Theo tờ The Japan Times, Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch chiến lược với mục tiêu nâng thị phần xe không phát thải CO2 do các nhà sản xuất nước này chế tạo bán ra tại thị trường châu Âu lên hơn 20% vào năm 2026, với ít nhất 15 mẫu xe điện và xe pin nhiên liệu khác nhau.
Mục tiêu này diễn ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đang tiến tới mục tiêu ngừng hoàn toàn việc phân phối và sử dụng các loại xe có động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu hóa thạch từ năm 2035 để chuyển đổi sang sử dụng các loại phương tiện năng lượng xanh.
Nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới tới từ Nhật Bản, Toyota sẽ góp mặt tới 8 mẫu phương tiện mới với 5 mẫu là xe pin điện và 1 mẫu xe pin Hydro, cùng 2 mẫu xe pin điện mang nhãn hiệu Lexus đến với châu Âu.
Dù cho từng bị coi là hãng xe bảo thủ và không muốn phát triển xe điện, song những dấu hiệu thay đổi tích cực và nhanh chóng gần đây cho thấy sự bắt kịp xu thế của Toyota. Ông Yoshihiro Nakata, giám đốc điều hành Toyota Motor châu Âu cho biết, hãng sẽ tiếp tục cung cấp nhiều hơn nữa công nghệ giảm lượng khí CO2 và tăng mạnh số lượng phương tiện không khí thải độc hại để bảo vệ môi trường.
Toyota cũng tự tin cho biết, kể từ năm 2035, toàn bộ các mẫu xe Lexus, thương hiệu xe sang trọng, đều sẽ là các loại xe điện. Riêng ở châu Âu, với tình hình khả quan hơn, Lexus hoàn toàn có thể đạt mục tiêu này từ năm 2030.
Không những vậy, Toyota cũng công bố kế hoạch đạt được mức trung hòa carbon trong sản xuất và các khâu hậu cần tại châu Âu kể từ năm 2040, sớm hơn 10 năm so với mục tiêu toàn cầu của hãng.
Năm 2022, Toyota đã bán được tổng cộng 1,08 triệu ô tô tại châu Âu, chiếm khoảng 10% tổng doanh số toàn cầu của hãng và con số dự kiến trong năm 2023 này có thể tăng lên tới 1,17 triệu chiếc. Đây là một tín hiệu vô cùng tích cực đối với Toyota nói riêng cũng như toàn bộ ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản nói chung, khi họ vẫn khẳng định được vị thế của mình tại thị trường quan trọng nhất nhì thế giới, trước sức cạnh tranh mạnh mẽ từ xe Trung Quốc.
Hùng Dũng(theo The Japan Times)
Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Lời tòa soạn:
Như chim sợ cành cong, nhiều phụ nữ lỡ một lần đò dè dặt, không đủ can đảm tái hôn.
Những nhân vật trong tuyến bài “Hạnh phúc muộn của vợ Việt bên chồng nước ngoài” của VietNamNetcũng từng mang nỗi lo đó.
Tuy nhiên, họ đã mạnh mẽ vượt qua, chờ đợi và cho phép mình hạnh phúc thêm lần nữa.
"Săn nhầm" triệu phú Australia
Năm 2011, chị Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (SN 1983, quê Quảng Trị) theo chồng sang Australia định cư.
Người chồng đầu của chị làm bếp trưởng, có lối sống khép kín. Ngược lại, chị thích cuộc sống vui nhộn và giao lưu với mọi người. Không chỉ vậy, cả hai cùng mê việc, không có thời gian dành cho nhau. Lâu dần, hôn nhân của họ trở nên tẻ nhạt.
Sau 7 năm gắn bó, vợ chồng chị không có con chung, phát sinh nhiều vấn đề lệch pha. Vì vậy, cả hai quyết định chia tay.
Hậu ly hôn, chị Nguyệt sang Thái Lan, rồi về Việt Nam làm việc trong ngành du lịch. Chị vùi đầu vào công việc, quên đi nỗi buồn hôn nhân. Sau đó, chị Nguyệt trở về Australia và làm môi giới bất động sản.
Ngoài công việc, chị dành thời gian du lịch, không mở lòng dù có vài lời tán tỉnh.
Năm 2021, như bao lần tìm kiếm khách hàng mua bán bất động sản, chị tình cờ quen người chồng hiện tại - anh Andrew Macpherson (quốc tịch Australia).
“Lúc đầu, anh giấu tuổi thật, chỉ nói 52 tuổi dù thực tế anh đã 62 tuổi. Anh không giới thiệu đầy đủ về bản thân. Tôi chỉ biết anh làm việc cho một công ty xuất nhập khẩu”, chị Nguyệt kể.
Chị Nguyệt không suy nghĩ nhiều, tiếp chuyện anh như một khách hàng bình thường. Cả hai trò chuyện liên tục trong 2 tuần và hẹn gặp mặt nhau. Sau lần hẹn đầu, hai người bắt đầu tâm sự về những sở thích cá nhân. Họ dần nhận ra sự đồng điệu trong tâm hồn.
