Ông Trần Văn Nam - Viện trưởng Viện Phát triển văn hóa dân tộc nhấn mạnh, diễn đàn được tổ chức nhằm xác định vai trò quan trọng của di sản văn hóa Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt sau khi được UNESCO ghi danh và triển khai thực hiện những cam kết mà Thủ tướng đã ký với UNESCO về chương trình và hành động bảo vệ phát huy giá trị di sản tín ngưỡng thờ Mẫu,
Đối với các đối tượng được quản lý, diễn đàn nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trong quá trình thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. Ngoài ra, diễn đàn còn đưa ra các giải pháp tối ưu để ứng dụng trong thực tiễn. Các hình thức kết hợp giữa đội ngũ các nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa và các thế hệ chủ thể văn hóa góp phần củng cố, định hướng và nâng cao ý thức cộng đồng về giá trị của di sản văn hóa thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, từ đó đa dạng hóa các biện pháp khẳng định và tôn vinh giá trị của di sản.
GS.TS. Bùi Quang Thanh - Viện Phát triển văn hóa dân tộc nhấn mạnh, tín ngưỡng thờ Mẫu có sức sống trường tồn, bền vững, có sức hút và đi sâu vào đời sống văn hoá, tinh thần của người Việt. Tính cộng đồng trong nghi lễ chầu văn được thể hiện bền chặt, đó là yếu tố quyết định trong việc duy trì, phát triển.
Chính vì thế, sinh hoạt của tín ngưỡng thờ Mẫu đã giúp liên kết mọi người, thậm chí vượt ra khỏi giới hạn của tư tưởng định kiến tôn giáo hoặc sự cục bộ địa phương để cùng hướng về một đối tượng thiêng, đồng thời phát khởi mối thiện tâm ở mỗi con người trong các mối quan hệ xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã góp phần vào việc giáo dục và hướng con người đến với Chân - Thiện - Mỹ. Qua đó, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử, văn hóa, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ con cháu và mọi người dân.
“Do những yếu tố chủ quan và khách quan tác động, trên tiến trình bảo tồn và phát triển, thực hành di sản văn hóa độc đáo này đã và đang có xu hướng biến đổi một cách sâu rộng, một mặt mang lại những sinh hoạt văn hóa sinh động, chứa đựng nhiều giá trị, bảo vệ được bản sắc truyền thống của di sản; mặt khác, cũng đã và đang mang lại không ít tác động tiêu dễ cực, có khả năng làm biến dạng di sản, đánh mất những giá trị nhân văn vốn được tạo xây từ quá khứ và được UNESCO đánh giá cao", GS.TS Bùi Quang Thanh nêu.
Ông cho rằng, hoạt động thực hành nghệ thuật hát văn - hầu đồng đang diễn ra tràn lan, với những biểu hiện tự do, tùy theo nhu cầu của một cá nhân hay nhóm người nhất định. Không ít bài hát văn vốn phù hợp với từng giá đồng trong truyền thống đã bị thay lời, thay giai điệu.
Không ít vấn hầu đã bị biến tướng về trang phục, điệu bộ, động tác diễn xướng, làm biến thái giá trị vốn có của di sản do thế hệ tiền nhân trao truyền lại, gây ra những hình ảnh, hành vi phản cảm, ức chế đối với người tham dự, dẫn đến có nguy cơ làm biến dạng các giá trị tiềm ẩn trong quá trình thực hành di sản.
Cộng đồng dân chúng và một số đồng thầy, bản hội chân chính đã lên tiếng đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng những quy chế cần thiết, bảo đảm mục tiêu bảo vệ sự toàn vẹn của di sản, tạo cơ sở khoa học và pháp lý để hạn chế hạn chế và tiêu cực.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2016. UNESCO đánh giá di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt góp phần quan trọng vào việc tạo ra sợi dây tinh thần liên kết các cộng đồng thực hành di sản, thúc đẩy sự khoan dung giữa các sắc tộc và tôn giáo, tương thích với các quy định về nhân quyền quốc tế và không có giới hạn về thực hành. |
![]() |
TS Huỳnh Thế Thiện sinh năm 1988, là cựu học sinh Trường THPT Chuyên Bến Tre |
Tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử - Viễn thông tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM năm 2011, Huỳnh Thế Thiện tiếp tục theo học thạc sĩ.
Sau đó, được sự tin tưởng và giới thiệu của một giảng viên hướng dẫn, Thiện tiếp tục nhận học bổng rồi nhận bằng tiến sĩ ngành Khoa học máy tính tại Trường ĐH ĐH Kyung Hee (TP Suwon, Hàn Quốc) vào năm 2018.
