Chị Nga cho biết, một phần lỗi là do chồng chị không kiểm tra xem người nhà đã nhận chưa mà đã chuyển khoản ngay. Nhưng chị thắc mắc là đơn vị nào đã làm lộ thông tin để kẻ xấu có thể lợi dụng điều đó lừa đảo khách hàng.
“Tôi đã gọi cho cửa hàng mà tôi mua ghế. Họ cho biết, vì quy định của Shopee nên số điện thoại của khách và địa chỉ giao hàng hoàn toàn bị ẩn, họ không thể biết được những thông tin này. Họ cũng đã chụp lại phần đơn hàng ở phía họ hiện lên trên ứng dụng cho tôi xem thì đúng như vậy.
Có 2 đơn vị liên quan là Shopee và đơn vị vận chuyển. Tôi không biết việc lộ thông tin là từ phía nào”.
Chị Nga cũng chia sẻ, chị đã liên hệ tới bộ phận chăm sóc khách hàng và đường dây nóng của 2 đơn vị này. “Bên Shopee nói sẽ chuyển phản ánh của tôi tới bộ phận xử lý và sẽ trả lời trong 3-5 ngày tới. Còn đơn vị vận chuyển khẳng định họ không phải là nơi làm lộ thông tin khách hàng”.
Chị Nga cho biết, chị vô cùng thất vọng sau sự việc lần này. Bản thân chị ít có thời gian đi mua sắm ở bên ngoài nên thường chọn mua hàng qua mạng. Những hôm shipper gọi giao hàng mà bản thân không có nhà, chị cũng hay nhờ shipper gửi ở cửa hàng quen dưới chân chung cư.
“Có những ngày 4-5 đơn hàng, tôi không ở nhà mọi lúc để trực tiếp nhận hàng hết được. Cả khu chung cư tôi ở, mọi người cũng gửi hàng ở các cửa hàng bên dưới rất nhiều vì shipper không giao lên tận phòng.
Bây giờ, xảy ra chuyện này, tôi bắt đầu thấy lo ngại về việc mua hàng qua ứng dụng khi thông tin đơn hàng bị rò rỉ ra ngoài như thế. Mua hàng trên mạng là để cho tiện dụng, đỡ mất thời gian mà bây giờ lại phải kiểm tra shipper nhiều vòng như thế mới dám chuyển khoản thì bất tiện quá”.
Gặp trường hợp giống vợ chồng chị Nga, anh Minh Thành (Hà Nội) cũng vừa bị lừa mất hơn 500 nghìn đồng. “Chẳng bao giờ tôi đặt hàng về địa chỉ nhà, toàn đặt đến cơ quan. Lần này tôi đặt về nhà, lúc shipper gọi báo giao hàng, tôi chuyển khoản ngay. Về nhà không thấy hàng đâu, tôi gọi lại thì máy đã tắt rồi. Đến hôm sau thì món hàng thật mới đến”.
Anh Thành cũng không hiểu tại sao thông tin đơn hàng của mình lại bị rò rỉ ra ngoài như thế.
Chị Nga chia sẻ, với kinh nghiệm mua hàng trực tuyến vài năm nay của mình, chị cho rằng đây có thể là một hình thức lừa đảo mới.
“Tôi là thành viên hạng kim cương của Shopee, mỗi tháng mua vài chục đơn hàng, nhưng chưa bao giờ gặp trường hợp như thế này. Nếu tôi đã bị lừa như thế thì có khả năng nhiều người cũng bị lừa giống tôi. Bởi vì nhân viên văn phòng chúng tôi đặt hàng xong không phải lúc nào cũng nhận trực tiếp được, mà sẽ gửi ở bảo vệ, lễ tân... rồi chuyển khoản luôn”.
Sàn thương mại, đơn vị vận chuyển: Chưa phát hiện bất thường, sai sót
Trao đổi với VietNamNet, đại diện của ứng dụng mua bán Shopee cho biết đã tiến hành kiểm tra thông tin 2 đơn hàng mà báo phản ánh. Đơn vị này thông tin, trong cả 2 trường hợp, khách hàng đều thực hiện chuyển tiền cho người vận chuyển (giả mạo) tại thời điểm các đơn hàng chưa cập nhật trạng thái “Đơn hàng đang trên đường giao đến bạn”.
“Chúng tôi cũng chưa ghi nhận điểm bất thường nào trong việc bảo mật thông tin khách hàng trên hệ thống Shopee đến thời điểm hiện tại.
Hiện chúng tôi vẫn đang làm việc với đối tác vận chuyển để làm rõ các vấn đề có liên quan đến đơn hàng này theo quy trình làm việc giữa hai bên”.
Tuy nhiên, phía Shopee cho biết, sau khi xem xét lịch sử mua hàng của người dùng cũng như để san sẻ rủi ro không mong muốn này, Shopee sẽ hỗ trợ hoàn lại 100% giá trị người dùng đã chuyển khoản thanh toán cho các đơn hàng nêu trên.
Phía đơn vị vận chuyển - Bưu điện Việt Nam, sau khi nhận được phản ánh từ báo VietNamNet, đại diện đơn vị này khẳng định: “Là doanh nghiệp Bưu chính quốc gia, Bưu điện Việt Nam đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong kinh doanh các dịch vụ, tuân thủ nghiêm các luật và điều luật liên quan đến ngành nghề kinh doanh.
