![]() |
AMD Radeon RX 5700 được xây dựng trên kiến trúc chơi game AMD RDNA hoàn toàn mới và tiến trình xử lý 7nm, các card đồ họa mới mang đến độ trung thực cho hình ảnh, hiệu năng nhanh và các tính năng mới để cung cấp sức mạnh cho các tựa game AAA và eSports mới nhất.
Với tối đa 12 lõi và 24 luồng, bộ xử lý máy tính để bàn AMD Ryzen thế hệ thứ 3 cung cấp bộ xử lý 7nm hiệu suất cao đầu tiên cho máy tính để bàn. Dựa trên di sản của kiến trúc Zen hiệu suất cao, kiến trúc Zen 2 mới tích hợp các cải tiến mang đến sự nâng cấp đáng kể IPC, ước tính khoảng 15% giúp chơi game và tạo nội dung nhanh hơn.
Các bộ xử lý máy tính để bàn Ryzen thế hệ thứ 3, bao gồm cả dòng Ryzen 3000 Series mới tích hợp đồ họa Radeon, đã có mặt trên toàn cầu tại các nhà bán lẻ.
AMD Radeon RX 5700 series, cho trải nghiệm chơi game ở độ phân giải 1440p
Các card đồ họa dòng AMD Radeon RX 5700 khai thác kiến trúc chơi game RDNA. Kiến trúc RDNA mới hỗ trợ bộ nhớ GDDR6 tốc độ cao, hỗ trợ PCIe 4.0 và cung cấp hiệu suất trên mỗi xung nhịp cao hơn tới 1,25 lần và trên mỗi chỉ số công suất là cao hơn 1,5 lần so với kiến trúc Graphic Core Next (GCN) trước đây của AMD, cho phép trải nghiệm chơi game siêu thực, siêu nhạy và tốc độ cao.
" alt=""/>AMD ra mắt Việt Nam bộ xử lý máy tính để bàn Ryzen và card đồ hoạ Radeon RX 5700Ngày 6/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành một sắc lệnh hành pháp yêu cầu các công ty Mỹ ngừng kinh doanh với các ứng dụng phổ biến của Trung Quốc như TikTok hay WeChat. Quyết định của ông Trump xảy ra chỉ vài ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi các cửa hàng ứng dụng, vốn bị thống trị bởi Apple và Google, xóa những ứng dụng "không đáng tin cậy" của Trung Quốc.
Hiện tại, cả Apple và Google đều chưa lên tiếng bình luận về việc họ có thực hiện yêu cầu của chính quyền Tổng thống Trump hay không. Trước Tổng thống Trump, Mỹ chưa từng cấm các ứng dụng của nước ngoài nhưng không đồng nghĩa các doanh nghiệp Mỹ chưa từng làm điều đó. Cả 2 công ty này đều đã gỡ bỏ nhiều ứng dụng theo yêu cầu của các chính phủ nước ngoài.
Từ tháng 7/2018 đến tháng 6/2019, Apple đã xóa 851 ứng dụng khỏi nền tảng của mình ở một số khu vực nhất định sau yêu cầu pháp lý từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Nga, Na Uy hay Ả rập Xê út. Khi Ấn Độ cấm TikTok và WeChat cùng hàng loạt các ứng dụng khác của Trung Quốc, chúng đồng loạt bị xóa khỏi App Store và Play Store ở quốc gia này chỉ trong vòng vài giờ.
Năm 2017, CEO Tim Cook đã xóa nhiều ứng dụng theo yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc và nói rằng: "Chúng tôi không muốn xóa các ứng dụng nhưng như chúng tôi đã làm ở các quốc gia khác, chúng tôi tuân thủ luật pháp ở bất cứ nơi đâu chúng tôi kinh doanh".
Nếu các ứng dụng bị xóa, đại đa số người Mỹ sẽ không thể tải TikTok - ứng dụng phổ biến thứ 2 trên kho ứng dụng của Apple, hay WeChat, ứng dụng vốn được người Mỹ gốc Hoa sử dụng để liên lạc với gia đình hoặc bạn bè.
Trên thực tế, Trung Quốc mới là quốc gia yêu cầu Apple gỡ bỏ nhiều ứng dụng nhất. Theo Táo khuyết, Trung Quốc chiếm 3/4 tổng số yêu cầu gỡ trên App Store kể từ tháng 7/2018 đến tháng 6/2019 và chiếm tới 85% số ứng dụng bị Apple gỡ bỏ. Theo Apple, phần lớn các yêu cầu liên quan đến nội dung khiêu dâm, cờ bạc và các hoạt động bất hợp pháp. Trong khi đó, Play Store không khả dụng ở Trung Quốc.
Trong khoảng thời gian trên, 15 quốc gia đã yêu cầu Apple xóa 1.311 ứng dụng. Cuối cùng, Apple xóa 851 ứng dụng ở nhiều quốc gia khác nhau. 97 ứng dụng khác bị xóa trong nửa đầu năm 2019 khi các chính phủ thông báo với Apple rằng chúng vi phạm nguyên tác của chính Táo khuyết.
Tuy nhiên, không phải lúc nào Apple cũng gỡ bỏ các ứng dụng theo yêu cầu của nhà chức trách. Năm 2019, các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất đã yêu cầu Táo khuyết gỡ bỏ 275 ứng dụng vì "hoạt động bên ngoài các chính sách của chính phủ". Tuy nhiên, Apple đã chống lại các yêu cầu và không gỡ bỏ bất cứ ứng dụng nào.
Số liệu thống kê này của Apple được lấy từ tháng 7/2018-6/2019. Nó chưa bao gồm số ứng dụng bị gỡ khỏi Ấn Độ trong thời gian vừa qua.
(Theo Trí Thức Trẻ)
Sau Microsoft, đến lượt Twitter thảo luận về việc hợp nhất với TikTok.
" alt=""/>Apple và Google từng xóa TikTok, WeChat và nhiều ứng dụng khác ở các quốc gia