
Văn hóa Kpop gắn liền với những hình ảnh gợi dục, táo bạo trên sân khấu. Phía sau hậu trường, các nghệ sĩ được công ty bảo vệ khỏi mọi sai trái. |
Trong một tuần của tháng 3, có tới 4 thần tượng Kpop nổi tiếng xin lỗi, tuyên bố rút khỏi showbiz sau khi lộ những cuộc trò chuyện trong nhóm chat sex. Họ lập thành một nhóm ca sĩ thân thiết trên mạng xã hội. Thay vì nói về âm nhạc hay vũ đạo, các chàng trai này chia sẻ video tình dục, ảnh sex với các cô gái. Họ thản nhiên nói về chuyện quay video sex bằng camera giấu kín. Tháng 3, thành viên của nhóm chat, Jung Joon Young, bị bắt.
“Tôi thừa nhận các hành vi sai trái của mình. Tôi xin lỗi khi quay phim cảnh sex của các cô gái mà không có sự đồng ý của họ, chia sẻ video trong phòng chat. Tôi có thể quỳ xuống xin lỗi những người phụ nữ xuất hiện trong video, những người đã tổn thương khi sự thật đáng ghê tởm này bị phanh phui”, hãng tin Yonhap News trích lời Jung Joon Young.
 |
Những thần tượng Kpop chìm trong sex và ma túy. Họ giờ đối diện vòng lao lý ở tuổi đôi mươi. |
SBS cho hay có ít nhất 10 phụ nữ bị quay lén cảnh sinh hoạt tình dục mà không hề hay biết. Có những nạn nhân bị quay trong tình trạng bất tỉnh. Đại diện SM Entertainment, JYP Entertainment phủ nhận tin đồn các nghệ sĩ nữ trực thuộc là một trong số nạn nhân nữ có video sex bị phát tán.
Seungri, thành viên nổi tiếng của nhóm chat, tuyên bố rút khỏi showbiz vào tháng 3. Anh này đối diện cáo buộc môi giới mại dâm cho các nhà đầu tư nước ngoài trong một hộp đêm ở quận Gangnam, Seoul. Seungri phủ nhận cáo buộc mại dâm nhưng cảnh sát xác nhận các tin nhắn Kakaotalk của anh có nhiều nội dung bẩn thỉu hơn cả mại dâm.
Sau bê bối tình dục, khán giả lại thấy Kpop chìm trong ma túy. Trưởng nhóm B.I của iKON bị tố giác từng sử dụng và giao dịch ma túy từ năm 2016, khi mới 19 tuổi. Park Bom, G-Dragon cũng từng lao đao vì ồn ào ma túy, gần đây nữa là T.O.P (Big Bang) và Park Yoochun (JYJ). Luật sư của Han Seo Hee, ông Bang Jung Hyun khẳng định trên CBS Radio: "Theo những gì tôi được biết, nhiều nghệ sĩ khác cũng đang bị điều tra vì ma túy".
Han Seo Hee từng là thực tập sinh của YG Entertainment. Cô gái này liên quan đến việc sử dụng ma túy của B.I và T.O.P. “Thật khó phải nói rằng những nghệ sĩ nhúng chàm ma túy nhiều hơn con số được công bố quá nhiều”, luật sư Bang Jung Hyun chia sẻ.
“Lò quân sự Kpop” độc hại như thế nào?
Kpop có sự phát triển thần tốc và vũ bão không nhờ yếu tố may mắn. Kpop là ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận, được đầu tư kỹ lưỡng và khắc nghiệt nhất châu Á. Ba công ty giải trí hàng đầu - JYP Entertainment, YG Entertaiment, SM Entertainment - nổi tiếng với việc quản lý các nghệ sĩ thông qua lò đào tạo nghiêm khắc.
 |
Trại đào tạo Kpop khiến các nghệ sĩ sống biệt lập với thế giới. |
Công ty quản lý từ việc ca hát, học vũ đạo đến cuộc sống riêng tư. Các thực tập sinh được đào tạo từ khi 13, 14 tuổi. Họ còn bị ép phẫu thuật thẩm mỹ ở tuổi thanh thiếu niên.
Chuyên gia văn hóa Jang Duk Hyun cho biết ở Hàn Quốc, các lò đào tạo được gọi là trại huấn luyện quân sự. Các thực tập sinh được tuyển dụng, kiểm soát, nhào nặn thành thần tượng hoàn hảo về giọng hát và cả ngoại hình. Hơn một thập kỷ qua, không ít nghệ sĩ đã lên tiếng tố cáo sự bóc lột của các công ty giải trí. Họ công khai cả bản hợp đồng cấm nghệ sĩ hẹn hò.
