Do lo ngại về các loại rau được bầy bán trên thị trường bị ô nhiễm thuốc trừ sâu, bệnh và bị nhiễm độc do các nguyên nhân khác như rau được trồng ở những vùng nước ô nhiễm, rau được rửa hoặc làm tươi bằng nước cống rãnh.... nên nhiều gia đình (nhất là tại các thành phố do không có nguồn đất trồng) đã tự cho đất vào các hộp xốp để trồng rau; và coi như rau tự trồng trong hộp xốp tại gia đình là "rau an toàn" hay "rau sạch".
Nhưng thực tế những loại rau tự trồng này có phải là rau an toàn hay không? Để lý giải vấn đề này, chúng ta hãy đối chiếu về tiêu chuẩn, chất lượng của rau an toàn.
* Tiêu chuẩn về chất lượng của rau an toàn:
Theo qui định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, rau an toàn phải đảm bảo các yêu cầu:
- Dư lượng của các hoá chất bảo vệ thực vật và sản phẩm phân huỷ của chúng ( gồm thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ ốc, trừ cỏ dại, tuyến trùng.....), hàm lượng đạm Nitorat (NO3-), hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pb, Hg, As.....) , mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh và ký sinh trùng. Tất cả các chỉ tiêu này trong các loại rau khi tiêu dùng phải đạt dưới mức cho phép đối với từng loại rau quả cụ thể thì được gọi là rau đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm hay rau an toàn.
- Về chỉ tiêu hình thái: Sản phẩm rau phải được thu hoạch đúng lúc, phù hợp với yêu cầu của từng loại rau cụ thể như đúng độ già về kỹ thuật hay thương phẩm, không dập lát hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh....
Ngoài ra đối với những loại rau dùng cho mục đích xuất khẩu phải tuân thủ những qui định cụ thể về chất lượng, mẫu mã, yêu cầu về kiểm dịch thực vật và các yêu cầu khác của từng nước nhập khẩu.
Vì vậy, để có sản phẩm rau an toàn phải có những điều bắt buộc nhất định trong quá trình sản xuất.
* Điều kiện để sản xuất rau an toàn:
Theo qui định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để có sản phẩm rau an toàn thì trong sản xuất phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Về đất trồng:Đất trồng rau an toàn không bị ảnh hưởng của các chất thải công nghiệp, chất thải của khu dân cư tập trung, bệnh viện, nghĩa trang, không nhiễm các hoá chất độc hại cho con người và môi trường.
- Yêu cầu về phân bón cho rau quả an toàn: Chỉ được phép dùng phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ hoai mục, tuyệt đối không được dùng phân hữu cơ còn tươi ( phân bắc, phân chuồng, phân rác còn tươi....) để tưới hoặc bón cho rau quả; sử dụng hợp lý và cân đối giữa các loại phân hữu cơ và vô cơ.
Số lượng phân bón (nhất là đạm vô cơ) phải dựa trên qui trình qui định cho từng loại rau quả cụ thể, đặc biệt đối với rau ăn lá phải kết thúc bón đạm trước khi thu hoạch tối thiểu 12- 15 ngày. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích và điều hoà sinh trưởng của cây trồng đối với rau an toàn
- Nước tưới cho rau an toàn: Chỉ được phép dùng các nguồn nước từ giếng khoan, nước từ các sông suối không bị ô nhiễm các hoá chất độc hại và vi sinh vật gây bệnh. Tuyệt đối không được dùng nước thải từ khu công nghiệp, thành phố, bệnh viện, khu đông dân cư, nước ao tù đọng, nước gần các nghĩa trang để tưới rau.
- Công tác phòng trừ sâu bệnh: Phải áp dụng triệt để các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên nguyên tắc hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây lên, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, ít hoặc không độc hại cho con người và môi trường.
- Chỉ được phép dùng thuốc phòng trừ sâu bệnh khi thật cần thiết (sâu bệnh hại đến ngưỡng phòng trừ), tuyệt đối không được dùng các loại thuốc cấm và thuốc nằm trong danh mục hạn chế sử dụng ở Việt Nam để phun cho rau quả. Chỉ được sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độ độc thấp, nhanh phân huỷ, ít độc hại đến thiên địch có ích trên đồng ruộng.... (thuốc nằm trong danh mục được phép sử dụng trên rau theo qui định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Phải tuân thủ nghiêm nghặt thời gian cách ly trước khi thu hoạch đối với với từng loại thuốc được qui định cụ thể trên bao bì. Tuyệt đối không được dấm ủ rau quả tươi bằng các hoá chất bảo vệ thực vật.
Đối chiếu với các qui định trên, hiện nay tại các thành phố, thị trấn, người dân lấy đất ở bất cứ đâu, kể cả đất được lấy từ nạo vét cống rãnh, đất bị ô nhiễm kim loại nặng và các ký sinh trùng độc hại....mà người dân không thể biết để cho vào các hộp xốp trồng rau.