Anh Andrew thông minh, nhanh nhẹn, dí dỏm và trẻ trung hơn tuổi. Điều này khiến chị Nguyệt tin anh nói thật về tuổi tác. Nếu biết tuổi thật của anh Andrew có lẽ chị Nguyệt sẽ không gặp mặt và bỏ lỡ một tình yêu đẹp.
Trong khi đó, anh Andrew ấn tượng trước vốn tiếng Anh lưu loát và khả năng giao tiếp tiếng Thái, tiếng Nhật của chị Nguyệt.
Quen nhau 2 tháng, anh Andrew mời chị Nguyệt về thăm nhà. Tại đây, chị nấu món phở gà và vài món ăn Việt Nam, mời anh thưởng thức. Nhìn bàn thức ăn trước mặt, anh xúc động, ôm mặt khóc. Anh nói, sau nhiều năm ly hôn, chị là người đầu tiên vào bếp, nấu cho anh một bữa ăn ấm áp.
Nhân dịp này, anh Andrew chính thức tỏ tình với chị Nguyệt. Anh tiết lộ tuổi thật và họ tên đầy đủ. Chị Nguyệt có chút ái ngại trước tuổi tác của anh. Thế nhưng, chị nhận ra tình cảm của mình đã vượt qua rào cản đó.
Giấc mơ lễ cưới trên bãi biển
Chính thức sánh đôi, anh Andrew mời chị Nguyệt đến dự tiệc Giáng sinh cùng toàn thể nhân viên của công ty. Trong dịp này, chị gặp gỡ và trò chuyện với một phụ nữ Việt đang làm việc cho anh.
Từ đây, chị Nguyệt biết thêm nhiều thông tin về anh Andrew. Chị rất sốc khi biết bạn trai là triệu phú. Anh sở hữu một công ty xuất nhập khẩu và thương hiệu giải đua xe GT World Challenge Asia GT3.
Anh Andrew là người lớn tuổi nhất thi đấu cho đội tuyển đua xe của Australia. Anh rất dũng cảm, tài năng và giỏi về nhiều lĩnh vực.
Từ đầu, anh Andrew xác định gắn bó lâu dài và nghiêm túc với bạn gái người Việt. Vì vậy, khi tình cảm chín muồi, anh đã cầu hôn chị. Tuy nhiên, anh còn ngại ngùng chuyện tuổi tác, không muốn tổ chức lễ cưới.
Khi biết với phụ nữ Việt Nam, lễ cưới rất quan trọng, chị Nguyệt cũng từng tâm sự về một đám cưới lãng mạn trên bãi biển, anh quyết định cùng vợ hoàn thành giấc mơ.
Trong lúc đó, chị Nguyệt biết chồng lớn tuổi, ngại làm chú rể. Cho nên, chị dự định làm tiệc nho nhỏ ở Đà Nẵng để giới thiệu chồng với người thân.
Khi chị kể về kế hoạch của mình, anh cũng nói ra suy nghĩ về một đám cưới trên bãi biển. Chị Nguyệt vỡ òa hạnh phúc. Chị luôn mơ ước, nhưng không nghĩ giấc mơ ấy có thể trở thành sự thật.
Tháng 4/2024, vợ chồng chị Nguyệt về Đà Nẵng tổ chức lễ cúng gia tiên và đám cưới ở bãi biển. Sau đó, họ quay lại Australia làm lễ cưới và đăng ký kết hôn.
Anh Andrew hạnh phúc và thích thú với 3 lần tổ chức lễ cưới. Với anh, đó là một kỷ lục thực sự mới mẻ, thú vị. “Tôi có phần ái ngại khi kết hôn cùng anh, một triệu phú hơn tôi về mọi mặt. Thế rồi, tôi tự động viên mình còn trẻ, không thể bắt kịp anh.
Tôi chỉ cần chăm chỉ làm việc và tự chủ tài chính. Anh cũng tạo điều kiện, mời tôi về làm trợ lý. Hàng tháng, anh trả lương cho tôi. Tôi thoải mái gửi tiền riêng cho nhà mẹ. Cha tôi bệnh nặng, cần có tiền chạy chữa, thuốc thang”, chị Nguyệt tâm sự.
Sau đám cưới, tình cảm anh Andrew dành cho vợ không thay đổi, thậm chí còn yêu nhiều hơn. Anh tâm lý, nhẹ nhàng và trân trọng vợ. Dù cách nhau hơn 20 tuổi nhưng cặp đôi không có rào cản về tâm hồn, sở thích…
Hiện tại, chị Nguyệt thường xuyên hỗ trợ chụp ảnh cho chồng trong các giải đua xe. Chị giảm công việc, gần gũi và chăm sóc chồng nhiều hơn. Trong khi đó, anh Andrew cố gắng học thêm một ít tiếng Việt, cùng vợ nấu ăn, đi du lịch.
