
-Theo quyết định điều chỉnh, các ô đất trong khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 được xác định chức năng đất để xây nhà ở xã hội với chiều cao công trình 9 tầng, được điều chỉnh giảm chiều cao công trình xuống 6 tầng.UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2, tại các ô đất kí hiệu CT-01+CT-02, CT-05, CT-06, CT-07 và CT-08.
Theo quyết định, khu vực điều chỉnh cục bộ quy hoạch có diện tích khoảng 52.367m2; quy mô dân số 3.150 người.
 |
Phối cảnh khu đô thị Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 (Nguồn: hud.com.vn) |
Liên quan đến quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất: Theo quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 được duyệt, các ô đất CT-01+CT-02, CT-05, CT-06, CT-07 và CT-08 được xác định chức năng đất ở xây mới (nhà ở xã hội) với chiều cao công trình 9 tầng, nay điều chỉnh giảm chiều cao công trình xuống 6 tầng và các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc liên quan.
Về hạ tầng kĩ thuật, giữ nguyên nguồn cấp và mạng lưới đường dây đường ống xung quanh các ô đất CT-01+CT-02, CT-05, CT-06, CT-07 và CT-08 theo đồ án quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 được duyệt tại Quyết định số 5630/QĐ-UBND ngày 12/11/2010.
Công trình xây dựng tại các ô đất đảm bảo bố trí đủ diện tích đỗ xe bản thân công trình (chỉ tiêu 100m2 sàn sử dụng/12m2 sàn đỗ xe) và nhu cầu tăng thêm phục vụ đỗ xe cho khu vực xung quanh (tăng thêm 20% so với nhu cầu bản thân).
Việc điều chỉnh quy hoạch nhằm đảm bảo dự án khả thi phù hợp với nhu cầu về nhà ở tại khu vực, tạo điều kiện tiếp cận sử dụng cho người có thu nhập thấp; đẩy nhanh tiến độ dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp, góp phần hoàn thiện khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2; điều chỉnh cục bộ quy hoạch là cơ sở pháp lý để lập dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch, làm cơ sở để các cơ quan quản lí, chính quyền địa phương quản lý xây dựng theo quy định.
Dự án Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 nằm trong tổng thể đô thị mới Mê Linh do Tổng Công ty ĐTPT nhà và đô thị HUD làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô 55ha, vốn đầu tư 810 tỷ đồng.
Hồng Khanh
" alt=""/>Hà Nội giảm chiều cao hàng loạt tòa nhà ở xã hội
Những hình ảnh của thầy Hồ Phan Ngọc trong trang phục áo dài truyền thống dành cho phái nữ cùng nón lá sau khi được chia sẻ đã hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. |
Thầy giáo Hồ Phan Ngọc mặc áo dài mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. |
Sau khi bức ảnh được đăng tải, nhiều học sinh bày tỏ sự trầm trồ về sự thú vị, “dám vào vai” của thầy giáo.
Nhiều học sinh cũng nhận ra giáo viên dạy bộ môn Giáo dục công dân của trường mình.
Những hình ảnh của thầy giáo thực sự được quan tâm hơn với bối cảnh gần ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Một số cũng không tiếc lời khen ngợi cho thầy giáo vì “không ngại xả thân” để ủng hộ ngày lễ của các chị em phụ nữ.
Qua tìm hiểu của VietNamNet, thầy giáo trong những bức ảnh là thầy Hồ Phan Ngọc, giáo viên dạy môn Giáo dục công dân và cũng là giáo viên chủ nhiệm của lớp 12A8, Trường THPT Quỳnh Lưu 4.
Những hình ảnh này để tham gia cuộc thi “Khoảnh khắc tháng Ba” do Đoàn Trường THPT Quỳnh Lưu 4 phát động, nhằm hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” và kỷ niệm 112 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3).
Sự kiện nhằm phát động phong trào khuyến khích các nữ giáo viên, công nhân viên mặc áo dài hưởng ứng các sự kiện trong tháng 3. Qua đó cũng có thể lưu giữ nhiều hơn nữa những khoảnh khắc đẹp của các nữ giáo viên, công nhân viên nhà trường.
Chia sẻ với VietNamNet, đại diện Trường THPT Quỳnh Lưu 4 cho hay, nội dung của cuộc thi là những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc dạy học hoặc làm việc của nữ giáo viên trong nhà trường.
“Đối tượng tham gia là các nữ giáo viên của nhà trường. Nếu lớp có giáo viên chủ nhiệm là nữ thì các cô sẽ tham gia, lớp nào mà do thầy giáo chủ nhiệm thì có thể nhờ các cô giáo bộ môn hỗ trợ.
