Nhãn năng lượng dán trên máy lạnh.
Thông thường trên nhãn năng lượng của thiết bị điện sẽ thể hiện các thông tin sau: Hãng sản xuất, Tên/mã sản phẩm, Mức tiêu thụ điện, Số chứng nhận, Cấp hiệu suất năng lượng. Hiểu nôm na là nhãn năng lượng có số sao càng cao thì thiết bị càng tiết kiệm điện và nhãn 5 sao là cấp độ tiêu thụ và sử dụng điện năng tiết kiệm nhất.
Thế nên khi sắm máy lạnh, ta cần lưu ý đến thông tin nhãn năng lượng được dán trên máy lạnh để biết được khả năng tiết kiệm năng lượng của chúng.
Bên cạnh việc tìm hiểu nhãn năng lượng trên máy lạnh thì để đạt mục tiêu tiết kiệm năng lượng khi sử dụng ta cũng cần lưu tâm đến việc chọn máy lạnh Inverter thay vì máy lạnh thường và cân nhắc chọn loại điều hòa có công suất làm lạnh phù hợp với diện tích phòng…
2. Inverter hay không Inverter
Về mặt kỹ thuật, máy lạnh Inverter sử dụng công nghệ máy nén biến tần cho khả năng làm lạnh linh hoạt thay vì chỉ duy trì hai trạng thái tắt/mở như máy lạnh thông thường.
Ưu điểm của công nghệ Inverter thể hiện ở khả năng tiết kiệm điện năng tiêu thụ vì động cơ sẽ khởi động từ từ rồi tăng tốc dần lên đến hết tải chứ không liên tục tắt/mở như động cơ thông thường. Khi hệ thống làm lạnh tiến gần đến nhiệt độ được cài đặt, động cơ máy sẽ quay chậm lại chứ không tắt hẳn, vì thế mà tiêu hao ít điện năng và giúp nhiệt độ luôn ổn định.
Thực tế cho thấy máy lạnh Inverter có thể tiết kiệm từ 30% đến 60% điện năng so với máy lạnh thông thường. Chính bởi ưu thế tiết kiệm năng lượng, khả năng hoạt động êm ái, chế độ làm lạnh ổn định nên giá thành của máy lạnh Inverter luôn cao hơn so với máy lạnh thường cùng công suất và nhãn hiệu. Vì vậy, khi mua máy lạnh người dùng cần cân nhắc đến nhu cầu sử dụng của chính mình để tối ưu chi phí mua sắm.
Các nhà sản xuất thường có tên gọi riêng cho công nghệ Inverter, ví dụ như Real Inverter (Gree), J-Tech Inverter (Sharp), Digital Inverter (Samsung), Dual Inverter (LG), Hybrid Inverter (Toshiba)…
![]() |
Nhờ được trang bị công nghệ biến tần Real Inverter, máy lạnh Gree có khả năng tiết kiệm hơn 60% điện năng. |
Hiện nay, khi thực phẩm bẩn tràn lan, nhiều gia đình cải tạo các khoảng đất trống trên sân thượng, diện tích đất trống quanh nhà trồng rau sạch đã là việc làm khó. Hơn nữa, để đưa được mô hình "vườn - ao - chuồng" vào trong một ngôi nhà giữa trung tâm Thủ đô là việc làm khó hơn nhiều.
Tuy nhiên, "điều không tưởng" này đã được thực hiện bởi chàng trai có tên Nguyễn Mạnh Tùng, sinh năm 1993 (Đống Đa, Hà Nội). Đó là cải tạo phần diện tích đất tầng 1 và đất trống trền tầng 5, tầng 6 để thả cá, trồng rau, nuôi lợn, nuôi gà. Đặc biệt, mô hình này giúp gia đình anh Tùng hạn chế phải mua thực phẩm ngoài chợ và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Mạnh Tùng - chủ nhân của ý tưởng nói trên chia sẻ, vài năm trở lại đây khi thấy thực phẩm bẩn bán tràn lan nên với sở thích tìm tòi và trồng các giống cây mới, Tùng đã quyết định cải tạo đất tầng 1 và sân thượng làm mô hình "vườn - ao - chuồng".
"Để có rau cung cấp cho cả gia đình, ngoài diện tích đất trống tầng 1 và sân thượng, tôi còn sử dụng khoảng trống ở ban công các tầng. Hiện tại, tầng 5 tôi quây chuồng nuôi gà, lợn, vịt, bồ câu,... Tầng 6 để dùng để trồng rau và cây ăn quả. Tầng 1 được cải tạo thành bể nuôi các loại cá trê, cá quả, cá rô phi,...", anh Tùng nói về mô hình của mình.
Theo anh Tùng, với mỗi loại thực phẩm lại có một cách nuôi trồng riêng. "Thức ăn của cá là đầu cá biển và ruột cá nước ngọt. Với gà, tôi cho ăn thóc và rau xanh để phân gà sạch, không có mùi. Với các loại dưa, tôi áp dụng phương pháp 3 sạch, đó là nước - phân - đất. Đất phải đập vụn và trộn thêm vôi bột để tái sử dụng và cây không bị bệnh. Phân bón, mỗi loại cây lại có tỉ lệ khác nhau. Với các loại dưa thông thường bón theo tỷ lệ 1 - 2 kg phân gà ủ với 20-30kg. Với dưa lê, bón khoảng 3 - 5kg phân/thùng", Tùng chia sẻ bí quyết.
![]() |
Toàn bộ khoảng trống trong nhà của Tùng được tận dụng để trồng rau, nuôi cá, thả gà,... Các loại rau xanh tốt được trồng trong thùng xốp. Thời điểm hiện tại, cà chua đang vào vụ thu hoạch. Với các loại dưa như dưa lê, dưa chuột,... được ưu tiên trồng trên sân thượng bởi đây là loại cây ưa nắng. "Với dưa chuột, cứ để cho cây phát triển bình thường. Dưa lê phải thực hiện thao tác bấm ngọn; khi cây con phát triển được 5 - 7 lá. Sau khi nhánh mới ra, phát triển được 5 - 7 lá lại bấm ngọn tiếp. Làm như vậy, dưa sẽ rất sai quả", anh Tùng chia sẻ bí quyết. Dâu tây trồng trong các chậu nhỏ, cũng đang tới thời điểm ra hoa. Cà tím cũng chuẩn bị cho thu hoạch. Những quả ớt đen Đà Lạt căng mọng. Đu đủ được trồng trên cao, phía dưới là cà tím. Diện tích tầng 5 được quây chuồng nuôi thả gia súc, gia cầm. Mỗi chuồng nuôi có diện tích 2m2. Khoảng cuối giờ chiều, Tùng sẽ đi thu hoạch trứng gà, vịt. Khu vực chăn nuôi lợn. Tầng 1 cải tạo nuôi các loại cá như trê, rô phi, cá quả,... Hệ thống máy bơm nước, sục nước để đảm bảo bể cá luôn sạch sẽ. Mỗi loại cá được thiết kế trong một bể riêng. Rất nhiều loại cá đã vào thời kỳ đánh bắt được. |
Theo Khám phá
Những vườn rau đẹp mê mải và gọn gàng nhờ tấm pallet" alt=""/>Chàng trai nuôi lợn, gà và trồng rau sạch giữa Thủ đô