa hằng năm, Sở Xây dựng đều có các văn bản hướng dẫn các đơn vị triển khai các nội dung về phòng tránh, ứng phó và khắc phục sự cố ngã đổ cây xanh trong mùa mưa bão.
Từ năm 2022, Sở Xây dựng đã ban hành kế hoạch về khảo sát công tác quản lý, chăm sóc cây xanh trong các trường học trên địa bàn thành phố. Sở Xây dựng, trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật và Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh đã hỗ trợ kiểm tra 21 trường học và 432 cá thể cây xanh trên địa bàn các quận 1, 3, 4, 5, 10 và Bình Thạnh và đã có công văn gửi các đơn vị một số giải pháp, lưu ý để đảm bảo an toàn cây xanh trong cơ quan, công sở, trường học.
Song song đó, nhằm tăng cường kiểm tra, thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn đối với hệ thống cây xanh, hạn chế rủi ro về ngã đổ cây xanh. Mới đây nhất, ngày 3/4, Sở cũng có công văn trong đó đề nghị các đơn vị rà soát, kiểm tra tình trạng sinh trưởng, phát triển của toàn bộ các cây xanh đang được giao quản lý.
Đối với cây xanh nằm trong khuôn viên của các cơ quan, công sở, trường học, đề nghị UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức tuyên truyền, hướng dẫn, yêu cầu đơn vị thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn và kiểm tra về công tác quản lý, chăm sóc định kỳ, nhất là đối với các cây có kích thước lớn.
Trong trường hợp cần hỗ trợ, tham vấn ý kiến chuyên ngành đối với một số trường hợp đặc biệt, UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức, các cơ quan, trường học, bệnh viện có thể phối hợp cùng Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật (trực thuộc Sở Xây dựng) và Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh để được hỗ trợ, tham vấn thực hiện.
Điều đó đã khiến Dương của 8 năm sau do Huyền Lizzie đóng cảm thấy căng thẳng. Theo cô, Dương của 8 năm sau là vai diễn rất khó. Dương không còn chút nào ngây thơ, trong sáng của 8 năm trước, tâm lý phức tạp, nội tâm nhiều uẩn khúc, bất cần đời, không thiết tha với điều gì, suy nghĩ vô cùng tiêu cực… Nữ diễn viên thấy may mắn khi được đảm nhận vai diễn này, sự khó của nhân vật đặc biệt kích thích cô, khiến Huyền Lizzie hào hứng và phải cố gắng gấp nhiều lần để tạo nên một màu sắc riêng biệt, đáng nhớ cho nhân vật.
Trước giờ lên sóng tập 16, Huyền Lizzie vừa mong đợi vai diễn của mình xuất hiện nhưng cũng rất run và hồi hộp. “Thực sự Hoàng Hà diễn rất hay, cá nhân Huyền đánh giá rất cao khả năng của bạn ấy. Bạn ấy diễn xuất rất tốt, chân thực, đài từ tốt, tự tin. Hơn nữa, tình yêu tuổi thanh xuân của Dương và Lâm quá tuyệt vời, khiến họ rất yêu Dương và Lâm của phần 1. Tuy nhiên, đó cũng lại là áp lực khi Huyền đảm nhận vai Dương của 8 năm sau.
Trước giờ lên sóng phần 2, thực sự tâm lý của Huyền hơi bất ổn, hoang mang một chút, thậm chí là hơi mất tự tin, run nữa. Huyền không biết là mình đã làm tốt chưa, có tiếp nối được sự thành công của phần 1 hay không. Huyền vô cùng căng thẳng và áp lực với vai diễn lần này”, Huyền Lizzie chia sẻ.
“Chắc chắn khi phim lên sóng sẽ có những phản ứng trái chiều, những so sánh, khen chê. Huyền tin là sẽ có những khán giả yêu mến mình ngay khi gặp gỡ nhưng cũng sẽ có nhiều khán giả cần có thời gian để quen và chấp nhận Dương của sau này.
Cho dù khán giả yêu thương đón nhận hay chưa quen thì Huyền cũng xin được tiếp thu tất cả những lời khen chê nếu có. Lúc này, Huyền chỉ biết cố gắng nhiều lần để cùng Dương đi những chặng đường trong cuộc sống một cách đáng nhớ nhất, mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả nhất”, nữ diễn viên nói.
Thu Nhi