Ngoài ra, Ban tổ chức cũng đã trao hàng trăm giải thưởng cho các thí sinh đạt giải Nhì, Ba, Khuyến khích, Triển vọng và các giáo viên, tập thể xuất sắc của 2 cuộc thi.
Là 2 cuộc thi về lĩnh vực công nghệ được tổ chức thường niên, MOS World Championship và ACP World Championship đã mang đến các học sinh, sinh viên Việt Nam cơ hội cọ xát với những chuẩn đánh giá quốc tế của 2 kỹ năng tin học văn phòng và thiết kế đồ họa. Qua đó, góp phần đào tạo nên thế hệ công dân có năng lực số. Năm nay, 2 cuộc thi tiếp tục được đồng tổ chức bởi Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam, Bộ LĐTB&XH.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhấn mạnh, nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia đang diễn ra mạnh mẽ. Việc học tập và trau dồi kỹ năng số là yêu cầu tất yếu của mọi người dân, đặc biệt là người trẻ khi lãnh trách nhiệm là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh, thịnh vượng.
“Thành công của 2 cuộc thi qua các mùa giải đã góp một phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học Công nghệ theo chuẩn đánh giá quốc tế trong các nhà trường. Qua đó, tạo điều kiện bồi dưỡng và phát triển các nhân tài trẻ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia”, ông Nguyễn Minh Triết nhận định.
Theo Ban tổ chức, trong mùa giải thứ 14 cuộc thi MOS World Championship được tổ chức tại Việt Nam, một điểm nổi bật là học sinh THCS và THPT chiếm tới hơn 50% số thí sinh dự vòng chung kết quốc gia, đây được xem là điểm sáng để phát hiện ra các nhân tài trẻ, nhằm bồi dưỡng, đào tạo để phục vụ cho nguồn nhân lực công nghệ thông tin sau này. Với cuộc thi ACP World Championship 2023, sau vòng loại, Ban tổ chức ghi nhận 84% thí sinh dự thi đạt chứng chỉ ACP quốc tế, trong đó có nhiều em nhỏ tuổi đến từ bậc học THCS.
Sức ép mất việc rõ ràng đang ở ngay trước mặt ông, khi mọi thứ đang tiếp tục diễn ra theo chiều hướng tồi tệ tại MU. Điều đáng lo ngại, các cầu thủ bắt đầu hoài nghi về chiến thuật cũng như có sự không phục trong những quyết định hà khắc, và cả những vấn đề trên sân tập dẫn đến chấn thương.
Theo The Sun, Erik ten Hagquyết định gặp riêng từng cầu thủ một hòng có thể cứu vãn sự kiểm soát trong phòng thay đồ MU. Nhà cầm quân 53 tuổi muốn biết chính xác mỗi người gặp vấn đề gì với ông, BHL, đồng đội cũng như các bài tập trên sân,… Tất cả các cuộc gặp được diễn ra trong 2 ngày (2 và 3/11).
Thất bại bẽ bàng 0-3 trước Newcastle đêm thứ Tư vừa qua khiến MU có khởi đầu mùa giải tồi tệ nhất trong 61 năm qua, với thua 8 sau chỉ 15 trận.
Erik ten Hag hiện vẫn chưa đánh mất niềm tin từ Hội đồng quản trị MU nhưng sẽ không có nhiều thời gian cho ông, nếu thành tích trên sân vẫn theo chiều hướng xấu. Phía trước ông là các trận đấu quan trọng, được cho quyết định đến tương lai tại MU, trong đó có 2 chuyến làm khách Copenhagen và Galatasaray ở Champions League mà họ cần chiến thắng để có thể lấy vé vào vòng 16 đội.
Tại Premier League, sau cuộc gặp Fulham cuối tuần này, Quỷ đỏ đụng Lutton trước kỳ FIFA Days tháng 11, nhưng sau đó là các cuộc đụng độ Everton và 2 trận quan trọng gặp Newcastle cùng Chelsea trong vòng 5 ngày.
Xem đội bóng cũ chơi bóng kể từ đầu mùa đến nay, cựu danh thủ Gary Neville thẳng thừng rằng: “Chúng tôi đã chịu đựng đủ rồi”.
Trong cơ cấu thu của các đài, đáng quan tâm nhất là doanh thu từ hoạt động quảng cáo. Năm 2022, tổng doanh thu quảng cáo trên phát thanh, truyền hình đạt 7.565 tỷ đồng, tăng hơn 2% so với năm 2021. Mặc dù tổng thu từ quảng cáo tăng nhưng một số đài địa phương ghi nhận doanh thu quảng cáo giảm đáng kể.
