Trỗi lên trong tôi mơ ước, rằng, đời người lúc khởi thủy đã mang trên mình cây thập giá đau khổ, ai cũng cố, cũng ít nhất một lần tự dặn mình, hãy trút bỏ lụy phiền đi cho nhẹ gánh, nhưng nào có dễ. Con trai thứ, đại tá Nguyễn Anh Tường đã về hưu, ghé vào tai bà: “Người ta nói trong nhà có người thọ là báu vật”. Bà cười: “Sống lâu quá, mệt”.
Bà nói chơi vậy, chứ bà vẫn khao khát được sống, để góp nuôi vợ chồng đứa con trai tên Dũng bị câm điếc cùng hai đứa cháu nội. Tôi đọc hồi ký của bà, biết bà nát gan tan ruột, chỉ vì công tác cách mạng giao, bà gửi con nhảy núi đi hoạt động, ông Dũng lúc còn thơ bị viêm tai giữa nặng, thiếu thuốc thang, biến chứng, nên câm điếc luôn, làm dằn vặt đau xót lòng mẹ đến bây giờ.
Người ta nói, bà Phạm Thị Trinh là niềm tự hào của phụ nữ Việt, là chứng nhân, là nhân cách sống hiếm hoi của thế hệ vàng, bởi tuổi Đảng của bà bằng tuổi của Đảng, 85 tuổi. Còn bà khi nói về lúc 16 tuổi vào Đảng năm 1930, theo các anh rải truyền đơn ở Sơn Tịnh – Quảng Ngãi, để 17 tuổi đã vào tù, rồi đi qua những biến cố cuộc đời, vừa nuôi con, đánh giặc, vừa hoạt động phong trào, bền gan vững dạ với chữ trung kiên và tận tụy, đến bây giờ vẫn nộp Đảng phí mà nhẹ như không, như mặc nhiên phải có.
Năm 1941, bà lại vào tù ở Quảng Ngãi lần nữa, mang theo đứa con ba tuổi là cô Tuyết Minh. Cô Tuyết Minh, PGS-TSKH, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, bây giờ đã 76 tuổi, là lớp học sinh tiếng Nga đầu tiên ở miền Bắc được đưa qua Liên Xô đào tạo, là chuyên gia đầu ngành tiếng Nga ở ĐH Quốc gia Hà Nội. Tập kết ra Bắc, bà về làm ở Ban Phụ vận rồi Trưởng ban Tổ chức Trung ương Hội LHPNVN, đại biểu Quốc hội hai khóa liền cho đến lúc nghỉ hưu.
“Bà nhớ ông không?”. “Nhớ chứ - giọng bà trầm xuống, lúc nào cũng nghĩ đến ông”. Bà Minh xen vào: “Bà thấy mấy đứa xài iPad, hỏi cái này là cái gì, xong bà nói: giá như ông còn sống, được thấy cái này thì vui lắm”. Cưới nhau được ba ngày, lẽ ra phải về lạy cha mẹ cô dâu theo tập tục, họ lại cùng lúc bị bắt lần hai vào nhà lao Quảng Ngãi.
Chồng bà, Trung tướng Nguyễn Chánh, vị chỉ huy đầu tiên của du kích Ba Tơ, Bí thư Liên khu 5, Trưởng ban Cán bộ - Bộ Quốc phòng. Ông Chánh là nhân vật lẫy lừng của đất Quảng Ngãi. Nhân duyên ông và bà đến với nhau vì cả hai cùng ở tù năm 1931, và cũng vì do… thơ. Bà không biết chữ, nhưng xuất khẩu thành thơ. Ông Chánh giỏi thơ Đường luật. Ông hứa giúp làm thơ. Trong tù làm sao gặp được, bèn hẹn nhau ở nhà vệ sinh cách vách đất. Bà đọc, ông sửa. Rồi bà tự học chữ trong tù, học ở ngoài, thế là biết chữ, để rồi sau này Tổng tập văn học Việt Nam, tập 35, xếp bà là 10 nữ sĩ xuất sắc của văn học cách mạng nửa đầu thế kỷ XX.
