Hiệp ước hợp tác chiến lược với Triều Tiên
Tổng thống Putin nói, Nga đã ký hiệp ước đối tác chiến lược với Triều Tiên để thay thế hiệp ước cũ và thỏa thuận này không có gì mới.
"Tất nhiên, trong tình hình hiện nay, nó có vẻ đặc biệt gây tiếng vang theo một số cách nào đó, nhưng chúng tôi hầu như không thay đổi gì. Triều Tiên cũng ký các hiệp ước tương tự với những nước khác".
Người đứng đầu nước Nga nói thêm, Moscow kỳ vọng các thỏa thuận với Bình Nhưỡng sẽ đóng vai trò răn đe ở một mức độ nhất định nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng Triều Tiên leo thang thành giai đoạn nóng.
Các quốc gia cung cấp vũ khí cho Ukraine không chịu trách nhiệm về việc sử dụng chúng trong tương lai và trong bối cảnh này, Moscow có quyền cung cấp vũ khí cho các quốc gia và khu vực khác: "Với các thỏa thuận của Nga với Triều Tiên, tôi không loại trừ điều này".
Bình luận về bài viết gần đây của The Wall Street Journal có nội dung rằng Mỹ đã không lường trước được thỏa thuận giữa Nga và Triều Tiên, ông Putin cho hay: "Chúng tôi nói về vấn đề đó một cách công khai, vì thế bạn không cần thực hiện các hoạt động tình báo điện tử để tìm hiểu mọi việc".
Triều Tiên có giúp Nga trong chiến dịch quân sự ở Ukraine?
Tổng thống Putin khẳng định Nga không yêu cầu Triều Tiên giúp đỡ trong cuộc xung đột với Ukraine và Bình Nhưỡng cũng chưa bao giờ đề nghị điều đó.
Sáng kiến hòa bình
Tổng thống Putin nói, các điều kiện tiên quyết của Nga cho các cuộc đàm phán hòa bình sẽ thay đổi dựa trên tình hình thực tế. Nga sẵn sàng đàm phán để giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine sớm nhất, các đề xuất đã được đặt trên bàn và hòa đàm có thể diễn ra ở bất kỳ nơi nào như Minsk, Istanbul hay Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, đàm phán sẽ không bao giờ diễn ra nếu Kiev tiếp tục coi việc Nga rút quân là một trong những điều kiện tiên quyết cần thiết.
Người đứng đầu nước Nga cho hay, phản ứng của phương Tây đối với các sáng kiến hòa bình của Nga đã được lường trước. "Tôi nghĩ rằng một số chính trị gia cấp cao sẽ suy nghĩ xem liệu các đề xuất của tôi có đủ thực tế, không thiên vị và phù hợp với lợi ích của tất cả các bên ký kết hay không".
Chính phủ Ukraine
Tổng thống Putin nói, chính phủ đương nhiệm của Ukraine không muốn từ bỏ quyền lực và vì thế không có kế hoạch tổ chức bầu cử.
"Kiev sẽ tiếp tục trì hoãn lệnh ngừng bắn, họ chỉ quan tâm đến sự hiện diện quân sự của Nga ở những vùng lãnh thổ đó".
NATO ở châu Á
Theo ông Putin, liên minh quân sự NATO đang trở nên tích cực hơn ở châu Á, họ thực tế đang chuyển tới khu vực này và gây ra mối đe dọa an ninh cho Nga, khiến Moscow phải có phản ứng.
Những lo ngại của Hàn Quốc
Theo Tổng thống Putin, Hàn Quốc không có gì phải lo lắng về hiệp ước mới giữa Nga và Triều Tiên vì Moscow chỉ viện trợ quân sự cho Bình Nhưỡng trong trường hợp có hành động gây hấn chống lại một bên ký kết.
Vì Hàn Quốc không có kế hoạch gây hấn với Triều Tiên nên không cần phải lo ngại về sự hợp tác của Nga và Triều Tiên trong lĩnh vực này.
Sửa đổi học thuyết hạt nhân
Người đứng đầu nước Nga cho hay, các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu và đó là lý do tại sao những gì đang diễn ra ở các nước phương Tây không làm Moscow quan tâm nhiều. Tuy nhiên, Nga đang theo dõi tình hình và sẽ phản ứng phù hợp, tương xứng trong trường hợp có mối đe dọa nào bắt đầu gia tăng.
Tuy nhiên, các quốc gia không thân thiện đang nỗ lực tạo ra các thành phần vũ khí mới nhằm hạ thấp ngưỡng kích hoạt vũ khí hạt nhân của họ, vì vậy Nga đang xem xét sửa đổi học thuyết hạt nhân của mình.
Nga không có ý định đưa điều khoản về khả năng tấn công phủ đầu vào học thuyết hạt nhân vì một đòn tấn công trả đũa cũng đủ để tiêu diệt kẻ thù.
Tôi cãi ngay: “Con chỉ cần anh ấy làm chồng tốt là được rồi. Bố cứ đi kiếm người giống bố thì khó lắm. Với cả, bố cũng phải cho anh ấy thời gian để học hỏi, trưởng thành chứ làm sao tự dưng đã giỏi ngay được”.
Tôi kiên quyết bảo vệ anh. Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời. Nói không được, bố mẹ tôi đành phải đồng ý cho làm đám cưới.