Bên cạnh đó, một số gia đình lại lấy nước giải của con người, phân gia súc, gia cầm chưa ủ hoai mục để tưới và bón cho rau nhanh tốt; dùng nhiều phân đạm bón để rau có mầu xanh non hấp dẫn và không đủ thời gian cách ly khi thu hoạch....
Những loại rau do các gia đình tự trồng như vậy để tiêu dùng, tuy không có dư lượng thuốc trừ sâu, bệnh do gia đình không dám phun nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm do rau bị ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm đạm nitorat và các ký sinh trùng gây bệnh.
Như vậy, nếu trồng rau theo phương pháp trên thì sản phẩm mà các gia đình tiêu dùng hàng ngày không phải là rau an toàn mà vẫn là các loại rau độc hại.
Theo Sức khỏe đời sống
" alt=""/>Tin mới nhất: Rau trồng trong hộp xốp tại gia chưa hẳn an toànChính phủ Hoa Kỳ đã kêu gọi các đồng minh của mình loại trừ gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc khỏi các mạng 5G của phương Tây và cho rằng Bắc Kinh có thể sử dụng nó để làm gián điệp. Tuy nhiên, Huawei đã phủ nhận các cáo buộc đó.
Các nguồn tin nói với Reuters vào tháng 3 cho rằng, Pháp sẽ không cấm Huawei nhưng sẽ tìm cách ngăn chặn nó có mặt ở các mạng lõi, những thành phần quan trọng của mạng 5G, ở đó nó có khả năng mang lại rủi ro hơn vì chúng xử lý thông tin nhạy cảm như dữ liệu cá nhân của khách hàng.
Quyết định của Pháp đối với thiết bị của Huawei là rất quan trọng đối với hai trong số bốn nhà khai thác viễn thông của Pháp là Bouygues Telecom và SFR, vì khoảng một nửa thiết bị mạng di động hiện tại của họ được thực hiện bởi các nhà cung cấp thiết bị của Trung Quốc.
“Đối với những nhà khai thác đã sử dụng thiết bị của Huawei, chúng tôi sẽ đưa ra quy định với các thời hạn khác nhau trong khoảng từ ba đến tám năm”, ông Poupard cho biết thêm.
Nhà mạng Orange do nhà nước kiểm soát đã chọn các đối thủ châu Âu của Huawei là Nokia và Ericsson trong triển khai mạng 5G.
Ông Poupard khẳng định, sự lựa chọn được đưa ra để bảo vệ nền độc lập của Pháp, và không phải là một hành động thù địch với Trung Quốc. Đây không phải là hành vi công kích hay phân biệt chủng tộc đối với Huawei của Trung Quốc.
Phan Văn Hòa (theo Reuters)
Bất chấp những nỗ lực thể hiện sự giữ khoảng cách với Bắc Kinh, Huawei vẫn chịu tổn thất nặng nề vì cuộc đối đầu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
" alt=""/>Pháp sẽ không hoàn toàn cấm Huawei trong triển khai mạng 5G![]() |
Khu đô thị Mỗ Lao, Hà Nội được điều chỉnh quy hoạch lên đến cả chục lần. Ảnh: Như Ý. |
Kỳ 1: Điều chỉnh như xiếc
Tại nhiều khu đô thị, nhà cao tầng mọc lên ngày một nhiều so với quy hoạch ban đầu kéo theo quy mô dân số ở Hà Nội tăng theo cấp số nhân. Thậm chí, chủ đầu tư còn ngang nhiên chiếm dụng và trục lợi từ công trình dành cho cộng đồng cư dân.
Mật độ xây dựng, dân số tăng chóng mặt
Tại Quyết định 738 của UBND tỉnh Hà Tây trước đây (ngày 28/4/2006) phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị mới Mỗ Lao (Hà Đông, Hà Tây). Theo đó, quy mô khu đô thị với tổng diện tích 62,26 ha, dân số khoảng 15.544 người.
Vậy mà chỉ hơn 1 năm sau, UBND tỉnh Hà Tây lại ra Quyết định 1357 (1/8/2007) điều chỉnh quy hoạch xây dựng Khu đất Cổ Ngựa (Khu đô thị Mỗ Lao). Nội dung điều chỉnh chủ yếu: Tăng diện tích xây dựng nhà ở (9.955m2); giảm diện tích xây dựng giao thông (17.760m2); thay đổi chức năng 24 lô đất liền kề sang làm đất xây dựng chung cư cao tầng, làm tăng dân số khu đô thị thêm khoảng 9.197 người.
Tại lần điều chỉnh thứ 16, Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội ra văn bản số 442 (ngày 22/2/2011) do ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội ký đã chấp thuận quy hoạch mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ cho Cty TNHH Capitaland Hoàng Thành với nội dung điều chỉnh: Tăng diện tích khu đất CT-08 thêm 285m (từ 24.385 lên 24.670m2); tăng diện tích xây dựng công trình từ 9.550m2 lên 9.591m2; thay đổi chiều cao các tầng khối chung cư. Theo đó, dân số khu vực đó tăng lên 1.778 người.