Mấy người con nói, tính cách ông bà khác nhau, ông mềm mỏng nhẹ nhàng, bà nóng tính kiên quyết, nhưng ông rất kính trọng bà, thư từ đều nói bà là “bạn tri kỷ”. Tôi nhìn bàn tay gầy guộc, nổi đầy gân xanh, nhớ bàn tay mẹ, bàn tay của những người đàn bà quê lam lũ chưa một ngày biết đến miếng ăn ngon, nhưng lặng lẽ lấy niềm vui của con cháu làm giấc mơ kín đáo đời mình. Trả lời tôi, bà nói nhẹ nhàng mà âm sắc như đinh ghim: “Đời bà, vì đấu tranh với địch mà ở tù có đến chín lần bị tăng án, nhưng bà không sợ, có ý chí là có tất cả”.
Ông Chánh đi suốt mùa kháng chiến, mình bà vừa hoạt động với chức Hội trưởng Phụ nữ Liên khu 5, vừa nuôi năm đứa con trong vùng địch hậu, rồi tù ngục đòn roi, nào có dễ gì. Mười sáu tuổi đã đối mặt với Toàn quyền Đông Dương để cãi về văn minh và nô lệ, tự do và mất nước, để rồi sau đó báo Nhân Đạo của Pháp đăng bài khen ngợi. Ra Bắc, bà mới vào học phổ thông, một năm bốn lớp, ban ngày làm, ban đêm học, lặng lẽ cứ thế mà đến 55 tuổi còn dự các lớp dành cho đại học. “Bà là con nông dân, không biết chữ, nên phải học thôi. Muốn bình đẳng giới, phụ nữ phải có trình độ, năng lực, không thì khó lắm”.
Năm 1957, khi bà đang học ở trường Nguyễn Ái Quốc, thì ông Chánh đột ngột ra đi lúc 43 tuổi. Một nách sáu con, sống thời tem phiếu khốn khổ, chuyện phong trào phụ nữ thời chiến chất chồng ngày đêm, thế mà trong đớn đau bà vẫn không ủy mị: “Anh ơi vĩnh biệt từ đây – Mình em gánh lấy một bầy con thơ – Lòng em lúc tỉnh lúc mơ – Tình chung tan nát bây giờ làm sao? Chỉ chờ trong lúc chiêm bao – Ta cùng xây đắp nhịp cầu Hiền Lương” (Chiều thứ Bảy). “Làm cách mạng không thể ngã quỵ được. Mình phải làm gương cho mọi người, cho con mình”.
Ở Hà Nội đến giờ người ta còn nhắc câu chuyện trả nhà công vụ của bà sau khi ông mất. “Ông Chánh mất, thì bà trả nhà thôi, Nhà nước cấp nhà cho ông chứ có cấp cho bà đâu mà giữ. Lúc còn sống, ông đi ô tô, bà đi xe đạp”. Có mối thân thiết với gia đình ông Phạm Văn Đồng, ông Lê Duẩn, ông Võ Nguyễn Giáp, ông Nguyễn Chí Thanh, ông Chánh là tướng to, anh ruột bà là Trung tướng Phạm Kiệt – tư lệnh đầu tiên của Bộ đội Biên phòng, thế mà bà đâu có dựa dẫm.
Bây giờ lắm người về hưu đã không chịu trả nhà công vụ, lại còn dối xin xỏ kêu la không có nhà để rước thêm mấy căn nữa. Bảy mẹ con chuyển về nhà khác ở. Ông Lê Duẩn một lần đến thấy chật quá, cám cảnh, bèn yêu cầu cấp lại căn khác rộng hơn, bà trả lại, tìm mua ngôi nhà ấm cúng này ở ngõ 315 phố Khương Trung, quận Thanh Xuân. Nuôi gà, trồng rau và nuôi con. “Không rộng, nhưng bà thích, vì có chỗ để mấy chậu hoa” – cô Minh nói. “Cái gì không phải của mình, đừng lấy cháu à” – bà hướng về tôi, lời như một nhà tuyên giáo.
![]() |
Ảnh: Đất Việt |
Tôi quay về câu hỏi muôn thuở với bà mẹ và đàn con: “Bà thấy các cô chú thế nào?”. “Thành đạt, sống lương thiện, không giàu như người ta nhưng đủ ăn, thế là được. Thằng Dũng bị tật nguyền, vợ chồng nó giờ dọn vệ sinh ở chợ để kiếm sống, có người nói ông bà chức to, thế mà để con cái vậy, bà nói cha làm tướng, con quét rác là chuyện thường”. Cái nhìn ấm áp trong đôi mắt tuy đã yếu nhưng còn đủ tỏ để ký sách tặng tôi, hướng về các con.
