Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Tin học Việt Nam lần thứ VIII nhiệm kỳ 2017 - 2021 với chủ đề “Đoàn kết - Hợp tác - Phát triển” vừa được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17/2/2017. Trong giai đoạn phát triển mới, với phương châm “Đoàn kết - Hợp tác - Hội nhập và Phát triển”, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Hội Tin học Việt Nam xác định hội cần kiên quyết thực hiện và giải quyết dứt điểm các nhiệm vụ còn tồn tại và các góp ý được nhất trí cao tại Đại hội VIII, hoàn thiện công tác tổ chức và chuyên nghiệp hoá các hoạt động của Hội, xây dựng và hoàn thiện định hướng phát triển công tác, hoạt động Hội. Đồng thời, thúc đẩy và lôi cuốn sự tham gia hoạt động hội của các uỷ viên Ban chấp hành, các Uỷ viên Hội đồng Trung ương và khai thác các thế mạnh của toàn thể các hội viên, các thành viên Hội Tin học Việt Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII cũng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ của Hội Tin học Việt Nam trong 5 năm tới, đó là hoàn thiện cơ cấu tổ chức cơ bản của Hội Tin học Việt Nam căn cứ theo Điều lệ; Thúc đẩy công tác hội viên và bảo vệ quyền lợi hội viên theo các nhóm đối tượng hội viên như nghiên cứu-đào tạo, quản lý và đặc biệt là khối doanh nghiệp; Duy trì và phát triển khối liên minh giữa Hội Tin học Việt Nam và các Hội Tin học thành viên.
Đồng thời, tiếp tục vận động và hỗ trợ thành lập các Hội tin học các cấp, các đơn vị Hội viên tập thể; Nâng cao năng lực hoạt động và trình độ tổ chức; Tích cực thực hiện các hoạt động xã hội nghề nghiệp của Hội; Nhanh chóng chấn chỉnh đưa mô hình hoạt động KH&CN của Hội vào hoạt động với định hướng nhằm phát huy vai trò của Hội trong công tác đào tạo, thông tin, phổ biến kiến thức và nâng cao nhận thức xã hội về CNTT-TT, đồng thời thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và triển khai dịch vụ; Duy trì các quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức Việt kiều, các doanh nghiệp CNTT quốc tế, duy trì tổ chức kỳ thi lập trình quốc tế ACM/ICPC…và đẩy mạnh các liên kết, hợp tác quốc tế khác trên cơ sở không dàn trải hiệu quả và thiết thực.
![]() |
Bên cạnh đó, từ danh sách 36 đề cử, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã tiến hành bỏ phiếu bầu ra Ban chấp hành Hội Tin học Việt Nam nhiệm kỳ VIII (2017 - 2021) gồm 29 thành viên đại diện cả 3 lĩnh vực gồm khối Chuyên trách - Quản lý nhà nước, khối Nghiên cứu - Đào tạo, khối các doanh nghiệp CNTT&TT, đồng thời có đại diện của các Hội Tin học Trung ương và địa phương (Bắc - Trung - Nam).
" alt=""/>Sếp VNPT, Viettel, FPT làm Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam nhiệm kỳ mớiMột trong những thông tin rò rỉ mới nhất cho hay, Apple sẽ trang bị cả bộ phận quét mống mắt cho iPhone 8 để tăng thêm một lớp bảo mật cho điện thoại. Nhờ nhà phân tích lừng danh Ming-Chi Kuo thuộc công ty chứng khoán KGI, dư luận lại vừa biết được một thông tin mới về dung lượng pin của iPhone 8.
Như thực tế thường thấy với các smartphone, một thiết bị to lớn hơn thường đi kèm với một viên pin lớn hơn nhằm giúp chủ nhân sử dụng được dế cưng lâu hơn trước khi phải tái sạc nó. Tuy nhiên, theo ông Kuo, các kích thước vật lý của iPhone 8 sẽ vẫn bằng kích cỡ của iPhone 7, nhưng máy sẽ được trang bị viên pin có dung lượng "khủng" tương đương mẫu smartphone tiền nhiệm màn hình lớn hơn - iPhone 7 Plus.