Trong lần điều chỉnh thứ 17, dân số tăng thêm 1.200 người. Đến nay, sau khi Hà Nội mở rộng, Khu đô thị Mỗ Lao qua 23 lần điều chỉnh quy hoạch và đều tăng diện tích xây dựng và quy mô dân số lên khoảng 47.684 người so với phê duyệt ban đầu.
Thậm chí, tại Kết luận thanh tra số 276 (ngày 12/10/2015) do Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Phạm Gia Yên ký đã nêu rõ: “Hậu quả sau các lần điều chỉnh phá vỡ quy hoạch chi tiết 1/500 ban đầu của Khu đô thị mới Mỗ Lao; không còn đảm bảo quy chuẩn QCBN: 01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng. Phần lớn nội dung các lần điều chỉnh đều là tăng diện tích đất kinh doanh, tăng diện tích sàn căn hộ để bán cho khách hàng”.
Còn tại Quyết định 136 UBND TP Hà Nội (27/10/2003) duyệt quy hoạch 1/500 Khu đô thị Nghĩa Đô (Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) và số 137 Ban hành điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Nghĩa Đô đưa ra quy mô dân số chỉ 3.352 người.
Sau nhiều lần thay đổi quy hoạch, tăng diện tích xây dựng và quy mô dân số, mới đây nhất, Liên sở: Xây dựng, Quy hoạch – Kiến trúc, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên & Môi trường lại đề nghị UBND TP Hà Nội cho phép điều chỉnh tăng dân số Khu đô thị mới Nghĩa Đô do Cty CP Đầu tư Xây dựng số 1 Hà Nội làm chủ đầu tư.
Cụ thể, tòa CT1A, CT1B thay đổi quy mô số dân từ 540 lên 906 người (tương đương 416 căn hộ). Tòa CT2B từ 310 lên quy mô số dân 731 người; tòa CT2C từ 381 lên 734 người. Và ngay sau đó, UBND Hà Nội có công văn do chính ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký ngày 8/10/2014 chấp thuận về nguyên tắc đề xuất của liên sở về việc điều chỉnh trên.
![]() |
Khu đô thị Mỗ Lao. Ảnh: Như Ý. |
Khu thế giới trẻ thơ biến thành liền kề cho thuê
Sau khi có phê duyệt chi tiết 1/500 Khu đô thị mới Mỗ Lao, ngày 28/12/2007, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng ký Quyết định số 2643/QĐ-UBND phê duyệt tiền thuê đất các công trình phụ trợ Khu đô thị Mỗ Lao cho Công ty TSQ Việt Nam.
Theo đó, Công ty TSQ Việt Nam được phép thuê và làm chủ đầu tư xây dựng hai công trình phụ trợ trên phần đất công cộng đó là: Trung tâm Thế giới trẻ thơ (ký hiệu NT-03, diện tích 5.800m2 đất) và Trung tâm Triển lãm (ký hiệu TM-03, diện tích 10.086m2 đất). Giá thuê đất được tính ở mức 48.975 đồng/m2/năm. Thời gian thuê 50 năm.
Tuy nhiên, tại thời điểm này, trên hai lô đất có ký hiệu NT-03 và TM-03 trong Khu đô thị Mỗ Lao đã hình thành các khối nhà công trình được xây dựng hoàn thiện bề ngoài. Nếu đứng từ ngoài quan sát, các khối công trình này được xây theo dạng một quần thể, các dãy nhà cao 4 tầng đều có một mặt tiếp giáp với đường giao thông và một mặt tiếp giáp với sân chơi vườn hoa chung nằm giữa khối nhà.
Mỗi dãy nhà gồm có khoảng chục căn nhà được thiết kế tương tự nhà phố liền kề, lắp cửa cuốn riêng biệt.
Khi phóng viên liên lạc theo số máy rao cho thuê mặt bằng, được biết, giá cho thuê tại đây thấp nhất là 10 triệu/tháng/căn hộ, cao nhất là 35 triệu/tháng/căn tùy vào từng mặt đường. Đáng lưu ý, nếu khách thuê căn hộ tại đây sẽ không phải ký hợp đồng với chủ đầu tư mà là ký hợp đồng với cá nhân với hình thức thanh toán 6 tháng/lần. Khi khách thuê các căn hộ này sẽ phải tự hoàn thiện nội thất và các chi phí về lắp đặt điện, nước.
Một lãnh đạo Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, năm 2015, Bộ Xây dựng vào thanh tra tổng thể dự án Khu đô thị mới Mỗ Lao (Hà Đông, Hà Nội). Thời điểm đó, khu trung tâm trẻ thơ và triển lãm đang trong quá trình xây dựng đúng như quy hoạch 2 khu đất trên. Sau khi hoàn thiện, chủ đầu tư cho thuê lại đã làm trái quy định khi thay đổi chức năng của toà nhà. Thanh tra Bộ sẽ tiến hành thanh tra tiếp, nếu chủ đầu tư TSQ cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định.
Theo Tiền phong
Bán nhà ‘trên giấy’, Bitexco bị phạt 150 triệu đồng" alt=""/>Ai băm nát các khu đô thị mới?