Bác sĩ Quintana ngay lập tức sơ cứu và hô hấp nhân tạo cho bà Chen giúp bà hồi tỉnh trong lúc chờ đội hỗ trợ y tế đến. Vị bác sĩ hiện làm tại Bệnh viện Clinic Barcelona (Tây Ban Nha) đã được cộng đồng mạng Trung Quốc ca ngợi là anh hùng.
Khi nhập viện, bà Chen được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn do vách giữa tâm thất trái và phải dày lên khiến tim không thể nhận và bơm đủ máu. Nữ bệnh nhân rất sợ hãi khi biết rằng mình có nguy cơ phải phẫu thuật mở.
Nhóm nghiên cứu từ Bệnh viện Tongji Vũ Hán, do Giáo sư Wei Xiang dẫn đầu, được cho là đã tìm ra một phương pháp phẫu thuật cắt bỏ cơ tim ít xâm lấn đối với các trường hợp như bà Chen.
Bà Chen liên lạc với Giáo sư Wei qua ứng dụng y tế từ xa vào ngày 11/3. Sau đó, ê-kíp của Giáo sư Wei quyết định phẫu thuật cho nữ bệnh nhân, vết mổ chỉ dài 5cm.
Theo Jimu News, bà Chen hồi phục tốt khoảng 5 ngày sau ca phẫu thuật. Bà gửi lời cảm ơn tới bác sĩ Quintana và nhóm của Giáo sư Wei. “Đó là định mệnh, tôi đã được cứu mạng”, bà Chen nói về sự may mắn khi được gặp 2 bác sĩ tim mạch hàng đầu.
Bác sĩ Quintana cũng gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến bà Chen và ca ngợi phản ứng chuyên nghiệp của các nhân viên hàng không khi liên lạc kịp thời với đội ngũ y tế và chăm sóc tốt cho các hành khách khác. Vị bác sĩ hy vọng vụ việc sẽ khiến nhiều người thấy giá trị của việc học kỹ năng hồi sức tim phổi.
Trung Quốc đã thúc đẩy đào tạo kỹ năng trên cho người dân trong những năm gần đây, vì chưa đến 1% dân số biết cách thực hiện quy trình cứu sống đơn giản nhưng hiệu quả này.
Tổng hợp của Cục Chuyển đổi số quốc gia cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ các bộ, tỉnh cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu đến tháng 8 mới là 14%, trong khi mục tiêu đặt ra trong năm nay với chỉ tiêu này là 100%.
Ngân hàng Nhà nước cùng 2 bộ Tài chính, KH&ĐT và các tỉnh, thành phố gồm Bắc Giang, Bình Phước, Cần Thơ, Đồng Tháp, Đắk Nông, Đà Nẵng, Nam Định, Thái Nguyên là những bộ, ngành, địa phương đã có kế hoạch triển khai nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp bộ, cấp tỉnh, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động, đạt tỷ lệ 12%.
Cũng đến tháng 8, tỷ lệ bộ, ngành, địa phương triển khai chức năng kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh để người dân, doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần cho cơ quan Nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến là 60,5%, trong khi mục tiêu đặt ra trong năm nay là 80%.
Tỷ lệ trang, cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước được đánh giá an toàn thông tin và dán nhãn tín nhiệm mạng là 58%.
Đối với chỉ tiêu về triển khai các hoạt động nâng cao năng lực phát triển và quản trị dữ liệu thuộc phạm vi quản lý, tỷ lệ bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp Nhà nước thực hiện mới chỉ đạt 13%, còn cách rất xa mục tiêu 100% theo yêu cầu.
Số liệu tổng hợp của Cục Chuyển đổi số quốc gia cũng cho thấy, một chỉ tiêu nữa cũng đang rất thấp, đó là tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học và các trường của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân đang hoạt động đào tạo các trình độ cao đẳng, đại học đã tiến hành rà soát các chương trình đào tạo để xem xét bổ sung, lồng ghép nội dung, chuẩn đầu ra về dữ liệu lớn, thiết kế, phân tích, xử lý dữ liệu phù hợp với đặc thù tương ứng của từng ngành, nghề đào tạo.
Với hiện trạng trên, đại diện Cục Chuyển đổi số quốc gia cho rằng, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước cần khẩn trương tổ chức triển khai các nhiệm vụ của Năm dữ liệu số quốc gia, đặc biệt là các nhiệm vụ, yêu cầu về dữ liệu số.
Trước đó, hồi trung tuần tháng 8/2023, Bộ TT&TT cũng đã có các văn bản gửi bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, hội, tập đoàn, tổng công ty nhà nước để đôn đốc triển khai Năm dữ liệu số quốc gia, trong đó có hướng dẫn về các yêu cầu với các mục tiêu về dữ liệu số.
Cụ thể, Bộ TT&TT đã đề nghị trên cơ sở nghiên cứu hướng dẫn về yêu cầu với các mục tiêu về dữ liệu số, các bộ, ngành, địa phương nhanh chóng chỉ đạo, tổ chức triển khai, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao; hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số nếu không hoàn thành các mục tiêu trên đúng thời hạn.
Các bộ, ngành, địa phương còn được đề nghị nghiên cứu Báo cáo chuyên đề về kết nối, chia sẻ dữ liệu tính đến hết tháng 6/2023 và tổ chức triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ xử lý thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, xử lý nghiệp vụ chuyên ngành, chỉ đạo điều hành được hiệu quả.
Kết quả triển khai nhiệm vụ Năm dữ liệu số quốc gia cũng sẽ được Bộ TT&TT lấy làm căn cứ để đánh giá mức độ chuyển đổi số, đánh giá chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, ngành, địa phương.
Trong “Năm dữ liệu số quốc gia”, Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số đã xác định tập trung thực hiện 35 chỉ tiêu quan trọng, trong đó có 8 chỉ tiêu dữ liệu số; 10 chỉ tiêu chính phủ số; 5 chỉ tiêu kinh tế số; 8 chỉ tiêu xã hội số; và 4 chỉ tiêu an toàn, an ninh mạng. Trong kế hoạch triển khai “Năm dữ liệu số quốc gia” của Bộ TT&TT chủ đề “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”, Bộ cũng đã nêu rõ 4 nhóm nội dung chủ yếu được tập trung gồm: Phát triển dữ liệu mở; Phát triển cơ sở dữ liệu; Phát triển, thúc đẩy sử dụng các nền tảng số sử dụng thống nhất trên toàn quốc hoặc trong phạm vi mỗi địa phương; Nâng cao năng lực quản trị dữ liệu, an toàn, bảo mật dữ liệu. |