Trong khi pin iPhone 7 chỉ đạt 1960 mAh, dung lượng của iPhone 8 được đồn sẽ tăng lên đến 2.700 mAh, tức là gần bằng dung lượng 2.900 mAh của pin iPhone 7 Plus.
Apple đã thực hiện bước cải tiến trên như thế nào? Câu trả lời có thể liên quan đến màn hình và bo mạch của máy. Theo các chuyên gia, mẫu iPhone sắp ra mắt dự kiến sẽ có màn hình trong khoảng 5,1 - 5,2 inch. Mặc dù nhỉnh hơn màn hình 4,7 inch hiện nay của iPhone 7, nhưng bản chất không mép viền của màn hình iPhone 8/X sẽ cho phép Apple đặt vừa màn hình lớn hơn vào điện thoại trong khi vẫn duy trì được tỉ lệ kích thước như smartphone tiền nhiệm.
Ngoài ra, ông Kuo cho biết, Apple sẽ sử dụng một loại bo mạch xếp chồng mới (PCB). Về cơ bản, hãng sẽ giảm kích cỡ nhiều thành phần bên trong máy để nhường chỗ cho viên pin dung lượng lớn hơn.
Một điều các tín đồ Táo khuyết vẫn mong chờ lâu nay là hãng sẽ trang bị cho iPhone loại màn hình mới - OLED. Do tấm nền OLED chỉ chiếu sáng cho các điểm ảnh đang dùng (các vùng trên màn hình không phải màu đen), chúng thường tiêu hao ít năng lượng hơn so với tấm nền LCD truyền thống. Do công nghệ tiết kiệm năng lượng này, theo ông Kuo, iPhone 8 sẽ có thể dung chứa viên pin "khủng" hơn tới 2.700 mAh.
Dù các thông tin nói trên hiện vẫn chỉ là đồn đoán, nhưng ông Kuo lâu nay vẫn nổi tiếng là người đã có những tiên liệu khá chính xác về các mẫu sản phẩm của Apple. Nếu chúng được xác thực, pin dung lượng lớn có thể là một trong những điểm thú vị nhất ở iPhone 8.
Tuấn Anh(theo Phonearena)
" alt=""/>iPhone 8 bằng kích cỡ iPhone 7, nhưng sở hữu pin 'khủng' như iPhone 7 Plus?
Khi nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy rằng đây thực sự góc nhìn của một con chim ưng bay trên cao nhìn xuống đoàn lạc đà đanghướng về đồng cỏ gần Wadi Mitan, phía tây Oman tây. Hình ảnh đoàn lạc đà màu đen thực tế là bóng của những con lạc đà, được vẽ lại lên nền cát bởi ánh nắng mặt trời.
Những đường trắng mảnh dưới chân hình lạc đà màu đen, trên thực tế, chính là lưng của những con lạc đà thật, vốn được mệnh danh là những con tàu của sa mạc.
Hình ảnh đáng kinh ngạc này được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Mỹ George Steinmetz. Để chụp được bức ảnh này, George đã phải sử dụng dù lượn có động cơ để có được góc nhìn từ trên cao. Chiếc máy dù lượn của George bao gồm cánh quạt, động cơ và một chỗ ngồi, nặng dưới 45kg và có thể bay đến ba giờ.
Vào thời điểm chụp bức hình này năm 2008, các thiết bị bay tự động như flycam vẫn chưa phổ biến. George khi đó đã 51 tuổi, vẫn đã phải tự lái dù lượn để có được bức ảnh từ trên không của mình ở độ cao lên đến 150m và tốc độ bay cố định 50km/h.
Bức ảnh này của George đã được tạp chí khoa học nổi tiếng của Mỹ National Geographic bình chọn là một trong những bức ảnh thiên nhiên đẹp nhất năm.
"Tôi sử dụng phương tiện bay bởi vì nó cho phép tôi chụp ảnh những vùng hẻo lánh theo cách mà mọi người chưa bao giờ được thấy trước đây", George nói.
H.P. (Theo Daily Mail)
" alt=""/>Bức ảnh để đời của nhiếp ảnh gia NatGeo