Trước thực trạng khách hàng phản ánh lộ, lọt thông tin trong giao dịch, Bưu điện Việt Nam đã tiến hành rà soát các hệ thống công nghệ thông tin, song chưa phát hiện sai sót nào về mặt quy trình cung cấp dịch vụ cũng như an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu khách hàng”.
Đơn vị này cũng khẳng định quy trình xử lý đơn hàng của mình đảm bảo bảo mật thông tin trên toàn bộ các công đoạn, từ thu gom, chấp nhận, khai thác, vận chuyển đến phát hàng. Toàn bộ quy trình đều được xử lý trên các hệ thống phần mềm, có sự giám sát nghiêm ngặt.
Để phòng ngừa nguy cơ bị các đối tượng giả mạo là bưu tá của Bưu điện Việt Nam lừa đảo giao hàng giả, hàng kém chất lượng, chiếm đoạt tài sản, Bưu điện Việt Nam đưa ra một số khuyến nghị với khách hàng: 1. Khi có người liên hệ giao hàng, quý khách hàng cần kiểm tra kỹ thông tin vận chuyển đơn hàng trên sàn thương mại điện tử để xác nhận có đúng đơn hàng đang giao đến mình hay không. 2. Xác nhận lại với người liên hệ giao hàng về số tiền, nội dung hàng hóa trước khi nhận hàng. 3. Trong trường hợp có người nhận hộ, nhận thay, quý khách hàng cần xác nhận với người nhận hộ, nhận thay về việc đã nhận hàng hay chưa cũng như kiểm tra nội dung/tình trạng hàng hóa trước khi chuyển khoản cho người giao hàng. 4. Trường hợp người giao hàng là bưu tá của Bưu điện Việt Nam, quý khách hàng lưu ý, bưu tá của Bưu điện Việt Nam sẽ luôn mặc đồng phục, đi xe máy/ô tô có logo mang nhận diện thương hiệu Vietnam Post và sẵn sàng phối hợp cung cấp thông tin để chứng minh là nhân viên bưu điện. 5. Bưu điện Việt Nam tuyệt đối không yêu cầu khách hàng chuyển khoản trước khi không thực hiện giao hàng, chỉ áp dụng phát hàng và thu tiền trực tiếp (nếu có). 6. Khi có nghi ngờ, điện thoại ngay về số hotline 1900545481 để kịp thời được hỗ trợ từ Bưu điện Việt Nam. |
*Tên của các nhân vật trong bài đã được thay đổi
Một con bò đực trong lễ rước Jal Yatra ở Ahmedabad, Ấn Độ vào ngày 17/6/2019
Một chú bò tót có tên là Babuji đã chết vì già yếu vào ngày 15/8 tại ngôi làng Kurdi, thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Và người dân trong ngôi làng này đã tưởng niệm cái chết của Babuji và tôn vinh con vật như một già làng.
Khoảng 3.000 người đã tham dự lễ tang của Babuji một cách trang trọng. Các linh mục tụng kinh cho linh hồn của Babuji bằng tiền mặt và hoa.
Cư dân trong làng nói rằng Babuji gần như là một thành viên trong gia đình đối với họ, và được coi là “món quà từ thần thánh”. Chú bò tót được tìm thấy khi đi lang thang tại một thánh địa của làng lúc nó còn nhỏ, khiến một số người gọi nó là Nandi - một vị thần hộ mệnh trong đạo Hindu - thường được miêu tả là một con bò đực.
Trong những ngày trước lễ mai táng, dân làng đã tiến hành các nghi thức tôn giáo và tang lễ cho Babuji, bao gồm hỏa táng và “rasam pagri” - một nghi lễ thường dành cho sự qua đời của người đàn ông lớn tuổi nhất trong một gia đình.
![]() |
Chú bò Babuji khi còn sống |
Bò được coi là linh thiêng ở nhiều vùng của Ấn Độ, và hầu hết các bang đều cấm giết mổ bò hoặc ăn thịt bò. Bang Madhya Pradesh, thậm chí đã thành lập một khu vực riêng để chăm sóc cho chúng.
Vào tháng 5/2021, một số người đàn ông Ấn Độ đã phủ lên mình phân bò và nước tiểu với niềm tin rằng nó sẽ cải thiện khả năng miễn dịch để chống lại Covid-19. Các bác sĩ đã lên tiếng cảnh báo về phương pháp này, nói rằng không có bằng chứng khoa học nào công nhận điều đó.
Đăng Dương(Theo Business Insider)
Nằm ở vùng nông thôn Nigeria là một ngôi làng vô cùng đặc biệt, nơi đây phân biệt nữ giới và nam giới bởi hai loại ngôn ngữ khác nhau.
" alt=""/>3.000 người dân Ấn Độ tới dự tang lễ một con bòMới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết, tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư điện hạt nhân Ninh Thuận, sau 8 năm dừng dự án này. Theo TS Trần Chí Thành, Viện trưởng Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, chuẩn bị nguồn nhân lực chuyên sâu là việc ưu tiên hàng đầu nếu Việt Nam tiếp tục chương trình điện hạt nhân. "Đây là yếu tố rất quan trọng và phải có một kế hoạch toàn diện và lâu dài", ông nói. Bên cạnh đó cũng cần chuẩn bị các chính sách, cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp quy hạt nhân...