Ông Dụng mặc áo đen, quàng khăn tang ngồi đợi ở vỉa hè trong thời gian con trai làm bài thi (Ảnh: Nguyễn Tiến).
Sau khi Hoàng bước vào phòng thi, ông Dụng kê chiếc dép dưới nền đất ngồi bệt ở vỉa hè đợi con suốt 120 phút trong tâm trạng bồi hồi, lo lắng. Thi thoảng, ông mang điện thoại ra xem với nét mặt và ánh mắt buồn.
Ông Dụng chia sẻ, Hoàng là con trai thứ 2 trong gia đình có 3 người con. Trước kỳ thi tốt nghiệp THPT một tuần, mẹ Hoàng qua đời vì bệnh hiểm nghèo.
Những ngày qua, ông Dụng nén nỗi đau mất vợ để động viên tâm lý cho con.
Người cha chờ con trước cổng trường trong tâm trạng hồi hộp, lo lắng (Ảnh: Nguyễn Tiến).
Sáng nay (27/6), người bố cũng đích thân chở con đi thi để hy vọng tiếp thêm động lực, mong con trai hoàn thành kỳ thi quan trọng sau 12 năm học tập.
Kết thúc môn thi, ông Dụng lại chở con trai về nhà ăn uống, nghỉ ngơi để chuẩn bị cho môn thi buổi chiều.
Nam sinh Võ Nguyên Hoàng chia sẻ, em đã hoàn thành khá tốt bài thi môn ngữ văn. Sau kỳ thi này, Hoàng dự định đi xuất khẩu lao động, làm công việc phù hợp để có thu nhập giúp gia đình.
Ông Dụng dùng xe máy chở con về nhà sau môn thi đầu tiên (Ảnh: Nguyễn Tiến).
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Hoàng Minh Điền, Hiệu trưởng Trường THPT Thành Sen, cho biết Võ Nguyên Hoàng là học sinh lớp 12D của nhà trường.
"Trước kỳ thi tốt nghiệp một tuần, mẹ em Hoàng không may qua đời. Sau khi nắm thông tin, Ban giám hiệu, Đoàn trường đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn với gia đình em.
Hoàng là học sinh ngoan hiền, có học lực khá, chúng tôi chúc em sẽ vượt qua mất mát lớn để hoàn thành tốt kỳ thi này", ông Điền chia sẻ.
" alt=""/>Người cha nén nỗi đau mất vợ, quàng khăn tang chở con đi thi tốt nghiệpAnh vợ tôi hiếm khi tiếp xúc với mẹ và em gái, thậm chí anh ấy chưa bao giờ gặp tôi. Anh ấy đã rất ghét mẹ khi bố mẹ ly hôn. Vợ tôi thì ở với mẹ, tính cách giống hệt mẹ, mạnh mẽ, hiếu thắng và hay nói nhảm.
Chúng tôi lấy nhau được 2 năm thì mẹ vợ tôi đột ngột tuyên bố lấy chồng. Bà nói đã gặp được tình yêu đích thực. Bà là người như vậy, nóng vội, thích làm chuyện liều lĩnh. Tôi là con rể cũng chỉ như người ngoài, không có cách nào kiểm soát. Mẹ vợ thậm chí còn không nghe lời con gái. Nếu nói chuyện nghiêm túc, vợ tôi sẽ bị mẹ mắng là bất hiếu. Nếu nói chuyện nhẹ nhàng, mẹ vợ tất nhiên càng không nghe.
Tháng trước, dượng đột ngột đổ bệnh, vợ chồng tôi ngày nào cũng đến bệnh viện chăm sóc. Dượng có hai cô con gái, con gái lớn bằng tuổi vợ tôi, vừa ly hôn và có một đứa con 2 tuổi. Cô con gái thứ hai vừa tốt nghiệp đại học hiện chưa có việc làm. Tôi và vợ đều đã giúp nó tìm việc làm, nhưng con bé này luôn có tư tưởng quá cao hoặc quá thấp, luôn cảm thấy mình là sinh viên đại học thì phải tìm được một công việc tử tế. Tôi thực sự không thể giúp đỡ người không biết ơn như vậy.
Dượng nằm viện hơn nửa tháng, vợ chồng tôi tiêu hết cả đống tiền. Xét cho cùng, ông ấy không phải là bố vợ thực sự của tôi, và ông ấy cũng không có tình cảm với vợ chồng tôi. Khi nhắc đến số tiền, tôi chỉ muốn nói rằng vợ chồng tôi đã làm việc chăm chỉ và đó là số tiền không nhỏ, là tấm lòng của vợ chồng tôi.
Tuần trước, mẹ vợ tôi đột ngột gọi điện nói chuyện tiền. Bà bảo muốn bán cái nhà của bà để chữa bệnh cho chồng, và sẽ sang nhà chúng tôi ở, gọi chúng tôi sang bàn chuyện.
Vợ chồng tôi sang, mẹ vợ tôi rót một ly nước cũng không thèm hỏi trực tiếp tôi xem có đồng ý nhận bà về ở chung không. Nói thật, tôi vẫn có thể đồng ý cho bà sang ở, nhưng tôi không thể chịu nổi điều kiện bổ sung của bà: Bà chuyển đến cùng chồng và đứa con riêng thứ hai của ông ấy. Không ai có thể chấp nhận yêu cầu vô lý này. Đến bố mẹ tôi còn chưa về ở với tôi vì vợ tôi ngày nào cũng phàn nàn chuyện làm dâu, vậy tại sao tôi lại phải đồng ý trước yêu cầu vô lý như vậy của gia đình họ?
