Ngày 26/2/2003, một ngày định mệnh với nhiều bác sĩ, nhân viên y tế của Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội khi có một bệnh nhân là doanh nhân người Mỹ gốc Hoa tên Johnny Chong Chen nhập viện với với triệu chứng của bệnh cúm.
Kết quả xét nghiệm máu không có gì khác thường nên bác sĩ khi đó đã nghĩ bệnh nhân chỉ sốt virus thông thường. Nhưng chỉ ít giờ sau, bệnh nhân diễn biến rất nhanh, sốt cao, ho nhiều, khó thở nhanh...
Đêm nặng nhất của ông Chong Chen vào 1/3/2003. Người chăm sóc ông Chong là y tá Nguyễn Thị Lượng và Phạm Thị Uyên.
Ai cũng nghĩ chỉ là cúm và cấp cứu không có phòng hộ. Đêm hôm đó chỉ 45 phút ông Chen vừa ho, vừa nôn ra cả bô đờm lẫn máu. Bệnh nhân nhanh chóng bị nặng và các bác sĩ hôm đó đã tiến hành đặt nội khí quản cho ông Chong Chen. Sau đó tình hình nặng hơn nên người thân đã thuê chuyên cơ đưa ông Chong Chen về nước.
Bệnh viện lúc đó có 5 y tá khởi phát triệu chứng tương tự bệnh nhân.
Bà Nguyễn Thị Mến nhớ lại những ngày tháng kinh hoàng.
Y tá Mến nhớ lại những ngày đầu tháng 3/2003, khi đó bà Mến mới 45 tuổi, bắt đầu thấy người có triệu chứng giống cúm - đau người, sốt, tiêu chảy.
Linh tính chẳng lành, chị đã bảo chồng chở vào nhập viện. Lúc này, có y tá Lượng, y tá Sinh nằm viện cũng với triệu chứng sốt cao, đau đầu, đau nhức người.
Còn y tá Uyên, lúc ấy đang trong ca trực chính và cũng ủ rũ, mệt mỏi. Sau đó, y tá Uyên sốt khoảng 39,5 độ rồi nhanh chóng sốt cao lên 40 độ.
Bà Mến nhớ lại “hồi đó chưa có nhiều thông tin, chúng tôi vào viện với triệu chứng sợ hãi vô cùng, đầu đau như búa bổ, người đau ê ẩm, hết sốt rét rồi lại sốt nóng. Chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau còn bảo có khi mình mắc cúm gà Hong Kong. Trước đó khoảng năm 1997 có dịch cúm gà Hong Kong nên ai cũng nghĩ thế.
Thậm chí, Uyên còn gọi cho khoa dược liên tục xin viện trợ thuốc từ bên Pháp để tiêm phòng cúm cho nhân viên bệnh viện và người nhà của nhân viên. Kịch bản lúc đó ai cũng nghĩ là cúm gà vì căn bệnh SARS chưa được đặt tên”.
Một, hai ngày đầu nằm viện, những người ốm còn có người nhà vào thăm nhưng rồi sau đó chẳng còn ai vì bệnh nhân đã phải cách ly hoàn toàn. Bệnh cứ ngày càng nặng.
Y tá Lượng lúc đó còn gọi điện cho hết các nhân viên hỏi có triệu chứng thì nhập viện ngay.
45 ngày ở cửa tử
Đến 7/3, bà Mến bị cơn sốt hành hạ, khó thở không chịu được. Cặp nhiệt độ thủy ngân lên tới 42 độ, cơ thể như quả bom chờ nổ.
Sáng hôm đó, bà Mến còn gặp bác sĩ Carlo Urbani là chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới.
Ông là người đầu tiên cảnh báo với WHO về dịch SARS (bác sĩ này đã tử vong ở Thái Lan do bệnh SARS khi ông tham gia khám cho bệnh nhân Chong Chen lúc đến Bệnh viện Việt Pháp).
Lúc ấy, ở trong phòng cách ly nhìn qua cửa sổ mọi người trong phòng chỉ lờ mờ hiểu dịch bệnh mình đang mắc là gì. Chỉ 3 ngày đã có 39 người mắc, toàn bộ là y tá, bác sĩ của Bệnh viện Việt Pháp.
Ngay lập tức bệnh viện bị phong tỏa, di tản hết bệnh nhân ra khỏi viện.
Y tá Mến đã rơi vào hôn mê. Mọi ý thức như rơi vào hư vô. Căng thẳng cực độ bao trùm bệnh viện, khi lần lượt các bác sĩ, y tá phải thở máy, cái chết cận kề.
Không nhớ nổi bao lâu sau nữ y tá dần dần nhận biết lờ mờ xung quanh. Không nhớ được điều gì. Cơ thể như đi mượn, mũi chằng chịt ống xông, ống thở.