Một số hoạt động có thu khác cũng chứng kiến dấu hiệu suy giảm. Cụ thể, thu từ hoạt động liên kết sản xuất chương trình chỉ đạt 185,5 tỷ đồng, giảm 30%. Hoạt động tài trợ chỉ đem về 206 tỷ đồng cho các đài, giảm hơn 70% so với năm 2021.
Năm 2022, nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các đài PTTH vẫn duy trì ổn định ở mức trên 4.900 tỷ đồng.
Đa số đài PTTH chưa thực hiện cơ chế đặt hàng, tự chủ
Theo quy định, đến năm 2020, các đài phát thanh, truyền hình phải tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên. Nhà nước có cơ chế hỗ trợ, đặt hàng đối với các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu.
Chia sẻ tại Diễn đàn kinh tế báo chí năm 2023, đại diện Cục PTTH&TTĐT cho biết, hết năm 2022, cơ bản các cơ chế chính sách, pháp luật hỗ trợ đặt hàng tuyên truyền thuộc lĩnh vực báo chí, trong đó có PTTH đã khá đầy đủ và đồng bộ.
Cả nước hiện có 22 đài tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên. Một số đài PTTH địa phương từng tự chủ nhưng do ảnh hưởng từ đại dịch nên phải kiến nghị cấp ngân sách, đồng thời xin giảm mức tự chủ xuống tự đảm bảo một phần chi thường xuyên.
Hiện 17/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt định mức kinh tế kỹ thuật (KTKT) và đơn giá sản xuất chương trình phát thanh, chương trình truyền hình phục vụ cơ chế đặt hàng tuyên truyền cho các đài.
10/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt định mức KTKT nhưng chưa phê duyệt đơn giá sản xuất chương trình phát thanh, chương trình truyền hình. Các tỉnh, thành phố còn lại vẫn tiếp tục cơ chế giao dự toán kinh phí để các đài thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền như trước đây.
Theo đánh giá của Cục PTTH&TTĐT, các cơ quan chủ quản, đặc biệt ở địa phương đã từng bước chuyển đổi việc cấp ngân sách từ cơ chế giao dự toán kinh phí sang đặt hàng thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền.
Tuy nhiên, đa số các đài vẫn được cấp kinh phí từ ngân sách thông qua cơ chế giao dự toán thực hiện nhiệm vụ, chưa thực hiện được cơ chế đặt hàng để hình thành phương án tự chủ chi thường xuyên.
Hiện trạng này phản ánh mục tiêu tự chủ kinh phí hoạt động thường xuyên đối với khối đài PTTH chưa có kết quả như định hướng của Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc.
Đổi mới để lĩnh vực phát thanh, truyền hình phát triển
Thói quen nghe, xem, hưởng thụ thông tin của người dân Việt Nam đang dần thay đổi. Nhờ sự phát triển của công nghệ, mỗi cá nhân giờ đây hoàn toàn chủ động trong việc tìm kiếm thông tin. Đây là thách thức lớn buộc các đài PTTH phải tự làm mới để duy trì và phát triển.
Một thách thức khác là nguồn nhân lực bị giới hạn do chủ trương cơ cấu lại theo hướng tinh giản về số lượng biên chế, đổi mới về tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Theo Cục PTTH&TTĐT, trước thực tiễn hiện nay, để thích ứng và phát triển, lĩnh vực PTTH cần đổi mới một cách toàn diện, đồng bộ từ các cấp, các ngành và từ chính các đài. Trong đó, thay đổi nhận thức của người đứng đầu là quan trọng nhất.
Để các đài sớm tự chủ kinh phí hoạt động thường xuyên, cơ quan chủ quản cần chủ động xử lý, quyết định các vấn đề theo thẩm quyền đã được phân cấp.
Các đài cũng cần đổi mới cách quản trị con người, tài chính, tài sản... bằng các giải pháp số để nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí.
Hoạt động sản xuất chương trình PTTH phải áp dụng công nghệ số, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyên môn. Các đài cần phân phối, truyền dẫn nội dung đến khán, thính giả trên các nền tảng số bên cạnh phương thức truyền thống.
Đại diện Cục PTTH&TTĐT cho rằng, chính các đài PTTH cần chủ động tham mưu, đề xuất cơ quan chủ quản để dần tăng tỷ trọng nguồn thu từ đặt hàng tuyên truyền so với nguồn thu từ giao dự toán thực hiện nhiệm vụ.
Bộ TT&TT đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ các đài dần tự chủ kinh phí hoạt động thường xuyên, tự đổi mới để phát triển bền vững. Tuy nhiên, để sớm đạt kết quả, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chủ quản và tinh thần chủ động của các đài PTTH.