Theo CNN, các ngôi sao Kpop từ lâu đã được “bảo vệ chặt chẽ”, sống với hình tượng sạch phía sau sân khấu. Nhưng họ lại được yêu cầu phát hành những sản phẩm âm nhạc có yếu tố “tính dục”. Nhiều năm qua, khán giả đã quen với hình ảnh các ca sĩ nữ mặc gợi cảm, váy áo bó sát và thể hiện những động tác vũ đạo gợi dục trên sân khấu. Trong các MV của nhóm nhạc nam, vũ công nữ gợi cảm mê hoặc trước ống kính là điều không thể thiếu.
Ông Jang Duk Hyun cho rằng: “Những thanh thiếu niên bị cô lập trong lò đào tạo khi trở thành thần tượng chóng vánh sẽ dễ xảy ra hành vi sai trái. Thực tế, họ mất cân bằng trong cuộc sống và tự cho mình là bất khả xâm phạm với cộng đồng người hâm mộ”.
Luật sư Bang Jung Hyun tiết lộ các công ty giải trí biết rõ về cuộc sống nghệ sĩ trực thuộc. Nhưng họ không có ý định ngăn cản điều sai trái. “YG biết tất cả và chưa bao giờ cố gắng ngăn chặn người nổi tiếng sử dụng ma túy. Họ có thể nghĩ rằng ma túy hay sex sẽ giúp họ dễ dàng quản lý, kiểm soát các nghệ sĩ hơn”, ông Bang Jung Hyun nhận định.
Trừng phạt chưa nghiêm, Kpop khó ngày vực dậy
“Không đủ” là nhận xét ngắn gọn của CNN đối với các chế tài dành cho sai phạm của giới thần tượng Kpop thời gian qua. Trong nhiều năm, các nghệ sĩ được bao bọc quá mức. Sự che đậy kéo theo lối sống sai lầm, tư duy lệch lạc. Jung Joon Young trước khi bị bắt hồi tháng 3 từng đối diện nhiều cáo buộc tình dục từ năm 2016.
 |
Jung Joon Young tại một lễ trao giải vào năm 2014. Thần tượng có vẻ ngoài điển trai, thư sinh này lại là kẻ quay trộm hàng loạt video sex. Anh đang đối diện án 5 năm tù. |
Năm 2016, Jung Joon Young được miễn mọi truy tố vì “không đủ bằng chứng”. B.I cũng từng được che đậy khi bị phát hiện sử dụng ma túy từ năm 2016. Park Yoochun nhiều lần vướng ồn ào đời tư. Tuy nhiên, chỉ đến gần đây, anh mới bị cảnh sát áp lệnh bắt giữ.
“Khi nghệ sĩ làm sai, các công ty lại bỏ tiền ra can thiệp. Họ tập trung sức mạnh bảo vệ nghệ sĩ. Đến cùng, các thần tượng sẽ suy nghĩ lệch lạc rằng họ không sai và chẳng có gì khiến họ phải trả giá”, nhà báo Jung Duk Hyung nói trên Mydaily.
Hệ thống tư pháp của Hàn Quốc bị đặt câu hỏi về tính minh bạch khi công chúng cho rằng cảnh sát đã đồng lõa trong các hoạt động mại dâm, sử dụng ma túy của các nghệ sĩ.
Trong động thái càn quét mạnh để tạo ra môi trường trong sạch ở Kpop, cảnh sát trưởng Hàn Quốc Min Gap Ryong tuyên bố sẽ “nhổ tận gốc mọi sự dung túng, thông đồng của cảnh sát, cơ quan điều tra trong các vụ việc có liên quan”.
Tại Trung Quốc, khán giả cho rằng thật khó vực dậy Kpop nếu các sản phẩm âm nhạc được xào nấu trong nền văn hóa bóc lột, biến thái và đầy tội lỗi.
(Theo Zing)

Park Yoochun đối diện án phạt 18 tháng tù giam vì sử dụng ma túy
- Sao Hàn 15/6: Phía công tố yêu cầu bản án 1 năm 6 tháng tù giam dành cho nam ca sĩ sau khi anh chàng thừa nhận tất cả các cáo buộc mua bán, sử dụng ma túy.
" alt=""/>Tình dục, ma túy và những trò biến thái thác loạn đang giết chết Kpop
 với đủ các mệnh giá cho người có nhu cầu lựa chọn. </p><p>Một tài khoản khác có tên Văn Quang đưa ra những lời mời chào hấp dẫn hơn như: )
 |
Một tài khoản đăng bán tiền giả công khai trên Facebook. (Ảnh chụp màn hình) |
Trong vai một người cần mua tiền giả, phóng viên đã nhiều ngày liên hệ với các số điện thoại rao bán trên mạng xã hội Facebook và đa phần nhóm người này đều khẳng định số tiền giả rao bán giống với tiền thật 98-99%, chất liệu polymer, không phải giấy hoặc nilon, nhìn bằng mắt thường chắc chắn không thể thấy. Ngoài ra, không giao dịch, trao đổi mua bán trên Facebook hay tin nhắn sms mà chỉ thông qua Zalo.
