Mặc dù thế hệ gen Z (những người sinh từ năm 1997 trở đi) mới chỉ gia nhập thị trường lao động nhưng đã bị mang nhiều tiếng xấu ở văn phòng.
Theo một cuộc khảo sát gần đây với 1.300 nhà quản lý, cứ 4 người thì có 3 người đồng ý rằng thế hệ gen Z khó làm việc chung so với các thế hệ khác. 65% nhà tuyển dụng cho biết, họ phải sa thải nhân viên gen Z nhiều hơn bình thường. Nghiên cứu này cũng kết luận rằng cứ 8 người gen Z thì có 1 người bỏ việc sau chưa đầy một tuần.
Kết quả này cũng đúng với các ngành công nghiệp khác nhau. Các doanh nghiệp cho biết, rất khó làm việc với những người trẻ, đặc biệt là về mặt ngôn ngữ.
Đối với Alexis McDonnell, một nhà sáng tạo nội dung từng quản lý nhân viên gen Z tại một công ty công nghệ ở Dallas, “sự khác biệt lớn nhất mà tôi nhận thấy chỉ là sự khác biệt về tính chuyên nghiệp”.
Alexis cho rằng đại dịch có ảnh hưởng lớn trong việc này. Vì sau một thời gian dài giãn cách xã hội, gen Z gặp khó khăn trong việc giao tiếp nơi công sở. Sau đại dịch cũng là thời điểm họ nhận công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp.
Trên thực tế, 36% số người tham gia khảo sát cho biết thế hệ gen Z có kỹ năng giao tiếp kém.
Peter, một nhà quản lý trong ngành khách sạn, nói: “Tất cả họ đều có cùng một hành vi kỳ lạ trong văn phòng. Họ không biết cách ứng xử trong môi trường kinh doanh. Tôi từng được dạy về cách thức hoạt động của một văn phòng, cho dù đó là xử lý với hệ thống cấp bậc hay chỉ đơn giản là khi ai đó đứng trước mặt bạn, bạn hãy nhìn vào mắt họ”.
Một phàn nàn lớn khác với gen Z là sự mất tập trung, trong đó có 36% nhà quản lý đồng ý với điều này.
“Chúng tôi thường tham gia các cuộc gọi nhóm và thấy rằng họ vẫn nhận cuộc gọi riêng”, Alexis kể.
“Và nếu chúng tôi gọi đến tên họ trong cuộc họp thì họ trông giống như là con nai đang bị chói mắt bởi bóng đèn pha. Họ thực sự không chú tâm”.
Một nhà quản lý ẩn danh khác cũng đồng ý rằng gen Z bị nghiện điện thoại và điều đó làm tổn hại đến văn hóa công sở. “Phòng ăn trưa thường rất rôm rả. Chúng tôi hay nói chuyện phiếm, còn các bạn gen Z hầu như chỉ cúi đầu xuống điện thoại và vuốt vuốt”.
Trong khảo sát này, 37% các nhà quản lý chỉ trích nhân viên gen Z thiếu nỗ lực.
“Bất cứ khi nào có khách hàng đến sát giờ đóng cửa, thì họ sẽ làm việc theo kiểu như muốn đuổi khách đi vậy. Ý tôi là, bạn đang làm dịch vụ khách hàng mà lại không quan tâm đến việc giúp đỡ khách hàng hay sao?” - Peter chia sẻ.
Nhiều chủ doanh nghiệp cũng phàn nàn rằng, mặc dù gen Z là những người trẻ thiếu kinh nghiệm nhất trong ngành, nhưng họ lại hay đưa ra những điều khoản đặc biệt.
“Họ có những kỳ vọng rất khác nhau khi bắt đầu một công việc mới”, Matthew Dearden, 35 tuổi, người giám sát hàng chục nhân viên gen Z tại một trường đại học ở Ohio, chia sẻ.
Nathan Punwani, một bác sĩ đến từ Arizona đang làm việc với gen Z, cho biết, thái độ này thậm chí còn len lỏi vào lĩnh vực y tế: “Họ thực sự yêu cầu những thứ như, 'Ồ, tôi không muốn gặp bệnh nhân'. Khi tôi ở vị trí của họ, tôi sẽ không bao giờ trả lời như vậy với bất kỳ người giám sát nào. Tôi sẽ cứ thế mà làm, không bao giờ thắc mắc".
Ngoài ra, 35% người được hỏi cho biết nhân viên gen Z còn quá nhạy cảm và mong manh về mặt tinh thần.
Cụ thể, vào ngày nghỉ đầu tiên (25/1/2025, tức 26 tháng chạp), tỷ lệ đặt chỗ trên các chuyến bay từ TP HCM đến các địa phương đạt trung bình trên 50%. Trong đó một số chuyến bay có tỷ lệ cao như TP HCM đến Huế, Chu Lai đạt 99%, TP HCM đến Pleiku, Tuy Hòa, Quy Nhơn, Quảng Bình đạt 100%.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại tỷ lệ đặt chỗ còn thấp. Cụ thể Huế đến TP HCM đạt 12%, Pleiku - TP HCM đạt 2,8%, Tuy Hòa - TP HCM 7,7%...
Các ngày 24/1/2025 (25 tháng chạp) và 26/1/2025 (27 tháng chạp) - một ngày trước và sau ngày nghỉ đầu tiên, tỷ lệ đặt chỗ đạt 93-100% trên các đường bay từ TP HCM đi miền Trung và Tây nguyên. Chiều ngược lại có tỷ lệ dưới 20%.
Ngày 28/1/2024 (29 tháng chạp), nhiều chuyến bay từ TP HCM đi các địa phương còn chỗ trống, tỷ lệ đặt chỗ 10-30%.
Các đường bay trục như TP HCM đi Đà Nẵng, Hà Nội, tỷ lệ đặt chỗ 15-20% trong các ngày từ 25/1/2025 đến 2/2/2025 (tức 26 tháng chạp tới mùng 5 tháng giêng âm lịch).