Đến nay, chúng tôi đã sống chung được 3 năm, có một bé trai 2 tuổi. Vừa cưới xong, hai vợ chồng đã ra ở riêng trong căn nhà bố mẹ tôi mua cho, cách nhà ông bà chỉ 2-3km.
Chiếc xe tiền tỷ chúng tôi đang đi cũng là quà cưới của ông bà. Sau khi cưới, chồng tôi bắt đầu tham gia vào công việc làm ăn của gia đình. Nói là tham gia, thực ra anh chỉ cần làm theo chỉ đạo của bố tôi, cứ thế quan sát dần.
Anh được bố tôi trả mỗi tháng 60 - 70 triệu đồng, mức lương mơ ước với hầu hết người trẻ. Ông cũng bảo sẽ trả theo năng lực để tạo động lực cho anh. Khi nào anh đủ bản lĩnh, ông sẽ trao quyền cho anh dần.
Từ ngày ra trường, tôi vẫn làm ở một chỗ ổn định, công việc nhàn để có thời gian rảnh chăm sóc gia đình.
Mọi chuyện ổn thỏa như vậy, ai nhìn vào cũng xuýt xoa khen chúng tôi là gia đình kiểu mẫu. Cũng không ít lần mọi người nói trước mặt anh, rằng “chuột sa chĩnh gạo”, “được nhờ nhà vợ”...
Tôi luôn nói lảng sang chuyện khác hoặc nói đỡ cho anh, thừa nhận sự nỗ lực của anh trong công việc. Về nhà, cũng chưa khi nào tôi tỏ ý coi thường hay nói năng vô ý chạm đến tự ái của anh.
Thế mà, cách đây mấy hôm, bỗng nhiên anh bảo “có khi anh ra ngoài làm”. Tôi sững người, hỏi tại sao thì anh nói có người bạn đang rủ anh góp vốn làm ăn chung. Anh trình bày kế hoạch trên giấy nghe có vẻ dễ ăn. Nhưng tôi thấy còn rất nhiều thứ mà anh chưa tính đến.
Tranh cãi một hồi, anh mới bảo anh thấy mất tự do và thiếu tự tin khi làm việc cho bố mẹ vợ. Rằng mọi người lúc nào cũng coi anh là “chạn vương”, không cần nỗ lực cũng đến đích.
Anh bảo, suốt mấy năm qua, anh đủ đầy về vật chất nhưng chưa từng có được cảm giác thành tựu do chính mình làm ra. “Phải ra ngoài mới biết được mình giỏi cỡ nào chứ” – anh nói.
Anh nói không sai nhưng bây giờ bỏ hết để ra ngoài bon chen, tôi thấy không hợp lý tí nào. Bao nhiêu người mơ ước được như anh, trong khi anh có trong tay tất cả lại muốn bỏ đi. Rồi sau, nếu thất bại muốn quay về thì bố tôi sẽ nghĩ anh ra sao.
Về phần anh lúc đó chắc chắn cũng sẽ ngại ngùng, xấu hổ với nhà vợ. Mối quan hệ giữa 2 bên lại càng căng thẳng.
Tôi khuyên hết nước mà anh không nghe. Nếu làm theo ý anh, trước mắt mỗi tháng không có 60-70 triệu đồng. Chúng tôi sẽ phải lấy tiền tiết kiệm ra chi tiêu, chứ còn mặt mũi nào nhờ bố mẹ tôi hỗ trợ.
Mấy hôm nay, tôi chưa biết mở lời thế nào với bố mẹ. Thực sự tôi không hiểu nổi chồng mình nghĩ gì. Bạn bè tôi bảo anh đang sướng quá mà không biết hưởng. Hay tôi cứ để anh làm theo ý mình, thất bại ráng chịu.
Có lẽ chỉ như vậy, anh mới biết mình đang có những thứ đáng trân trọng đến thế nào.
Độc giả giấu tên
Trong khi đó, cầu thủ Beckham của U22 Indonesia nói: "U22 Indonesia vào bán kết và đây là kết quả tuyệt vời. Toàn đội chuẩn bị tốt nhất cho trận đấu sắp tới. Tôi chơi tốt bởi được HLV tin tưởng. Tôi muốn cống hiến tất cả những gì mình có trong mọi trận đấu của U22 Indonesia”.
Tại bảng B, U22 Việt Nam và U22 Thái Lan gặp nhau vào tối 11/5. Đội giành vị trí đầu bảng sẽ gặp Myanmar ở bảng A, còn đội nhì bảng gặp Indonesia bán kết.
Nói về việc Indonesia chơi tốt ở SEA Games, HLV Indra Sjafri nhấn mạnh:"Chúng tôi tập trung chuẩn bị cho SEA Games 32 khá muộn, bởi trong 20 cầu thủ có người chơi bóng ở nước ngoài.
Tôi xoay tua đội hình trong các trận đấu và cuối cùng tìm được những nhân tố tốt nhất cho những trận tiếp theo. Cả 20 cầu thủ đều được ra sân chơi bóng. Chúng tôi nhìn ra sự tiến bộ và chọn được những người tốt nhất cho vòng bán kết”.
Lịch thi đấu môn bóng đá SEA Games 32 mới nhất tại đây!