Hiện, anh đang là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ, Viện Công nghệ Quốc gia Kumoh.
Từ năm 2014 đến nay, TS Thiện đã có 58 bài báo đã công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế, trong đó 21 bài thuộc danh mục Q1 (12 bài là tác giả chính), 2 bài thuộc danh mục Q2 (1 bài là tác giả chính), 1 bài thuộc danh mục Q3 và 33 bài thuộc danh mục Q4 (18 bài là tác giả chính).
Ngoài ra, anh còn có 2 báo cáo quốc tế xuất sắc, trong đó 1 bài là tác giả chính ở các hội nghị về lĩnh vực viễn thông; đồng tác giả của 3 sáng chế.
Đây là con số rất ấn tượng với một tiến sĩ sinh năm 1988.
“Lúc nhận được thông tin trở thành 1 trong 10 gương mặt được giải thưởng Quả Cầu Vàng mình rất bất ngờ".
Thiện cho rằng điều khiến hồ sơ của mình thuyết phục nhất với hội đồng có lẽ là việc chủ nhiệm 1 đề tài khoa học cấp quốc gia của Hàn Quốc: “Hierarchical Visual Deep Framework for High-Risk Physical Behavior Attention” (Thuật toán học sâu cho xử lý video giúp cảnh báo sớm các hành vi nguy hiểm ở người) được cấp bởi Quỹ nghiên cứu Quốc gia Hàn Quốc trong vòng 3 năm, từ 6/2019 đến 5/2022. Mức kinh phí được cấp khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm.
Theo Thiện, đề tài này nghiên cứu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong việc xử lý video với mục tiêu phát hiện, cảnh báo sớm các hành vi nguy hiểm.
“Chẳng hạn như những hành vi leo lên ghế và với tay để lấy vật dụng gì đó,... lúc đầu, máy sẽ phải nhận dạng vật thể trong khung hình là người hay là vật. Sau đó sẽ đối chiếu với bộ dữ liệu được xây dựng trong hệ thống của mình, nếu hành vi đó nguy hiểm hoặc mất an toàn thì sẽ đưa ra hình thức cảnh báo như gửi tin nhắn, phát âm thanh,...”, Thiện chia sẻ.
Trước đó, trong quá trình học tiến sĩ, Thiện cũng từn là thành viên nghiên cứu (từ 6/2014 đến 5/2018) đề tài khoa học “Mining Minds Core Technology Exploiting Personal Big Data” của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc. Đây cũng là một đề tài liên quan đến việc thu thập dữ liệu người dùng để đưa ra chỉ dẫn.
Phòng thí nghiệm là nhà
Để có được thành quả hiện nay, Thiện cho rằng mình đã trải qua một hành trình đầy nỗ lực và nhiệt huyết.
“Lĩnh vực mình học và nghiên cứu trước đây về thuật toán để xử lý ảnh nhưng phòng nghiên cứu ở môi trường mới chủ yếu là hệ thống nền tảng Dữ liệu lớn. Lúc đầu mình cảm thấy rất hụt hẫng, khá căng thẳng, thậm chí stress bởi hướng nghiên cứu của giáo sư và của mình không trùng với nhau”, Thiện chia sẻ về giai đoạn được cho là khó khăn nhất khi mới đặt chân đến Hàn Quốc.
Nhưng rồi, anh dặn mình đây là cơ hội để tiếp cận môi trường khoa học phát triển nên càng cần phải cố gắng. Thiện bỏ nhiều thời gian học, đọc để tiếp cận các kiến thức mới.
![]() |
4 năm học tiến sĩ, Thiện có thuê phòng trọ ở ngoài, nhưng chủ yếu chỉ trở về vào dịp cuối tuần để giặt đồ, còn lại, phần lớn thời gian, Thiện gần như ở luôn tại phòng thí nghiệm của trường.
“Việc này giúp mình có thêm nhiều thời gian để nghiên cứu. Nhiều lúc trong đầu có một ý tưởng gì đó nhưng nếu rời phòng lab về nhà thì sẽ bị ngắt quãng. Ở lại phòng thí nghiệm, mình có thể thực hiện nó một cách xuyên suốt và thành công hay không thì cũng thỏa lòng”.
Điều Thiện ái ngại nhất chỉ là phòng thí nghiệm dù sao cũng là nơi sinh hoạt, nghiên cứu chung của mọi người. “Rất may, trước đó, mình ngỏ ý hỏi việc ngủ lại thì giáo sư người Hàn Quốc cũng vui vẻ sẵn lòng với lý do...coi như có thêm người trông phòng lab”, Thiện cười.