Kết bạn với 1 đối tượng rao bán tiền giả trên Zalo, ngay lập tức phóng viên được người có tên Thanh Tuấn chào mời mua tiền giả với tỉ lệ 1:12; 2 triệu tiền thật lấy 24 triệu tiền giả, không cần cọc và giới thiệu rõ về các loại tiền mệnh giá 50,100, 200, 500. Đặc biệt người này cũng nhận thức rõ rằng đây là mặt hàng cấm nên “không thể cho thông tin địa chỉ chính xác được”. Khi được hỏi về cách thức giao nhận, Tuấn cam kết chắc chắn: “chỉ cần cung cấp tên, địa chỉ và số điện thoại là nhân viên bên cung cấp dịch vụ tiền giả sẽ giao tận nơi, tận tay cho người nhận”. Đồng thời, khẳng định “hàng” do chính nhóm tự sản xuất và tự bán trong nước.
Nhiều thủ đoạn để qua mặt cơ quan chức năng
Tiếp tục trong vai người mua tiền giả, phóng viên liên hệ với số điện thoại 08968568xx rao bán tiền trên Facebook, sau nhiều ngày số điện thoại nằm ngoài vùng phủ sóng thì bất ngờ liên hệ được. Nhân vật tự xưng tên là V.Q không chỉ cam kết về chất lượng tiền giả mà còn “khuyên nhủ” phóng viên sau khi mua tiền giả thì “cần cẩn thận khi sử dụng ở những trung tâm thương mại, nơi có máy quét, không dùng gửi ngân hàng và tiệm vàng”. Chỉ nên dùng khi mua hàng ở chợ, đổ xăng, những quán ăn nhỏ hay đi đánh bạc, trộn lẫn tiền giả vào tiền thật nhằm đánh lừa người khác và tránh bị phát hiện.
Bên cạnh đó người này cũng chỉ rõ về cách thức giao dịch tiền giả, ngay sau khi cọc 50% giá trị đơn hàng bằng phương thức chuyển khoản, sẽ giao cho người mua thông qua đường bưu điện. Để qua mặt cơ quan chức năng và nhân viên bưu điện, hàng sẽ được ghi bên ngoài là “bộ cốc thuỷ tinh cao cấp, hàng dễ vỡ, vui lòng cẩn thận”…
Điều đáng nói là tất cả những số điện thoại đăng bán tiền giả trên mạng đều luôn trong tình trạng “thuê bao”, ngoài vùng phủ sóng. Nhưng chỉ cần tìm kiếm số điện thoại trên Zalo và kết bạn sẽ được những chủ tài khoản này nhanh chóng tiếp cận và mời chào mua tiền giả bằng cách gửi thông tin, video quay hàng chục cọc tiền giả đủ mệnh giá, được làm gần giống với tiền thật và có nhiều loại sêri khác nhau.. Đặc biệt, chỉ sau vài ngày, đa phần các tài khoản Zalo này đều “bốc hơi” và ở trong tình trạng “đang bị khoá”.
Trên một group khác có tên “Đổi tiền giả uy tín” với hơn 11,3 ngàn thành viên, một bài viết có khoảng gần 400 like và rất nhiều bình luận bên dưới các bài đăng để xin vào nhóm mới kèm theo hình ảnh chứng minh là khách hàng cũ gồm hình ảnh tiền giả và những thông tin như: đơn vị hỗ trợ, mã khách hàng cũ, tên khách hàng cũ… Các tài khoản Facebook cũng “hồn nhiên” chia sẻ khu vực mình đang sinh sống và nhờ hỗ trợ tài chính.
Đặc biệt, một số đối tượng lợi dụng sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội, liên tục đăng bài trên Facebook để tiếp cận và lừa đảo những “con mồi” nhẹ dạ bằng nhiều lời lẽ hoa mỹ, cam kết về chất lượng của tiền giả và dụ dỗ những người có nhu cầu chuyển một phần cọc. Theo chia sẻ của một vài tài khoản Facebook đã từng “lỡ” dùng tiền thật đổi tiền giả, ngay sau khi “nhận cọc”, thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, người mua sẽ không thể liên hệ với số điện thoại, tài khoản Zalo, Facebook của những kẻ bán tiền giả.
Ka Mi

Ngân hàng tiếp tục cảnh báo lừa đảo dịp cận Tết
Càng gần Tết Nguyên đán, kẻ xấu càng giở nhiều thủ đoạn khiến ngân hàng phải lên tiếng cảnh báo khách hàng.
" alt=""/>Cận tết “chợ tiền giả” nhộn nhịp trên mạng xã hội