Thế rồi, dần dần bà cảm nhận được có những người đồng nghiệp đang chăm sóc mình. Tiếng của y tá Thủy vẳng bên tai: “Mến ơi, cố lên nhé bọn tớ cũng đang cố gắng lắm đây”.
Chỉ nghe thế, bản thân người bệnh thầm hiểu những người chăm sóc mình cũng đang cố gắng giành giật sự sống cho mình, không được buông xuôi, được phụ công họ.
Khi ở bờ vực sự sống, cái chết, khả năng sinh tồn như trỗi dậy.
Là điều dưỡng, khi đó bà Mến ý thức được nếu mình không phối hợp cùng máy thở rất có thể sẽ bị phù phổi cấp. Phù phổi cấp sẽ vỡ hết phế nang và cái chết đến trong gang tấc.
Nghĩa thế, ý trí sinh tồn dâng cao cực độ.
Trong lúc tính mạng nguy cấp, đồng nghiệp bệnh viện vào thăm liên tục ôm đầu bà nói bằng tiếng Pháp, bà hiểu được người đồng nghiệp động viên “phải nghĩ tới con mình”.
Bức ảnh chụp lại làm kỷ niệm khi y tá Nguyễn Thị Mến tỉnh lại.
Khi tỉnh lại, bà Mến hỏi thăm về y tá Lượng, y tá Uyên. Ai cũng bảo là khỏe rồi, nhưng linh tính bà Mến biết họ bị nặng hơn bà, họ hôn mê trước bà.
"Không thể nào nói hết được cảm giác của tôi lúc đó kinh khủng như thế nào. Điều tồi tệ nhất là khi biết tin nhiều bác sĩ, y tá đã không qua khỏi", người y tá đã từng cận kề cái chết kể lại.
Hồi tỉnh nhưng chân bà bị liệt, chân không cử động được.
Bà ra viện vào ngày 2/4. Lúc đó vẫn phải sử dụng bình oxy để thở, ngồi xe lăn.
Bà rơi vào trầm cảm cực độ, luôn mệt mỏi, cáu kỉnh với mọi người trong gia đình.
Nhưng người chồng ân cần, và 4 đứa con luôn nhớ mẹ, rồi đồng nghiệp động viên, nữ y tá trở về từ cõi chết đã nhủ lòng quyết tâm "mình phải đi được", phải tập luyện để đi lại trên chính đôi chân của mình.
Điều kỳ diệu đã đến sau nhiều tháng tập luyện kiên trì, bà đã chiến thắng căn bệnh thần chết, chiến thắng cả những di chứng còn lại, chân phải dần có cảm giác và rồi bà đi được, và đi làm trở lại.
Bà Mến nhớ đồng nghiệp cuối cùng của họ ra đi đó là bác sĩ Việt kiều Nguyễn Hữu Bội. Ông bước chân vào Bệnh viện Việt Pháp được vài tuần thì dịch SARS xảy ra.
Bác sĩ Bội qua đời, đồng nghiệp của họ âm thầm gói gém, tẩy trùng rồi đưa ông đi hỏa táng. Để lại bệnh viện Việt Pháp trên đóng cửa để xử lý dịch bệnh. Những người còn sống sót qua cơn dịch SARS lúc đó dường như đã kiệt sức.
6 tháng sau, Bệnh viện Việt Pháp mới trở lại đón bệnh nhân, sau khi đã tẩy trừng, khử khuẩn đảm bảo an toàn sau cơn bão dịch SARS. Với mỗi người gắn bó với Bệnh viện thì đó là ký ức buồn không thể nào quên.
Dịch SARS năm 2003, có 63 bệnh nhân thì quá nửa là nhân viên y tế, bác sĩ của Bệnh viện Việt Pháp. Những bác sĩ, nhân viên y tế đã tử vong vì bệnh SARS: Bác sĩ Nguyễn Thế Phương sinh năm 1967 Bác sĩ Pháp Jean Paul Derosier sinh năm 1937 Bác sĩ người Pháp gốc Việt Nguyễn Hữu Bội sinh năm 1934. Bác sĩ Carlo Urbani từng đến BV sau đó qua đời tại Thái Lan do SARS. Y tá Nguyễn Thị Lượng Y tá Phạm Thị Uyên |
Phương Thúy
Sau 27 ngày chiến đấu với căn bệnh Covid-19, bác sĩ Bành Đức Dương đã qua đời ở tuổi 29. Khi anh ra đi, thiệp cưới vẫn cất kín trong ngăn tủ.
" alt=""/>45 ngày cận kề cái chết của y tá bị lây virus Corona SARSBài đăng quảng cáo đầu tư coin của diễn viên Kiều Minh Tuấn.