Ngoài nghiên cứu, TS Thiện còn là biên tập khách mời cho tạp chí ISI Remote Sensing (IF: 4.509).
Anh cũng tham gia phản biện cho các tạp chí chuyên ngành như: Information Sciences, IEEE Transaction on Circuits and Systems for Video Technology, IEEE Transaction on Industrial Informatics, IEEE Access, IEEE Transactions on Cognitive and Developmental Systems, Sensors...
Với kinh nghiệm của mình, Thiện có nhiều cơ hội để tiếp tục ở lại làm việc ở Hàn Quốc hoặc một số quốc gia khác. Song, Thiện cho hay, sau khi hoàn tất đề tài, tháng 5/2022, anh sẽ trở về Việt Nam để có thể cống hiến ngay tại quê nhà.
Anh dự định sẽ thi vào làm giảng viên một trường đại học ở TP.HCM.
Giải thưởng Khoa học công nghệ Thanh niên Quả Cầu Vàng là Giải thưởng uy tín trong lĩnh vực khoa học công nghệ dành cho các cá nhân xuất sắc không quá 35 tuổi, do Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức. Giải thưởng này nhằm phát hiện, tôn vinh các tài năng trẻ xuất sắc ở 5 lĩnh vực: công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ y - dược, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, công nghệ vật liệu mới. |
Thanh Hùng
Tối 12/12, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức giao lưu “Khát vọng Việt Nam”, trao Giải thưởng Quả Cầu Vàng và giải thưởng Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học công nghệ năm 2020.
" alt=""/>Tiến sĩ người Việt làm chủ nhiệm đề tài cấp quốc gia của Hàn QuốcBà có tên là Nguyễn Thị Bảy nhưng người trong vùng gọi bà theo tên chồng, bà Chín Thủ. Nhà bà ở sâu trong khu phố Mỹ Thuận, phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang). Năm nay bà bước vào tuổi 82.
Chúng tôi đến thăm bà vào một buổi sáng. Đã 10h, bà vẫn ngồi đó. Đôi mắt nhìn thẳng về phía trước thềm nhà. Sau tiếng chào hỏi thông thường, bà tiếp tục im lặng.
Chúng tôi nhìn theo ánh mắt của bà. Thì ra, trước và dọc theo hông căn nhà có hàng cột chống đỡ mái nhà. Ở mỗi gốc cột nhà, một phụ nữ đang ngồi tựa lưng. Người nào cũng thế, gương mặt như lạc thần. Đôi mắt họ mở to nhìn vào một nơi vô định. Không một tiếng nói, không một tiếng cười.
Có 4 người ngồi như thế. Bên trong nhà, có thêm 2 người phụ nữ nữa. Một già một trẻ đang vui đùa cùng nhau. Sở dĩ nói họ đang đùa vì có tiếng cười chứ thật ra chẳng có tiếng nói nào. Bất ngờ, người phụ nữ trẻ tay cầm chiếc giỏ chạy thẳng ra chỗ bà Chín Thủ.
Chị nhìn bà không nói tiếng nào, chỉ nở nụ cười thật tươi, đưa hai tay ra phía trước, miệng thốt ra không thành tiếng. Bà Chín cười, gật đầu ra vẻ hiểu câu chuyện rồi đứng dậy. Chị lấy chiếc giỏ đi thẳng vào trong nhà.
'Nó là cháu ngoại tôi đó. Tôi sinh được 6 người con nhưng chỉ còn 5. Trong đó có một người con trai. Các con tôi sinh ra đều chung một bệnh, câm điếc. Chỉ có 2 đứa và cháu ngoại còn sáng mắt, 3 đứa kia đều mù mặc dù mắt nó vẫn mở to và không có dấu hiệu bệnh về mắt.
![]() |
Bà và cháu ngoại Hồng Hận nói chuyện bằng tay. |
Bà kể tiếp, bà sinh đứa con đầu vào năm 1957. Khi ấy, vùng này chiến tranh, bom đạn trút xuống liên miên. Đứa con đầu sinh ra khỏe mạnh bình thường như bao đứa trẻ khác. Thế nhưng chỉ vài năm sau, mắt nó không thấy rồi tai không nghe, miệng không nói được.
Đến đứa thứ 2 cũng thế. Cứ nghĩ có thể đường ăn ở của mình không tốt nên không gặp may. Nhưng nếu không may thì chỉ một hai đứa thôi, đằng này cả 6 đứa con đều thế cả.
