Vệ sinh nội thất ô tô thường xuyên sẽ giúp hạn chế không chỉ virut SARS-CoV-2 mà cả các vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
2. Sử dụng khăn lau tẩy trang
Theo kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô, đối với xe nội thất bằng da, khăn lau tẩy trang là một giải pháp tuyệt vời. Đó là bởi vì các sản phẩm chăm sóc da thường chứa chất dưỡng ẩm, rất tốt cho các vật liệu trang trí hữu cơ.
Không giống như làn da của chúng ta vốn có khả năng tự dưỡng ẩm, nội thất ô tô không thể làm điều này. Do đó, cả dung dịch làm sạch có chứa cồn và chất tẩy đều có thể làm khô lớp bọc da của xe. Nói cách khác, nếu loại chất làm sạch này khiến tay bạn bị khô sau khi sử dụng thì cũng có thể làm chảy dầu tự nhiên ra khỏi bọc da nội thất.
3. Sử dụng dầu dưỡng chất liệu da
Theo kinh nghiệm sử dụng ô tô, nếu không thể dùng dung dịch làm sạch có chứa chất dưỡng ẩm, bạn có thể sử dụng dầu dưỡng chất liệu da (leather conditioners) để bổ sung các loại dầu cho lớp bọc da mà quá trình làm lau chùi đã làm mất đi.
Bất kể bạn sử dụng những dung dịch gì và sử dụng nó như thế nào, hãy nhớ lau sạch bề mặt chất liệu sau khi rửa
Bên cạnh đó, dầu dưỡng thường chứa chất hoạt động bề mặt, làm giảm sức căng bề mặt của nước. Nói cách khác, chất hoạt động bề mặt làm cho nước ướt hơn. Bạn đã bao giờ sử dụng xà phòng rửa chén để làm sạch một cái lều và nhận ra nước rò rỉ ngay qua vật liệu? Chất hoạt động bề mặt cũng làm điều tương tự với lớp virus SARS-CoV-2 bên ngoài, qua đó vô hiệu hóa Covid-19 một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn không nên chỉ dựa vào dầu dưỡng chất liệu da để giữ cho bề mặt da nội thất không có virus và cũng không nên sử dụng chúng quá mức vì sẽ khiến da bị nhờn. Nếu bạn sử dụng một sản phẩm được quảng cáo là vừa làm sạch và vừa xử lý bề mặt bên trong, hãy đảm bảo rằng sản phẩm này an toàn cho da.
4. Lau sạch bề mặt nội thất sau khi rửa
Bất kể bạn sử dụng những dung dịch gì và sử dụng nó như thế nào, hãy nhớ lau sạch bề mặt chất liệu sau khi rửa. Ngay cả những chất tẩy nhẹ cũng không nên để sót lại trên chất liệu nội thất xe. Những mẫu xe không có da thật sẽ dễ dàng khử trùng hơn nhiều. Vinyl hoặc chất liệu tổng hợp khác không hấp thụ bất cứ thứ gì.
Hãy cẩn thận với chất khử trùng dạng phun vì chúng chỉ hoạt động thông qua tiếp xúc trực tiếp
Vì vậy chỉ cần làm sạch bề mặt là được. Mặc dù vậy, vẫn không nên làm sạch bằng dung dịch có chứa cồn hoặc chất tẩy trắng. Bề mặt sơn sẽ không phù hợp với cồn nhưng nhìn chung sẽ chống chịu được chất tẩy. Tuy nhiên, bề mặt được bọc vinyl sẽ không làm tốt điều này và lớp hoàn thiện sẽ bị hỏng.
5. Những chất khác nên tránh ngoài thuốc tẩy
Tất cả các dung môi (rượu, acetone, dầu hỏa,....) nên tránh, không chỉ vì có thể làm hỏng các thành phần nội thất đắt tiền, mà còn vì chúng không thực sự ảnh hưởng đến virus. Nếu sử dụng dung dịch xịt phòng như Lysol hoặc Clorox, tuyệt đối tránh dùng loại có chất tẩy. Hãy cẩn thận với chất khử trùng dạng phun vì chúng chỉ hoạt động thông qua tiếp xúc trực tiếp.
6. Những vị trí cần làm sạch
Tập trung vào vô lăng, các loại thiết bị chuyển mạch, cần số và giao diện thông tin giải trí. Đừng quên làm sạch cả gương chiếu hậu và nắp bình xăng cùng nắm cửa. Nếu bạn thiếu chất làm sạch thì có thể bỏ qua các bề mặt ghế ngồi vì vị trí này không thực sự chạm vào các bộ phận của cơ thể mà bạn có khả năng tiếp xúc với virus.
Nhìn chung, khi làm sạch nội thất xe hơi, hãy ghi nhớ những lời khuyên sau:
- Nội thất càng đơn giản càng dễ dàng làm sạch.
- Xà phòng luôn là lựa chọn tốt nhất.