Biết đăng, biết xóa nhưng không biết xin lỗi
Trao đổi với Zing, chuyên gia truyền thông xã hội Nguyễn Ngọc Long, sáng lập Truyền thông Trăng Đen cho rằng một nghệ sĩ có tâm, tôn trọng người hâm mộ sẽ lên tiếng đính chính, cam kết không tiếp tục quảng bá các sản phẩm gây tranh cãi.
"Các nghệ sĩ sẽ lên tiếng hoặc im lặng tùy định hướng của họ. Nếu có tâm và trách nhiệm, họ sẵn sàng lên tiếng nhận sai, rút kinh nghiệm để không quảng bá các sản phẩm gây tranh cãi nữa. Tuy nhiên, có thể họ chỉ xem đây là tai nạn nghề nghiệp. Vì vậy, họ chọn cách im lặng thay vì xin lỗi bởi bản thân họ không chắc liệu 'tai nạn' ấy có lặp lại hay không", ông Long chia sẻ.
Trang cá nhân hoặc fanpage của các nghệ sĩ đăng bài quảng cáo dự án coin đa cấp đều có hàng trăm nghìn đến hơn 1 triệu lượt theo dõi, lượt tương tác bài viết từ hàng trăm đến chục nghìn. Do đó, những bài quảng cáo tiền mã hóa tiếp cận đến rất nhiều người, đặc biệt trong bối cảnh tiền số đang trở thành xu hướng như hiện nay.
Trong khi đó, ông Dương Nguyễn Huy, chủ một cộng đồng giao dịch (trader) tiền mã hóa tại Việt Nam nhận định đây là chiến dịch quảng cáo có tổ chức tập trung vào FXT Token, một loại tiền số hoạt động theo hình thức đa cấp.
"Các bài đăng của nghệ sĩ đã bắt đầu có sức ảnh hưởng. Từ các tài khoản chính chủ (có tick xanh), thông tin được lan truyền rộng rãi trên Internet, trở thành chủ đề được bàn tán tại văn phòng, quán cà phê chỉ sau vài tiếng", ông Huy cho biết.
Trong khi các bài viết đánh giá tiền số đều gắn kèm thông điệp đầu tư đi liền với rủi ro, bài đăng của những nghệ sĩ như Kiều Minh Tuấn, Nam Thư... hoàn toàn không có bất kỳ cảnh báo nào. Thông điệp truyền tải duy nhất là chốt lại danh sách các đồng coin tiềm năng.
![]() |
Bài viết chụp màn hình, gắn hashtag tên các nghệ sĩ vẫn được nhóm tham gia sàn coin đa cấp chia sẻ sau khi loạt bài quảng cáo bị xóa. |
Nghệ sĩ không nhận sai, người dùng vẫn còn cớ tin vào coin đa cấp
Dù đã bị xóa khỏi trang cá nhân hoặc fanpage, ảnh chụp bài đăng của các nghệ sĩ vẫn được cộng đồng tham gia FXT Token chia sẻ rầm rộ trong hàng trăm nhóm kiếm tiền online.
"Đến Ngọc Trinh, Kiều Minh Tuấn, Khả Như... còn tham gia thì các bạn chần chờ gì?", nội dung dòng trạng thái đăng lại ảnh chụp màn hình của người tự nhận là leader Lio****.
Sang ngày 13/5, một số bài viết của người tham gia FXT Token vẫn gắn hashtag tên của các nghệ sĩ. Những bình luận dưới bài đăng đều muốn lan truyền thông điệp: "nghệ sĩ bị chơi xấu nên mới ẩn bài chứ đây không phải dự án lừa đảo". Sự vô trách nhiệm của nghệ sĩ để lại hậu quả là những nhầm lẫn về thông tin trong cộng đồng những người hâm mộ họ.
"Tôi cho rằng họ (nghệ sĩ - PV) nhận bài đăng nhưng không tìm hiểu. Khi bị dư luận lên án lại lặng lẽ xóa bài, để lại sự hiểu lầm trong dư luận. Đây là việc làm vô trách nhiệm. Nếu đã đăng và xóa được thì tiếc gì một bài xin lỗi hay đơn giản là đính chính", Minh Phương, chuyên gia truyền thông từ SeaEvent nhận định.
Dư luận sẽ cảnh giác nghệ sĩ hơn sau bê bối này?
Theo chuyên gia Nguyễn Ngọc Long, Internet giúp việc doanh nghiệp thuê nghệ sĩ quảng cáo sản phẩm trở nên dễ dàng hơn. Cũng nhờ mạng xã hội, người dùng mới có dễ dàng lên tiếng trước những hành động quảng cáo "vô trách nhiệm" của một số nghệ sĩ.
"Nghĩ theo hướng tích cực, việc những bài quảng cáo sàn coin đa cấp đồng loạt bị phản ứng giúp công chúng nhận thức tốt hơn về một bộ phận nghệ sĩ vô trách nhiệm với lời nói, hành động của họ", ông Long chia sẻ.
