Như ICTnews đã thông tin, theo kế hoạch của đối tác quốc tế, từ 0h ngày 6/1 đến 22h ngày 7/1/2018, hệ thống cáp quang biển quốc tế APG sẽ tiến hành di chuyển cáp tại Singapore phục vụ việc mở rộng sân bay Changi của Chính phủ Singapore. Còn với cáp AAG, từ ngày 6 - 9/1/2018, đối tác quốc tế sẽ tiến hành cấu hình lại nguồn tuyến cáp quang biển quốc tế này.
Liên quan đến việc 2 tuyến cáp quang biển quốc tế AAG và APG cùng tạm ngừng hoạt động vào dịp cuối tuần này, ICTnews đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Thế Bình, CEO NetNam, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) về ảnh hưởng của các ISP và người dùng Internet tại Việt Nam:
![]() |
Ông đánh giá như thế nào về mức độ ảnh hưởng của lần tạm ngừng hoạt động theo kế hoạch lần này của AAG và APG đối với ISP và người dùng Internet tại Việt Nam?
Chúng ta thấy rằng các ISP Việt Nam đã quen ứng phó với việc một hoặc hai tuyến cáp biển cùng dừng hoạt động trong một thời gian nhiều tuần. Do đó, việc tạm dừng có kế hoạch hai tuyến cáp AAG và APG cuối tuần này, có lẽ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dịch vụ Internet Việt Nam nói chung.
Còn đối với mỗi ISP thì có sự ảnh hưởng khác nhau. Theo thông tin chúng tôi có được, ít nhất hai trong số các ISP lớn sẽ có sự ảnh hưởng nhất định, vì dung lượng qua AAG vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu quốc tế của họ.
Về chất lượng dịch vụ, thông thường để ứng cứu đủ dung lượng ban đầu, các ISP cần vài ngày để thực hiện. Do đó, rất có thể một số nhóm khách hàng ít ưu tiên hơn sẽ bị ảnh hưởng về chất lượng dịch vụ. Tùy theo chính sách của từng ISP mà nhóm nào được coi là ưu tiên. Các khách hàng tổ chức, doanh nghiệp và 3G/4G thường được coi là các nhóm ưu tiên hơn.
Trong chia sẻ với báo chí vào sáng nay, các nhà mạng cho biết, việc AAG và APG cùng gián đoạn hoạt động sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kết nối Internet quốc tế của khách hàng. Từ kinh nghiệm của mình, ông bình luận gì về việc này?
Tôi cũng cho rằng có ảnh hưởng, tuy nhiên có lẽ ảnh hưởng sẽ không nhiều vì chỉ trong dịp cuối tuần và đã có kế hoạch trước. Tuy nhiên, với nhóm khách hàng 3G/4G, có thể cảm nhận sẽ thấy không nhanh bằng trước đây, khi đồng thời các nhà mạng di động đồng loạt dừng các gói cước đặc thù truy cập tới các mạng xã hội lớn như Facebook, Youtube.
Với riêng NetNam, xin ông cho biết mức độ ảnh hưởng và phương án mà NetNam sẽ triển khai để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng trong thời gian từ 6 - 9/1 tới?
" alt=""/>Cáp AAG, APG cùng gián đoạn liên lạc: 'Chất lượng Internet Việt Nam sẽ không ảnh hưởng nhiều!'Trước đó, theo thông tin trên website này, vào ngày 10/1, Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng và Luật sư Trần Mạnh Tùng, thuộc Văn phòng Luật sư Kết Nối – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội, đã đâm đơn kiện Apple về việc nhà sản xuất này làm chậm iPhone khi cập nhật phần mềm mới. Đơn kiện đã được Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận và xử lý. TP. Hồ Chí Minh là nơi có đại diện chính thức của Apple tại Việt Nam là Công ty TNHH Apple Việt Nam.
Trong hồ sơ khởi kiện hơn 600 trang, nguyên đơn yêu cầu bị đơn (Apple) đưa ra các giải pháp sửa chữa, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại và ngăn chặn việc gây thiệt hại cho người dùng khi cập nhật các phần mềm, hệ điều hành mới dành cho sản phẩm điện thoại iPhone, phân phối cho người tiêu dùng ở Việt Nam. Cụ thể, Apple có trách nhiệm đưa ra giải pháp khắc phục và chấm dứt việc gây thiệt hại cho người tiêu dùng tại Việt Nam khi sử dụng iPhone đồng thời bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Trước đó, Apple thừa nhận đã làm chậm các iPhone đời cũ, gồm các mẫu iPhone 6 và 6S. Hãng xin lỗi người dùng và đề nghị giảm giá thay pin từ 79USD xuống còn 29USD, áp dụng trên toàn thế giới.
" alt=""/>Hơn 2.200 người ký tên trong vụ luật sư Việt Nam kiện Apple làm chậm iPhone cũNhư ICTnews đã thông tin, mới đây Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) đã công bố kết quả tình hình việc làm của sinh viên các khối ngành Kỹ thuật và Kinh tế tốt nghiệp Học viện năm 2016 sau 1 năm ra trường.
Cuộc khảo sát đã được Học viện thực hiện trong các tháng 8, 9, 10 và 11/2017 với đối tượng là các sinh viên, học viên đã học tập, tốt nghiệp tại Học viện, thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại và hình thức cung cấp thông tin qua điện thoại và bằng bảng hỏi trực tuyến trên Google gửi qua email, Facebook, qua trang website, Fanpage của trường dành cho sinh viên các khối ngành Kinh tế, Kỹ thuật.
Cùng với việc tăng cường mối liên hệ thông tin giữa cựu sinh viên, học viên với Học viện và tạo điều kiện thuận lợi trong công tác đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo, đợt khảo sát cũng nhằm thực hiện chức năng là đơn vị cầu nối giữa đào tạo với thực tiễn đáp ứng các nhu cầu của xã hội của Học viện; nắm bắt, thống kê được tỉ lệ việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường cũng như ý kiến đóng góp của sinh viên để có sự điều chỉnh chương trình giảng dạy đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
Vì vậy, khảo sát mới công bố của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông còn có thêm nội dung lấy ý kiến của sinh viên đã tốt nghiệp về chất lượng đào tạo để nhà trường có định hướng xây dựng các kỹ năng bổ trợ cho sinh viên và tiến tới xây dựng các chuẩn đầu ra về kỹ năng cho sinh viên Học viện.
![]() |
Theo đó, về các kỹ năng mềm, kết quả khảo sát cho thấy, các sinh viên Học viện tốt nghiệp ra trường cho rằng các kỹ năng mềm cần thiết lần lượt là: làm việc nhóm, thuyết trình và đàm phán, lập kế hoạch và tổ chức công việc, quản lý thời gian, soạn thảo văn bản, lãnh đạo và quản lý. “Vì thế, các kỹ năng như làm việc nhóm, thuyết trình và lập kế hoạch tổ chức công việc là rất cần thiết, cần được đẩy mạnh thực hành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường”, báo cáo của Học viện nêu.
" alt=""/>Khai thác mạng Internet trở thành kỹ năng quan trọng với tân kỹ sư, cử nhân