'Đứa cuối cùng tôi sinh vào năm 1977'. Giọng bà chùng xuống. Bà nói như khóc, 'Gánh nặng nuôi con tật nguyền đè nặng trên vai, vậy mà nỡ lòng nào ổng bỏ tôi đi. Ông mất sau cơn bạo bệnh để mình tôi nuôi các con đến hôm nay'.
Hơn 60 năm tảo tần nuôi con, bà Chín Thủ dường như muốn kiệt sức. Bà gầy nhom. Nhìn bà và những người con của bà, chúng tôi không sao cầm lòng được.
'Đã thế vào năm 1981, tôi thấy đứa con thứ 4 không bình thường. Bụng nó càng ngày càng lớn. Cuối cùng tôi mới phát hiện nó có bầu. Mà có với ai? Lúc nào? Nó không nói, không nghe được nên rất khó hỏi. Nhưng rồi câu chuyện cũng dần sáng tỏ.
![]() |
Hồng Hận, cháu ngoại ngoài ý muốn của bà chín Thủ. |
![]() |
Cả nhà đan giỏ dưới sự hướng dẫn của bà Chín. |
Chị tôi - dì nó - có việc nhờ nó lên giúp. Ở trong nhà dì, anh rể nó ve vãn làm sao mà rồi nó có bầu sinh ra bé gái. Đã khổ lại khổ thêm, tôi phải nuôi thêm đứa cháu ngoại bất đắc dĩ. Nó không mù nhưng cũng câm cũng điếc. Lúc đó tôi hận thằng rể của chị tôi lắm nên khi con bé sinh ra, tôi đặt cho nó cái tên Nguyễn Hồng Hận'.
Cô cháu ngoại lại chạy ra bên bà. 'Nó là Hồng Hận đó. Nó muốn mẹ nó và các dì đan giỏ đi vì trưa rồi. Cả nhà bây giờ chỉ trông cậy vào nguồn thu nhập này thôi. Dù mù, dù câm, dù điếc nhưng các con cháu tôi đều làm việc được. Những chiếc giỏ đan ra được trả công tuy ít nhưng còn hơn không. Mỗi người một ngày chỉ đan được một giỏ. Tiền công cho cả nhà chưa được 100.000đ/ngày nhưng cũng góp phần vào việc chi tiêu'.
Bà xin phép chúng tôi ngưng câu chuyện để 'điều động' 5 thợ đan vào làm việc. Các chị ngồi cạnh nhau. Người còn sáng mắt thì nhìn vào giỏ. Người mù thì tay đan nhưng mặt lại ngước lên trên cao. Tất cả đều nhuần nhuyễn tay nghề...
![]() |
Người con trai soạn đồ nghề sửa xe. |
![]() |
Hai anh em người mù, người sáng mắt nhưng cùng câm điếc. |
Trong lúc các chị đan giỏ, từ phía sau người con trai của bà đang lục soạn lại những đồ nghề sửa xe. Anh không mù nhưng cũng như những chị em khác, vẫn câm điếc. Nhiều năm nay, anh sống bằng đôi bàn tay của mình. Thu nhập không nhiều nhưng cũng đủ bữa đói bữa no.
Bà Chín bước ra nhìn vào bầy con của mình. Cặm cụi làm chẳng cần biết nắng mưa hay trưa tối gì. Có lẽ họ chỉ cần những cái vuốt ve thân yêu của mẹ, những chén cơm thấm đẫm tình người để sống cho hết quãng đời còn lại.
Bà Chín buông tiếng thở dài: 'Tôi đã hơn 80 tuổi, không biết sau khi tôi mất ai sẽ lo cho chúng từng bữa cơm, manh áo đây?'.
Ông Nguyễn Văn Thệ, chủ tịch UBND phường Nhị Mỹ thừa nhận hoàn cảnh của gia đình bà Chín Thủ rất đáng thương. Các con bà bị dị tật là hậu quả của chất độc da cam. Chính quyền địa phương cũng rất quan tâm hỗ trợ theo đúng các chế độ chính sách đã qui định. Ngoài ra, các nhà hảo tâm cũng thường xuyên giúp đỡ để gia đình bà bớt đi phần nào khó khăn trong cuộc sống.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Nguyễn Thị Bảy (bà Chín Thủ), khu phố Mỹ Thuận, phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.305 bà Nguyễn Thị Bảy ở Tiền Giang Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Mẹ mất, bố không nhìn nhận, Ngọc (Tây Ninh) bỏ học đi làm công nhân. Hai năm sau, cô quyết tâm đi học lại để vượt qua cái nghèo.
" alt=""/>Người mẹ nghèo Tiền Giang nuôi 6 con câm điếc, mù lòa