Ngay sau khi bài quảng cáo đầu tư tiền mã hóa của nghệ sĩ xuất hiện, khán giả và cộng đồng đầu tư coin đã đồng loạt chia sẻ, cảnh báo mọi người về dấu hiệu bất thường của các bài viết.
“Tuyệt đối không nghe theo một số nghệ sĩ kêu gọi chơi coin. Họ đang lợi dụng xu hướng đầu tư Dogecoin, Shiba Inu rồi đăng bài tỏ ra hiểu biết, dụ mọi người chốt theo danh sách coin mà họ đưa ra”, một fanpage lớn với hơn 1 triệu lượt theo dõi đã cảnh báo về bài đăng FXT Token của một số nghệ sĩ.
![]() |
Tiền thân của FXT Token là một sàn giao dịch nhị phân, tương tự mô hình cờ bạc tài xỉu. Ảnh: Chụp màn hình. |
Đây không phải lần đầu một số nghệ sĩ gây tranh cãi với những bài đăng quảng bá sản phẩm kém chất lượng. Trước khi xuất hiện loạt bài quảng cáo đầu tư coin, nhiều nghệ sĩ thường xuyên livestream bán các loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc hoặc phóng đại công dụng.
Đơn cử, diễn viên Thanh Hương thường xuyên livestream quảng cáo kem dưỡng da. Ca sĩ Đan Trường, nghệ sĩ Quyền Linh, Vân Dung, Quốc Khánh, Chí Trung... cũng tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm béo, ung thư dạ dày, u nang, viêm họng... Để tăng độ tin cậy, nhiều người còn sử dụng sản phẩm ngay trong livestream.
Theo Zing
Dù được cảnh báo rất nhiều lần, không ít người vẫn rơi vào cạm bẫy đa cấp tiền ảo và ma trận nhị phân.
" alt=""/>Các nghệ sĩ không một lời xin lỗi khi quảng cáo cho dự án coin đa cấpBộ TT&TT vừa có văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp quản lý thuê bao trả trước yêu cầu các thuê bao đăng ký quá 3 sim đăng ký lại trước 31/12/2009. Sau ngày đó, các thuê bao quá 3 sim không đăng ký lại sẽ bị cắt liên lạc. Trên thực tế có không nhiều cá nhân sử dụng tới trên 3 sim/mạng. Thế nhưng, các đại lý sim thẻ đã kích hoạt sim và các đại lý buôn bán sim số đẹp sẽ là những chủ thể bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi quy định này.
Nhấp nhổm với “tam hoa”, “phú quý”
Theo thông tin rao bán trên trang www.thegioisodep.com, phóng viên báo BĐVN đã liên lạc với anh Bình - người bán hàng trên website này để hỏi mua sim số 094.3456.888 có giá gần 20 triệu đồng nhằm mục đích “làm quà” dẫn đến câu chuyện hỏi về “số phận” những dải số đẹp của anh trước ngày 31/12/2009.
Như bị chạm đúng chỗ bức xúc, từ đầu dây bên kia anh Bình nói lớn: “Do sở hữu nhiều sim số đẹp, lo bị kẻ xấu chiếm đoạt sim số đẹp bằng biện pháp kỹ thuật nên hơn chục chiếc sim có giá trị từ 10 đến 40 triệu đồng (tổng trị giá lô sim này lên đến hơn 200 triệu đồng) đều được tôi đăng ký với số chứng minh nhân dân của mình. Tôi đứng tên đăng ký nhiều sim nhằm mục đích duy nhất là kinh doanh, tôi không quan tâm đến chuyện mua sim thay thẻ để nhận khuyến mãi. Tất cả số đẹp do tôi mua lại hợp pháp bằng tiền túi của mình, vậy tại sao lại phải chịu mất?”.
Tại vài điểm bán sim số đẹp khác ở Hà Nội và Hạ Long (Quảng Ninh), những người kinh doanh cũng chung suy nghĩ như anh Bình. Chủ một đại lý kinh doanh sim gần chợ Hạ Long cho biết: “Trong kho số sim đẹp của tôi có hơn hai chục sim đẹp trị giá từ 30 - 50 triệu đồng. Nếu cứ chiểu theo qui định mới, khi các nhà mạng áp dụng quy định này mà chưa kịp bán hết thì quả thực những “tam hoa, số tiến, số gánh, số lặp, lộc phát, phát lộc”... có nguy cơ mất trắng. Giờ đây tôi như đang ngồi trên đống lửa!”. Đa phần đại lý đều mong muốn các nhà mạng sắp tới sẽ đưa ra cơ chế riêng ưu tiên đối với những sim số đẹp không phải là “rác” mà họ đang sở hữu.
" alt=""/>Nhiều đại lý SIM số đẹp đang “ngồi trên lửa”