- Tránh dùng thuốc tẩy ngoại trừ làm sạch loại nhựa đơn giản.
- Đừng sử dụng dung môi.
- Dung dịch khử trùng tay có chứa cồn có thể làm khô bọc da nội thất.
- Đừng để hóa chất sót lại trên bề mặt nội thất.
- Ưu tiên làm sạch các bề mặt bạn hay chạm vào.
Theo Dân Việt
Các câu hỏi về tư vấn sử dụng, sửa chữa ô tô xin gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected] cảm ơn!
" alt=""/>Khử trùng vệ sinh cho xe ô tô như thế nào để phòng dịch CovidAnh Đ. là nhân viên bếp của tàu du lịch nghỉ đêm 5 sao Ambassador, số hiệu QN 8879.
Đại diện UBND TP Hạ Long cho biết, du thuyền này đang trên hải trình đưa 61 nhân viên cùng 122 hành khách tham quan vịnh Hạ Long.
TP Hạ Long yêu cầu du thuyền quay trở về bờ vào lúc 10h30 cùng ngày và bố trí khu neo đậu, cách ly riêng biệt cho toàn bộ hành khách cùng thuyền viên trên tàu.
Trước đó, anh Đ. về quê ở huyện Lý Nhân, Hà Nam, ăn cưới và sử dụng dịch vụ Internet công cộng của một người ở xã Bắc Lý. Người này sau đó có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Ngày 29/4, anh Đ. trở về Hạ Long và làm phục vụ bếp trên tàu Ambassador đưa khách du lịch tham quan. Ngay khi tàu về bờ, cơ quan chức năng cử cán bộ y tế đưa anh Đ. đi cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm đối với toàn bộ nhân viên phục vụ trên tàu.
Phạm Công
Nhân viên bếp du thuyền Ambassador là F1 của bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở Hà Nam. 182 khách và nhân viên phục vụ trên du thuyền này đang được cách ly trên vịnh Hạ Long.
" alt=""/>Đầu bếp du thuyền ở Quảng Ninh âm tính lần 1 với CovidLiên quan đến nội dung này, Bộ Y tế cho hay, đến nay, Bộ mới chỉ nhận được các văn bản của Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex thông báo về chủ trương tìm kiếm đối tác cung ứng vắc xin phòng, chống dịch bệnh Covid-19 (Moderna) để nhập khẩu về Việt Nam.
Bộ Y tế chưa nhận được hồ sơ của Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex đề nghị phê duyệt vắc xin phòng Covid-19 do Moderna sản xuất.
Thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước có thông tin về các vụ gian lận, lừa đảo trong việc mua bán vắc xin phòng Covid-19 trên thế giới và tại Việt Nam.
Ngày 10/3, Bộ Y tế đã có thông báo khuyến cáo các cơ quan, tổ chức khi nhận được thông tin, đề nghị hợp tác về việc cung cấp vắc xin cần thận trọng, chủ động xác thực, kiểm chứng thông tin, đảm bảo an toàn pháp lý, tài chính và thương mại.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế xây dựng quy trình tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ vắc xin phòng Covid-19 hướng dẫn thi hành Luật Dược năm 2016, đảm bảo vắc xin được phê duyệt đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã ban hành các Công văn yêu cầu các cơ sở sản xuất thuốc; xuất khẩu, nhập khẩu thuốc về việc tăng cường, đa dạng hoá nguồn cung vắc xin phòng Covid-19 tại Việt Nam.
Trên cơ sở đó, nhiều doanh nghiệp có văn bản gửi về Bộ Y tế thông báo về việc đã tìm kiếm, liên hệ với các nguồn cung ứng vắc xin phòng Covid-19 (AstraZeneca, Pfizer, Johnson & Johnson, Sputnik V, Moderna, Sinovac, Curevac…) nhập khẩu từ các nước Anh, Mỹ, Liên bang Nga, Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc…
Bộ Y tế cho biết, rất hoan nghênh nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn cung ứng vắc xin đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả và đúng nguồn gốc xuất xứ để cung cấp vào Việt Nam trong thời gian sớm nhất theo đúng quy định của pháp luật.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế là đơn vị trực tiếp hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục nhập khẩu vắc xin phòng, chống dịch Covid-19 về Việt Nam.
Căn cứ hồ sơ, tài liệu do các doanh nghiệp cung cấp, đến nay, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện 2 loại vắc xin là Covid-19 Vaccine AstraZeneca và SPUTNIK V cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch. Việc xem xét, phê duyệt được Bộ Y tế thực hiện theo đúng quy định.
Nguyễn Liên
Việt Nam đang nghiên cứu, xem xét thử nghiệm hộ chiếu vắc xin tại các khu du lịch hoặc một số sân golf.
" alt=""/>Bộ Y tế lên tiếng về thông tin công văn xin nhập khẩu 50 triệu liều vắc xin Covid