Tôi lập tức từ chối yêu cầu của mẹ vợ. Tôi nói nhà tôi chỉ có 3 phòng, sao có thể sống cả đại gia đình ngần ấy người trong nhà được. Mẹ vợ tôi bảo, nhà người ta ba đời sống trong cái nhà mười mấy mét vuông được, đây nhà 3 phòng thì sống có làm sao.
Nhưng tôi kiên quyết không đồng ý.
Thường thì ngay cả khi bố mẹ tôi đến ở lại một hai ngày vợ tôi còn khó chịu nhìn chằm chằm vào tôi mỗi ngày. Bất kể làm gì, cô ấy đều tức giận và lớn tiếng. Bố mẹ tôi không muốn mối quan hệ giữa vợ chồng tôi căng thẳng nên rất biết điều, ít khi tới chơi ở lại. Thế mà bây giờ mẹ vợ muốn kéo cả chồng con sang ở nhà tôi.
Sau khi tôi từ chối yêu cầu của mẹ vợ, vợ tôi về nhà bắt đầu đòi ly dị. Cô ấy đưa ra đủ thứ lý do quái gở, nói rằng tôi coi thường cô ấy và không chịu nuôi mẹ. Dù tôi có giải thích thế nào thì cô ấy cũng bảo tôi là con rể bất hiếu. Cô ấy đưa sẵn đơn ly hôn bảo tôi ký. Tôi sợ gì mà không ký. Mọi người nói xem, tôi có sai không?
Theo Dân trí
Tôi còn nhớ như in chuyện xảy ra khi mới là sinh viên năm nhất. Sau bữa cơm tất niên chuẩn bị mọi thứ để đón giao thừa, thấy còn sớm, mấy anh em rủ nhau đi chơi.
Gặp lại bạn, mải chuyện, khi nghe tiếng pháo giao thừa rộ lên mới cuống cuồng chạy về nhà. Nghe mọi người bảo sau giao thừa, ai có cành lộc mang về thì may mắn cả năm. Song khi lên chùa, tôi thấy những cành lộc dưới thấp mọi người đã hái hết, chỉ còn lại mấy cành trên cao. Về tay không thì sợ không may mắn, tôi nghĩ tới nghĩ lui.
Về đến gần nhà nhìn thấy cây đu đủ của hàng xóm mọc gần lối đi có cả hoa cả quả, không nghĩ ngợi gì tôi liền kéo xuống bẻ ngọn mang về. Trong lòng khấp khởi nghĩ, năm nay lộc sẽ đủ đầy. Bởi không thế mà nhiều người vẫn bày mâm ngũ quả có nó sao?
Khệ nệ vác cành lộc về, nhựa ra đầy tay và quần áo, tôi vào nhà khoe với mọi người. Không ngờ cả nhà cười rộ lên. Tôi gân cổ giảng giải ý nghĩa của cành lộc mình hái nhưng mọi người vẫn không dừng cười. Bố tôi hỏi: "Con bẻ cây này ở vườn nhà ai vậy? Có phải vườn nhà bà Kiên không?".
"Vâng đúng rồi", tôi đáp.
"Vậy thì sáng mai con sẽ có đầy đủ lộc đấy. Cứ đợi xem bố nói có sai không nhé".
Sáng sớm mùng 1, tôi còn chưa thức giấc, anh trai đã chạy vào gọi giật giọng: "Dậy mà xem, có chuyện rồi đấy". Tôi vùng ngay dậy. Thấy tiếng nói to ngoài ngõ, tôi không dám lộ diện mà chỉ đứng trong sân nghe.
Bà hàng xóm đang đứng ngó nghiêng gốc cây đu đủ đã bị bẻ ngọn. Bà cầm mấy tầu lá gãy giập lên rồi lại quăng xuống, giãy nảy: "Ôi trời ơi! Không biết đứa nào bẻ ngọn cây đu đủ của tôi thế này, chắc bẻ đêm qua rồi. Vết còn mới nguyên. Sao mà tai ngược vậy chứ. Mai bà tìm ra thì chết với bà, còn hôm nay đầu năm mới bà tạm tha chưa chửi đâu. Đừng tưởng bà không chửi đã vội mừng".
Nghe vậy tôi thở phào nhẹ nhõm. Lòng thầm nghĩ: "Thôi mấy ngày Tết cứ chơi đã, không bị nghe chửi là tốt rồi, còn sau đó kệ bà chửi, mình có ở nhà đâu mà nghe".
Mọi việc cứ qua đi, cành lộc tôi mang về to, độc, lạ nhưng chẳng được ai chào đón. Tôi đành cho nó nằm gọn một góc vườn kín ngay sau đó.
Sau Tết tôi lên trường học tiếp. Mấy tuần sau được nghỉ về nhà tôi vội hỏi mẹ: "Bà Kiên có chửi không, có biết con đã bẻ cây không vậy mẹ?".
"Cha bố cô, cô đi rồi tôi phải sang xin lỗi bà ấy ngay không thì cả xóm váng óc. Đầu năm lộc đâu chưa thấy mà đã phải bồi thường tiền cho người ta rồi. Mẹ nói mãi bà ấy mới nghe đấy. Lần sau thì chừa đi. Cây người ta trồng mãi mới đến lúc thu thì bẻ nghiến đi như vậy ai mà chả bực mình. Rút kinh nghiệm đi con ạ".
"Vâng! Con nhớ rồi", tôi trả lời, giọng lí nhí.
Sau này tôi được đọc nhiều bài viết về vấn đề này, tôi cũng đồng tình với quan điểm của nhiều người, đầu xuân hái lộc chỉ cần một cành lộc nho nhỏ, không nên hiểu sai tập tục này mà để xảy ra những tình huống còn tréo ngoe hơn tôi.
Minh Ngọc (Ninh Bình)
Mời độc giả gửi bài Chuyện Tết xưa - Tết nayvề địa chỉ email: [email protected] |