
Nhìn vào những ứng viên được đề cử, ngoại trừ chiếc ghế chủ tịch VFF gần như đã chốt xong khi chỉ có duy nhất một đề cử dành cho Quyền chủ tịch Trần Quốc Tuấn phần còn lại của cuộc đua là khá sôi động.
Điều đáng mừng khi danh sách đề cử 17 Uỷ viên cũng như các vị trí nằm trong ban kiểm tra đang thu hút được khá nhiều nguồn lực từ các tổ chức, đoàn thể xã hội để mang đến hy vọng vào một nhiệm kỳ đổi mới, năng động phù hợp với tình hình phát triển của bóng đá Việt Nam.
... và kỳ vọng
Đánh giá một cách khách quan, nhiệm kỳ thứ VIII là giai đoạn mà VFF phát triển thành công vượt bậc so với những khoá trước. Cũng vì thế, bóng đá Việt Nam đã gặt hái được nhiều chiến tích đi vào lịch sử khi tham dự các giải đấu khu vực, châu lục.
Chính bởi thành công vượt bậc như thế nên tất cả đang kỳ vọng khoá IX ngoài việc duy trì thành quả còn giúp bóng đá Việt Nam phát triển hơn dựa trên những nền tảng cũ đã đạt được.
Những hy vọng này rõ ràng không phải quá tầm, bởi lúc này bóng đá Việt Nam đã đặt được nền móng tương đối vững chắc trong những năm qua từ công tác đào tạo, hệ thống thi đấu cho tới thành tích.
Tuy nhiên bên cạnh hy vọng cũng sẽ là áp lực khi mục tiêu phải làm tốt hơn nhiệm kỳ trước đang được đặt ra trong bối cảnh mà dường như thành công đã gần tới đỉnh nếu không đổi mới.
Nói rõ hơn bóng đá Việt Nam giờ bên cạnh mục tiêu bảo vệ vị trí tốp đầu khu vực, tiếp tục giữ trong top 10 châu Á còn phải hướng đến những cái đích xa hơn dành cho các đội tuyển như tấm vé tham dự World Cup 2026.
Mục tiêu hay cái đích này đương nhiên chẳng đơn giản và chắc chắn khó thành nếu chỉ… nói xong rồi để đấy như những nhiệm kỳ trước.
Chỉ mong những hy vọng thay đổi sẽ trở thành hiện thực để bóng đá Việt Nam bước sang trang mới đẹp, thành công hơn.
" alt=""/>VFF công bố ứng viên ghế nóng nhiệm kỳ mới: Mừng và kỳ vọngNăm 2021, Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư cho 50 ứng viên. Trong số này có 5 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư; 45 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiểu chuẩn chức danh phó giáo sư.
Ngay sau khi Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố đã có nhiều phản biện xã hội tố cáo các ứng viên ứng viên giáo sư, phó giáo sư ngành Kinh tế với những dẫn chứng kèm theo và cho rằng nếu loại bỏ các công trình không uy tín ra khỏi hồ sơ, nhiều ứng viên sẽ không còn đạt đủ điều kiện cơ bản để xin công nhận chức danh phó giáo sư và giáo sư.
![]() |
Trao đổi với VietNamNet, GS.TS Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế, cho hay sau khi VietNamNet đăng tải bài viết “Xác minh tố cáo với hàng loạt ứng viên GS, PGS ngành kinh tế”, ông đã gửi bài viết cho toàn bộ các thành viên Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế và Văn phòng Hội đồng giáo sư Nhà nước.
Theo GS Trần Thọ Đạt, những thông tin phản biện xã hội liên quan đến hồ sơ ứng viên GS, PGS ngành Kinh tế năm 2021 qua e-mail, bản giấy (qua đường bưu điện), mạng xã hội…Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế đã nhận được yêu cầu Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước. Trong quá trình họp, đánh giá, thảo luận Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế rất cân nhắc .
Về mặt nguyên tắc Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế xác định các bài báo uy tín quốc tế là những bài báo nằm trong danh mục ISI và Scopus. Kết quả làm việc của Hội đồng giáo sư ngành Kinh tế dựa trên nguyên tắc này. Hiện Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế đã có báo cáo đầy đủ bằng văn bản kèm theo các vấn đề cho Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước.
Hiện Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước chưa có phản hồi với báo cáo của Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế. Khi nào có phản hồi của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế sẽ có các bước tiếp theo.
Đã nhận nhiều đơn thư tố cáo Đến thời điểm này Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã nhận được hơn 10 đơn thư qua bưu điện (bản giấy), email tố cáo các ứng viên và đã yêu cầu các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành xác minh, báo cáo cho Hội đồng Giáo sư Nhà nước. PGS.TS Dương Nghĩa Bang, Phó Chánh văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước, cho hay những nội dung phản ánh của xã hội trong quá trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư đóng góp vai trò rất quan trọng về mặt thông tin, giúp Hội đồng Giáo sư các cấp có các thông tin đa chiều trong quá trình xét. |
Lê Huyền
GS. TSKH Lê Tuấn Hoa - Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Toán học - cho biết hơi bất thường so với mọi năm khi có tới gần 60% ứng viên Giáo sư, Phó Giáo sư bị loại.
" alt=""/>Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế nói gì về các ứng viên bị tố cáo?UBND thành phố giao Sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tiếp tục hướng dẫn UBND các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện theo đúng hướng dẫn của Trung ương và thành phố, bảo đảm an toàn tuyệt đối khi tổ chức dạy học trực tiếp.
UBND các huyện, thị xã căn cứ tình hình thực tiễn dịch bệnh để quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho học sinh đi học trở lại trên địa bàn; tiếp tục hoàn thiện, tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực cho lực lượng y tế trường học, bảo đảm y tế trường học được trang bị đầy đủ và sẵn sàng khi học sinh đến trường.
Trước đó, Sở GD-ĐT Hà Nội đề xuất: Từ ngày 10/2, học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 thuộc 18 huyện, thị xã đi học trực tiếp. Học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 thuộc 12 quận tiếp tục học trực tuyến. Trẻ mầm non tiếp tục nghỉ học tại nhà.
Về nguyên tắc thực hiện, chỉ tổ chức dạy học trực tiếp ở các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2; các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 3, cấp độ 4 tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến. Học sinh cư trú tại địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 3, cấp độ 4 không đến trường học mà ở nhà học trực tuyến, nhà trường có trách nhiệm phân công giáo viên dạy học cho các em.
Trường học phải đạt yêu cầu an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Giáo viên chưa tiêm đủ vắc xin phòng Covid-19 theo quy định của ngành Y tế chỉ dạy học trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp. Không tổ chức bán trú, căng tin ăn uống trong trường, chỉ tổ chức dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày.
Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, không bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19, nhà trường chủ động xử lý theo hướng dẫn và báo cáo ban chỉ đạo phòng, chống dịch tại địa phương. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cấp quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xem xét, cho dừng việc học tập trực tiếp để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh; có kịch bản xử lý tình huống nếu xảy ra F0, F1 tại lớp học, trường học.
Sau thời gian thực hiện, căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh tại các địa phương và đề nghị của UBND các quận, huyện, thị xã, Sở GD-ĐT phối hợp với Sở Y tế sẽ có báo cáo, trình UBND thành phố lộ trình tiếp theo về việc cho học sinh trở lại trường học bảo đảm an toàn.
Phương Chi
Theo Bộ GD-ĐT, hiện, 60/63 tỉnh, thành phố đã lên kế hoạch đưa học sinh bậc mầm non, tiểu học quay trở lại trường học trực tiếp trong tháng 2.
" alt=""/>Học sinh lớp 1