Nhưng vì lớp thầy Ngọc tham gia muộn, khi đó, các nữ giáo viên bộ môn cũng đã được các lớp khác nhờ hết, nên thầy “bất đắc dĩ” đứng ra mặc áo dài thay các cô để cùng lớp tham gia cuộc thi. Mục đích của thầy Ngọc cũng chỉ là muốn gửi thông điệp tốt đẹp, trân trọng nhất đến với các cô giáo và các nữ sinh của nhà trường nhân dịp 8/3”, đại diện nhà trường cho hay.
Vị này cũng cho hay, thực tế, sau khi những hình ảnh được các trang mạng đăng tải lại không ghi rõ nội dung, khiến một số người không hiểu tính chất nên cũng có những bình luận tiêu cực.
“Thầy Ngọc tham gia với suy nghĩ hưởng ứng phong trào, tất cả vì hoạt động của lớp, vì học sinh nhưng một số người có thể vì chưa hiểu nên đã có những bình luận không hay, thậm chí đã có những bình luận ác ý, khiến thầy Ngọc cũng có chút ngại”, vị này chia sẻ thêm.
Đại diện nhà trường cho hay, cuộc thi cũng là hoạt động ý nghĩa của nhà trường nhằm tôn vinh và đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ cùng với những giá trị áo dài, nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc trong đời sống xã hội, khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam.
Hải Nguyên

Lớp học bỗng 'lặng thinh' và nỗi xót xa của cô hiệu trưởng
Bài thơ 'Em là F0' của cô Nguyễn Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Khai (huyện Hoài Đức, Hà Nội) mới đây đã nhận được sự đồng cảm của nhiều người.
" alt=""/>Thầy giáo mặc áo dài mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 khiến cộng đồng náo loạn
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết thành phố vẫn đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.Đối với ngành giáo dục, xung quanh lịch học của các trường, các cấp học, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, hiện nay, Bộ GD&ĐT đã ban hành khung thời gian năm học điều chỉnh. Theo khung này, nếu như học sinh khối THPT đi học trở lại từ ngày 9/3 tới đây thì sau khi kết thúc năm học vẫn còn 3 tuần trước kỳ thi đại học. Điều này hoàn toàn đáp ứng được chương trình đề ra.
Thậm chí, trong trường hợp dịch vẫn diễn biến phức tạp thì "hạn ngạch" của học sinh THPT vẫn có thể nghỉ kịch khung đến hết tuần thứ ba của tháng 3 mà không ảnh hưởng tới lịch học và lịch thi. Trừ trường hợp học sinh đi du học sẽ bị ảnh hưởng.
Tương tự, đối với các trường mẫu giáo, tiểu học, THCS, trong trường hợp dịch diễn biến xấu, hoàn toàn có thể cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 3.
“Tuy nhiên, nếu chúng ta vẫn giữ được như thế này, vẫn kiểm soát được như hiện nay, cộng thêm yếu tố thời tiết ấm lên thì hoàn toàn có thể yên tâm cho học sinh cấp THPT đi học trở lại từ 9/3, và từ 16/3 cho các cấp học còn lại đi học trở lại”, ông Chung nói.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hà Nội lưu ý: “Đấy là với điều kiện chúng ta vẫn kiểm soát được dịch như hiện nay. Còn nếu có diễn biến mới thì sẽ lại tính toán các điều kiện trong tình hình mới”.
 |
Học sinh THPT Hà Nội có thể đi học từ 9/3, các cấp còn lại từ 16/3 |
Còn theo Giám đốc Sở GD-ĐT Chử Xuân Dũng, Sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiến hành 5 đợt khử khuẩn; chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị như xà phòng, nước rửa tay, máy đo thân nhiệt... Ngoài ra, các trường cũng tổ chức theo dõi sức khỏe cán bộ, giáo viên và học sinh, báo cáo hằng ngày về Sở.
Trong thời gian nghỉ học, Sở GD-ĐT cũng chỉ đạo các nhà trường hướng dẫn học sinh ôn tập và tự học ở nhà; triển khai hệ thống học trực tuyến cho học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 đối với một số môn học.
 |
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ phát biểu kết luận buổi làm việc |
Kết luận cuộc họp, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ yêu cầu các trường học phải đảm bảo môi trường an toàn tuyệt đối khi học sinh quay lại trường. Từ nay đến 8/3, căn cứ vào diễn biến của dịch bệnh mà thành phố cần đưa ra những quyết sách phù hợp về thời gian cho học sinh đi học trở lại.
Đặc biệt, Sở GD-ĐT cần chủ động làm việc với Bộ GD-ĐT, nghiên cứu phương án dạy học trên truyền hình để có kịch bản chủ động, khi cần có thể triển khai được ngay.
Trần Thường - Thanh Hùng

Học sinh 59 tỉnh thành trở lại trường sau đợt nghỉ Covid-19
Sáng nay, học sinh bậc THPT ở 59 tỉnh thành đã quay trở lại trường sau thời gian dài nghỉ học phòng tránh Covid-19.
" alt=""/>Hà Nội có thể cho học sinh THPT đi học từ 9/3, các cấp còn lại từ 16/3