Cả hai thường trao nhau ánh mắt trìu mến, những cái ôm ấm áp. Họ cảm nhận hạnh phúc dù đến muộn, nhưng thực sự tuyệt vời.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Anh Phạm Thanh Tùng, một người mê sưu tầm xe biển đẹp ở Hà Nội bày tỏ sự lo lắng: "Phiên đấu giá đầu tiên mới chỉ có 11 biển mà đã xảy ra lỗi kỹ thuật liên quan đến lượng truy cập thì các phiên đấu giá sau với lượng biển số lớn hơn thì không biết thế nào. Nay cuộc đấu giá hoãn thì còn chưa có thiệt hại cụ thể, nhưng nếu công ty không xử lý được vấn đề web đấu giá vận hành trôi chảy thì sẽ rất dễ phát sinh khiếu nại khiếu kiện trong thời gian tới."
"Thực tế, điều này tôi đã dự đoán được từ trước vì ngay từ lúc đăng ký tài khoản, lúc nộp tiền cọc đấu giá... đã có hiện tượng treo, lag nhiều lần, rồi đến khi đấu giá thử cũng gặp vấn đề tương tự", anh Tùng chi biết.
Anh Phạm Tuấn Giang (Hà Nội) bức xúc chia sẻ: "Người tham gia đã đặt cọc biển số nhưng vì lý do bất khả kháng không tham gia đấu giá thì mất tiền cọc, còn đơn vị tổ chức đấu giá vì lý do kỹ thuật thì xin hoãn. Nếu cứ chơi kiểu này thì người tham gia đấu giá khác gì cầm dao đằng lưỡi khi bất lợi luôn thuộc về mình."
Trong khi đó, anh Nguyễn Xuân Huy (Hà Nội) cho biết: "Không biết bao giờ mới đến lịch đấu giá, lộ trình công ty đưa ra không rõ ràng. Trong khi chúng tôi tham gia thì phải chuyển tiền cọc từ trước. Giờ tiền cọc đấu giá đành phải để đấy, không được hoàn, hủy trước hạn. Nếu vì lý do nào đó, đến phiên đấu giá mà người chơi không vào tham gia được là mất cọc."
Trao đổi với VietNamNet, anh Phạm Thành Lê - Quản trị viên Diễn đàn Otofun nhận định, việc để xảy ra lỗi kỹ thuật trong phiên đấu giá trực tuyến đầu tiên thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, gây mất niềm tin cho người tham gia.
Theo anh Lê, ngoài việc phải nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công tác đấu giá biển số xe cần điều chỉnh cả về cách thức lựa chọn, phân phối biển số đấu giá.
Anh Phạm Thành Lê cho rằng, để thoả mãn nhu cầu của số đông mà vẫn đạt mục tiêu thu ngân sách, Bộ Công An nên phối hợp với các bên liên quan để chia các biển số ô tô đấu giá thành 3 nhóm.
Thứ nhất là nhóm các biển số đẹp, đem đấu giá trong thời gian dài, ít nhất 24 giờ, đồng thời phải đi kèm điều kiện phụ để tránh tình trạng rình phút cuối một phát ăn ngay.
Tiếp theo là nhóm các biển số theo yêu cầu sở thích của chủ xe và không trùng với nhóm biển số đẹp, có quy định cụ thể về mức giá và người mua chỉ việc trả tiền mua biển.
Cuối cùng là nhóm biển bấm số thông thường, cho phép người đăng ký có thể bấm thoải mái, bao nhiêu lần cũng được. Mỗi lần bấm là một lần đóng phí tương ứng với bước giá đấu trực tuyến.
Anh Phạm Thanh Tùng cho rằng: "Thời gian đấu giá 1 biển số nên kéo dài từ 2-3 tiếng thay vì 60 phút như hiện tại".
Chiều 22/8, sau sự cố kỹ thuật phải ngừng phiên đấu giá biển số đầu tiên, bà Lâm Thị Mai Anh, Giám đốc Công ty Đấu giá Hợp danh Viẹtw Nam họp báo, đưa ra lời xin lỗi và hứa sẽ khắc phục trong thời gian sớm nhất, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng.
"Đối với khách hàng nộp hồ sơ, tiền đặt trước và tham gia đấu giá 11 biển số xe ô tô ngày 22/8 sẽ đảm bảo giữ nguyên quyền lợi khi tham gia các phiên đấu giá tiếp theo đúng quy định", bà Mai Anh cho biết.
Thời gian đấu giá lại sẽ được công ty thông báo tới khách hàng trong thời gian sớm nhất.
Như VietNamNet đã đưa tin, theo kế hoạch ban đầu, sáng 22/8 sẽ diễn ra phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên với 11 biển số siêu đẹp của 10 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 6 biển ngũ quý được coi là đẹp nhất gồm: 98A-666.66 (Bắc Giang), 19A-555.55 (Phú Thọ), 30K-555.55 (Hà Nội), 36A-999.99 (Thanh Hóa), 51K-888.88 (TP.HCM), 99A-666.66 (Bắc Ninh).
5 biển số siêu đẹp còn lại là biển sảnh tiến của Hà Nội: 30K- 567.89; các biển có dãy số tứ quý là 47A-599.99 (Đắk Lắk); 65A-399.999 (Cần Thơ); 15K-188.88 (Hải Phòng) và 43A: 799.99 (Đà Nẵng).
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!