Ai cũng đã hoa râm đầu bạc. Họ lặng lẽ nhìn mẹ nhưng mắt không giấu được niềm tôn kính và tự hào. “Đúng đó cháu – cô Minh nói – anh em cô không dám làm điều trái, sợ mẹ buồn”. Một người đàn bà Việt đủ cơ hội sống trong nhung lụa bởi cống hiến và chức quyền cao, nhưng từ nan tất cả, chèo chống nuôi con bằng lẽ phải, nghị lực hơn người, sống kham khổ như bao lương dân khác ở thời buổi gạo châu củi quế của thời chiến, rồi ở cái thời ham hố cầu danh cầu lợi ngập tràn, đi bằng đôi chân trần cho đến cuối đời, để rồi cây cho quả ngọt là con cái nên người, niềm hạnh phúc ấy có lẽ không gì sánh nổi.
Bữa chia tay bà, tôi đi ngang qua thành Hoàng Diệu, nhớ chuyện vị tổng đốc Hà thành xưa có lần gửi về biếu mẹ ở Quảng Nam một tấm lụa đào. Bà mẹ gửi trả lại, bên trong là một cái roi dâu từ đất Gò Nổi. Hoàng Diệu nhận quà, bèn quỳ xuống hướng về Nam, lạy mẹ ba lạy, nhận lỗi. Ngọn roi ấy là lời răn, còn với mẹ, của cải tiền tài không phải là báu vật để mẹ nuôi con thành người tử tế ở đời…
“Bà có 10 bệnh đó, cả ung thư gan, ung thư vòm họng, nhưng hết rồi”. Bà nói và cười, nếp nhăn xô lệch ngang dọc bóng thời gian. Tự mình chữa trị bằng kinh nghiệm dân gian, thế mà hết. Khi 80 tuổi, bà còn tập yoga, cứ 4g30 sáng là dậy “trồng chuối”. Bà ra hiệu cho ông Tường gắp thức ăn cho tôi. “Nhà có thuê chị phục vụ, tới bữa ăn bà lại gắp cho chị, nói nó làm thuê, thức ăn ngon nó không dám gắp đâu. Vợ tôi sinh, bà lên thăm, thấy cháu gái được thuê nuôi vợ, bà nói vợ con mạnh rồi thì nên cho con bé này đi học”, ông Tường kể.
Hình như khổ cực, thất học ám ảnh đời bà, nên lòng nhân của bà vời vợi, một chữ nhân đại tự, nằm trọn trong con đường bà đi từ thuở theo Đảng đến giờ. “Bà có ân hận gì không?”. Bà trả lời ngay: “Không. Bà không ham quyền, ham lợi, nên không kêu than. Bà chỉ làm điều đúng với lòng mình, với tư cách người cộng sản”.
Điều gì ẩn trong con người phụ nữ này? Một nhà nghiên cứu văn hóa khi biết về bà đã thốt lên, rằng, thời này thiếu vắng những nhà văn hóa lớn, nhưng còn đó một nhân cách lớn như bà Trinh, là báu vật. Hỏi bà bí quyết làm sao sống khỏe, đã 102 tuổi rồi mà vẫn làm thơ, theo dõi thời sự, tự lo vệ sinh cá nhân, minh mẫn đến lạ lùng, thì tôi nhận được nụ cười siêu thoát.
Tôi đã gặp những người thọ như thế, họ chỉ nói đơn giản một điều mà triệu người chỉ có một người làm được: Đừng tham lam, sân hận, hay yêu thương mọi người, ăn uống rau dưa là chính! Với tôi, họ là những người sống sạch, suy nghĩ sạch, ngồi bên họ, ta cảm nhận một nguồn năng lượng toát ra, mạnh mẽ và trong suốt. Hình như các bậc như thế, sức cảm hóa mạnh hơn vạn trang sách.
