- Ca sĩ Tùng Dươngvà Trọng Tấn sẽ cùng nhau ra Trường Sa vào tháng 7 tới để cất tiếng háttặng các chiến sĩ hải quân - những người đã,ùngDươngTrọngTấnsẽraTrườlịch vạn niên hôm nay đang và sẽ tiếp tục sự nghiệp gìngiữ bảo vệ biển đảo, quê hương.
- Ca sĩ Tùng Dươngvà Trọng Tấn sẽ cùng nhau ra Trường Sa vào tháng 7 tới để cất tiếng háttặng các chiến sĩ hải quân - những người đã,ùngDươngTrọngTấnsẽraTrườlịch vạn niên hôm nay đang và sẽ tiếp tục sự nghiệp gìngiữ bảo vệ biển đảo, quê hương.
Yếu tố lịch sử, chính trị
Tiếng Anh bắt đầu có chỗ đứng ở vùng lãnh thổ Palestine trong thời kỳ Ủy trị Anh (1920-1948) khi được sử dụng làm ngôn ngữ hành chính. Sau khi Israel thành lập vào năm 1948 và tiếng Hebrew được khôi phục làm ngôn ngữ chính thức thì tiếng Anh vẫn giữ vai trò quan trọng trong giáo dục, thương mại và ngoại giao.
Sự tiếp xúc sớm này đã tạo nền móng cho tầm ảnh hưởng của tiếng Anh tại Israel. Sự gắn bó chặt chẽ về mặt địa chính trị giữa Israel với các đồng minh chiến lược như Mỹ và Anh khiến tiếng Anh trở thành một công cụ quan trọng, không chỉ trong giao tiếp mà còn trong việc thực hiện chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia.
Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động hợp tác quân sự, đàm phán thương mại và nghiên cứu khoa học. Thành thạo tiếng Anh, do đó, trở thành trụ cột ưu tiên trong chính sách phát triển của Israel.
Chính sách tiếng Anh là ưu tiên cốt lõi
Hệ thống giáo dục Israel coi tiếng Anh là môn học chính và được giảng dạy bắt buộc từ bậc tiểu học (lớp 3) đến trung học phổ thông (lớp 12). Khả năng thông thạo tiếng Anh cũng là điều kiện bắt buộc để học sinh vượt qua kỳ thi Bagrut (tương đương kỳ thi tốt nghiệp phổ thông) và vào đại học.
Bộ Giáo dục Israel cũng thực hiện các cải cách để cải thiện việc giảng dạy tiếng Anh, chuyển từ học thuộc lòng sang phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp (CLT), chú trọng kỹ năng nói, nghe và hiểu.
Tuy nhiên, hiệu quả của các cải cách này không đồng đều, khi các trung tâm đô thị có thành tích tốt hơn so với các khu vực ngoại vi.
Tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong các trường đại học ở Israel. Một số chương trình đào tạo sau đại học cũng được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, nhằm thu hút sinh viên quốc tế và thúc đẩy hợp tác toàn cầu.
Năm 2023, Hội đồng Giáo dục Đại học Israel đã quyết định đầu tư 50 triệu NIS (khoảng 335,3 tỷ đồng)/năm trong 5 năm để tăng số lượng sinh viên tham gia các khóa học bằng tiếng Anh trong suốt quá trình học tập, theo tờ Times of Israel. Dự án sẽ bắt đầu năm 2024 tại các trường đại học và cao đẳng học thuật, Haaretzđưa tin.
Với khuôn khổ cải cách này, trong vòng 5 năm tới, các cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ xây dựng phương pháp giảng dạy nhằm đảm bảo sinh viên đạt được các kỹ năng cơ bản về đọc, viết, hiểu và nói tiếng Anh. Các chương trình này sẽ dựa trên Khung Tham chiếu Ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR).
Hội đồng đã thống nhất rằng việc thành thạo các kỹ năng tiếng Anh là cần thiết trong các khóa học học thuật, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên hội nhập vào thị trường lao động.
Tuy nhiên, nỗ lực này đã gặp phải sự phản đối từ Viện Hàn lâm Ngôn ngữ Hebrew khi cơ quan này cảnh báo rằng việc nâng cao kỹ năng tiếng Anh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của tiếng Hebrew.
Phương tiện thúc đẩy "quốc gia khởi nghiệp"
Tinh thần "Quốc gia khởi nghiệp" của Israel đã biến tiếng Anh thành yếu tố thiết yếu cho thành công trong thị trường toàn cầu. Nhiều công ty công nghệ và trung tâm nghiên cứu, phát triển như Intel, Microsoft và Google đã thiết lập hoạt động tại Israel, nơi tiếng Anh được sử dụng làm ngôn ngữ chính cho tài liệu kỹ thuật, tiếp thị và quan hệ đầu tư.
Sự gắn liền với thị trường quốc tế đảm bảo rằng trình độ tiếng Anh không chỉ là mục tiêu học thuật mà còn là yêu cầu bắt buộc để phát triển kinh tế.
Ngành du lịch sôi động của Israel cũng thúc đẩy trình độ tiếng Anh. Đây là ngành có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, đóng góp 2,8% vào GDP và chiếm 3,5% tổng số việc làm, theoOECD.
Tại các thành phố như Tel Aviv và Jerusalem, tiếng Anh là ngôn ngữ chung thông dụng giữa dân địa phương và người nước ngoài.