Một người đàn bà Việt đủ cơ hội sống trong nhung lụa bởi cống hiến và chức quyền cao, nhưng từ nan tất cả, chèo chống nuôi con bằng lẽ phải, nghị lực hơn người, sống kham khổ như bao lương dân khác ở thời buổi gạo châu củi quế của thời chiến, rồi ở cái thời ham hố cầu danh cầu lợi ngập tràn, đi bằng đôi chân trần cho đến cuối đời, để rồi cây cho quả ngọt là con cái nên người, niềm hạnh phúc ấy có lẽ không gì sánh nổi. |
(Theo Nam Khang/Phụ Nữ)
" alt=""/>Mây trắng đời mẹCô viết: "Đôi khi hãy dựa vào người khác một lúc cho đỡ mỏi, để người ta hạnh phúc vì giúp bạn cũng vui vì thấy mình không cô độc giữa cuộc đời này. Trải qua nhiều sóng gió và chợt ngẫm lại mới thấy mình cũng cần yếu đuối với ai kia. Từ trước đến giờ mạnh mẽ làm mình rất cô đơn và mỏi mệt"
![]() |
Trà Ngọc Hằng và con gái Sophia. |
"Hình như mình không cho phép dừng lại, không cho phép ngơi nghỉ, không cho phép sống như cách mọi người phụ nữ trên thế giới vẫn làm. Nhưng giờ đây mình sẽ cho mình có quyền được yếu đuối đi trong khoảnh khắc này, để tận hưởng vẫn là người phụ nữ bé nhỏ bên cạnh người đàn ông này (xin giấu tên)", Trà Ngọc Hằng chia sẻ.
Điều đặc biệt, bà mẹ đơn thân còn úp mở việc sẽ 'nối lại tình xưa' với bạn trai cũ khi cho biết sẽ bỏ qua những lỗi lầm trước đây của anh để cùng bắt đầu lại. "Bởi vì lời nói của anh, em sẽ mạnh dạn bỏ qua những lỗi lầm của anh. Mình quay lại từ đầu. I will always be with you. Love you. (Em sẽ luôn bên anh, yêu anh)", nữ ca sĩ thổ lộ.
![]() |
Trà Ngọc Hằng úp mở việc quay lại với bạn trai cũ sau một thời gian làm mẹ đơn thân. |
Trà Ngọc Hằng vắng bóng thời gian dài trong showbiz và bất ngờ tiết lộ đang làm mẹ đơn thân khi đã có một cô con gái. Chia sẻ về lý do giấu kín con suốt thời gian qua, Trà Ngọc Hằng cho biết cô không sợ điều tiếng mà đơn giản muốn cho con những gì bình yên nhất.
Khi được hỏi về cha của đứa trẻ, Trà Ngọc Hằng từ chối chia sẻ và cho rằng cả hai hiện cũng không còn tình cảm dành cho nhau. Trong tiệc thôi nôi của con gái, Trà Ngọc Hằng nhiều lần nghẹn ngào khi trải lòng về hoàn cảnh làm mẹ đơn thân. “Việc này không hề dễ dàng nhưng chính điều đó giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều. Tôi sẽ cố gắng hết sức để con gái có cuộc sống tốt nhất”, cô chia sẻ.
T.N
– Nữ ca sĩ không kìm được nước mắt khi chia sẻ cảm xúc mẹ đơn thân trong buổi tiệc thôi nôi con gái tròn một tuổi.
" alt=""/>Trà Ngọc Hằng úp mở việc quay lại với bạn trai cũ sau một thời gian làm mẹ đơn thânHệ sinh thái mở thẻ không giới hạn
Chiến lược phát triển hệ sinh thái mở thẻ không giới hạn, đặc biệt là trên nền tảng số, đã được VIB triển khai trong vài năm trở lại đây thông qua hợp tác với các đối tác có đặc tính vượt trội về công nghệ, tập khách hàng, sự sáng tạo và nhạy bén với xu hướng. Qua đó, ngân hàng thúc đẩy tích cực hành trình chuyển đổi số toàn diện hoạt động kinh doanh, hướng tới tăng hiệu quả vượt trội với sự hỗ trợ tối đa của công nghệ .
Với việc mở rộng hệ sinh thái mở thẻ trên môi trường thục tế ảo lần này, VIB là đơn vị đầu tiên xây dựng ngân hàng trên Bizverse World. Đây là nền tảng Metaverse cho doanh nghiệp với mục tiêu xây dựng một vũ trụ ảo, nơi doanh nghiệp dễ dàng đưa mô hình kinh doanh lên môi trường mạng và tối đa hoá hiệu quả kinh doanh. Trên hệ sinh thái này, người dùng có thể tham quan VIB showroom, đăng ký mở và nhận ngay thẻ tín dụng thực với hạn mức đến 200 triệu chỉ trong vòng 15-30 phút. Đây là trải nghiệm vô cùng thú vị khi người dùng đăng ký mở thẻ VIB trên một nền tảng ảo thường thấy trong các phim khoa học viễn tưởng, mà ở đó họ có thể thoải mái thể hiện các giá trị cá nhân, nâng cao khả năng sáng tạo và ảnh hưởng xã hội của mình. Và họ sẽ được nhận ngay thẻ tín dụng VIB với hạn mức đến 200 triệu đồng trong thế giới thực. Nhân sự kiện phát triển nền tảng mở thẻ mới, VIB áp dụng chương trình miễn phí thường niên không điều kiện khi mở thẻ tại VIB showroom trên Bizverse World từ nay đến 30/4/2022.
Trước Bizverse, VIB vừa hợp tác Fiza để cung cấp giải pháp mở thẻ dựa vào công nghệ eKYC cho người dùng Việt hiện đang sử dụng nền tảng Zalo. Fiza được xem là đơn vị hàng đầu ở Việt Nam trong việc cung cấp các giải pháp công nghệ cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng, giúp các tổ chức này có thể nhanh chóng ứng dụng các công nghệ mới nhất như AI (Trí tuệ nhân tạo), Data Processing (Xử lí dữ liệu), Cloud Finance (Điện toán đám mây)…vào hoạt động kinh doanh, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính. Hợp tác với Fiza, VIB mang đến một trải nghiệm dịch vụ tốt hơn, thông minh, và tiện lợi hơn cho khách hàng trong nước khi họ có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tiếp trên Zalo.
![]() |
Quy trình mở thẻ 100% trực tuyến
Hệ sinh thái mở thẻ không giới hạn của VIB được hỗ trợ bởi công nghệ thẻ hiện đại hàng đầu và quy trình mở thẻ 100% trực tuyến, cho phép khách hàng đăng ký mở online và nhận ngay thẻ tín dụng với hạn mức đến 200 triệu đồng chỉ trong 15-30 phút, không cần đến chi nhánh, không chứng minh thu nhập, không cần gặp nhân viên.
Quy trình mở thẻ 100% trực tuyến đã mang lại sự bùng nổ về tỷ lệ đăng ký thẻ tín dụng thông qua kênh trực tuyến của VIB. Tỷ trọng đóng góp của kênh này so với kênh truyền thống tăng từ 9% thời điểm quý 1 năm 2020 lên gần 50% ở cuối năm 2021.
Các dòng thẻ tín dụng được cá nhân hóa với lợi ích vượt trội cho từng nhóm nhu cầu chi tiêu
Cộng hưởng với hệ sinh thái mở thẻ không giới hạn và quy trình mở thẻ 100% trực tuyến là chiến lược cá nhân hóa cho từng dòng thẻ của VIB. Những dòng thẻ độc đáo với lợi ích vượt trội cho mọi chi tiêu của VIB có thể đáp ứng mọi nhu cầu/thói quen tiêu dùng rất đặc thù của khách hàng, tạo nên độ phủ của thẻ VIB trên diện rộng. Chiến lược này đồng thời giúp VIB giữ vững vị thế dẫn đầu xu thế thẻ khi cung cấp cho người dùng những dòng thẻ tín dụng hàng đầu thị trường.
Cá nhân hóa các dòng thẻ tín dụng theo từng nhóm nhu cầu chi tiêu đã mang về tăng trưởng vượt trội cho VIB. Tăng trưởng chi tiêu trên thẻ VIB và tăng trưởng số lượt chi tiêu trên thẻ VIB gấp lần lượt 3 và 5 lần mức bình quân chung thị trường. Tổng chi tiêu qua thẻ tín dụng của VIB trong năm 2021 đạt 39,8 ngàn tỷ đồng, chiếm gần 30% tổng chi tiêu qua thẻ Mastercard của toàn thị trường Việt Nam. Hàng loạt các chỉ số về thẻ tín dụng của VIB đều tăng trưởng gấp 3-4 lần, thậm chí 9-15 lần trung bình thị trường, như số lượng giao dịch, giá trị giao dịch trực tuyến, tỷ lệ thẻ kích hoạt, chi tiêu trong nước, chi tiêu tại nước ngoài. (Theo báo cáo của Mastercard)
Phương Dung
" alt=""/>Người dùng Việt đã có thể mở thẻ thực trong thế giới ảo