Việc sử dụng phổ biến phương tiện truyền thông tiếng Anh, từ chương trình truyền hình, phim ảnh, âm nhạc đến các nền tảng trực tuyến cũng góp phần quan trọng vào việc học tiếng Anh thụ động trong đời sống hàng ngày của người dân Israel.
Sự tiếp xúc này đã nâng cao đáng kể khả năng nghe hiểu và việc học tập ngoài môi trường giáo dục truyền thống.
Đỗ Lê
Ảnh: Hòa Nguyễn
“Trong khi làm việc cho các câu lạc bộ ngoại khóa của trường, chúng em được giao những nhiệm vụ như thiết kế logo, tranh ảnh hoặc poster.
Nguồn tư liệu hình ảnh chúng em tìm được trên Google quá ít, thậm chí còn không có hình ảnh chính xác với nhu cầu của chúng em, vì vậy chúng em đã tìm đến mô hình Stable Diffusion”, Khoa chia sẻ.
Giang tiếp lời, tuy nhiên, nhận thấy đối với những văn bản đầu vào phức tạp, có nhiều ngữ nghĩa (gồm nhiều mệnh đề mô tả các sự vật có nhiều thuộc tính về màu sắc, kích thước, phong cách, hình dáng, số lượng), hình ảnh đầu ra của mô hình này không nhất quán với các mô tả ở dữ liệu đầu vào, nhóm đã lên ý tưởng nâng cấp mô hình.
Hà Giang giải thích: “Đối với những văn bản đầu vào phức tạp, có nhiều yếu tố ngữ nghĩa ở nhiều bối cảnh khác nhau, mô hình sau khi cải tiến của chúng em có thể cho ra hình ảnh chuẩn xác với các mô tả ở dữ liệu đầu vào”.
Mô hình này sẽ nhận dữ liệu đầu vào là một đoạn văn bản mô tả, sau đó sẽ tạo ra một hình ảnh tương ứng cho người dùng qua giao diện web.
Ví dụ nhập một đoạn mô tả: “A dolphin in Ha Long bay with the blue sky" (nghĩa là một con cá heo ở vịnh Hạ Long cùng bầu trời màu xanh), mã nguồn gốc của các nhà nghiên cứu ở đại học LMU Munich sẽ cho ra hình ảnh khó nhìn, chưa thực tế. Những hình ảnh sau khi được nâng cấp sẽ rõ ràng và chuẩn chỉ hơn.
“Trong quá trình làm phần mềm, hạ tầng là một điều rất khó khăn vì mô hình yêu cầu một lượng lớn bộ nhớ để xử lý”, Giang nêu lên khó khăn.
Phát triển những kết quả tinh xảo
Nói đến các dự định tiếp theo, Khoa cho rằng, mô hình khuếch tán (Diffusion) đạt được bước tiến mang tính cách mạng trong bài toán tổng hợp hình ảnh. Tuy nhiên, việc tạo sinh ra một kết quả tinh xảo vẫn là một thách thức rất lớn.
Các mô hình khuếch tán không thể học được cách "vẽ" hoàn mỹ một chi tiết nhỏ, như năm ngón tay người. Để khắc phục được nhược điểm này, cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn, đồng thời bổ sung thêm nhiều dữ liệu rõ ràng và cụ thể.
“Chúng em đang thử nghiệm các nghiên cứu mới như DreamBooth, hỗ trợ học chuyển tiếp các mô hình tiền huấn luyện chỉ với số lượng rất ít các vật mẫu mới (few-shot learning), với mục tiêu tạo ra được kết quả chất lượng cao. Cùng với đó, sẽ cố gắng nâng cấp mô hình chạy bằng tiếng Việt”, nam sinh định hướng.
Thầy Phan Văn Lĩnh - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (cũng là giáo viên cố vấn), cho biết lần đầu nghe các em trình bày về ý tưởng đã rất ấn tượng và muốn hỗ trợ các em thực hiện đến cùng bài toán thiết thực này.
“Ban đầu, Khoa và Giang đề xuất ý tưởng cải tiến công cụ tạo sinh hình ảnh, chỉ bởi vì các em nghĩ rằng nó có thể giúp ích cho công việc thiết kế đồ họa ở câu lạc bộ ngoại khoá trong trường.
Tuy nhiên, tôi đã nhận ra ngay tiềm năng vô hạn của đề tài trong rất nhiều lĩnh vực: giáo dục, truyền thông, điều tra phá án, thiết kế nội thất. Bất cứ công việc gì cần phải sử dụng tranh ảnh, ta có thể ứng dụng công cụ này để tự động hoá hoàn toàn, giải phóng sức lao động của con người”, thầy Lĩnh giải thích.
Ví dụ, chỉ một tác dụng nhỏ như tạo tranh minh hoạ cho bài học trên lớp hoặc hỗ trợ các đồng chí điều tra viên phác thảo chân dung tội phạm qua lời mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên, cũng có thể phát huy được tác dụng của công cụ tạo sinh ảnh để tạo ra một tác động rất lớn đến xã hội quanh ta.
Thầy đánh giá lợi thế của phần mềm này là có tiềm năng tự động hóa rất lớn, giúp giải phóng sức lao động của con người và giảm tối đa kinh phí.