Thông thường, dạ dày có chức năng giữ thức ăn, khởi động quá trình tiêu hóa, nghiền nhỏ và trộn lẫn thức ăn với enzyme tiêu hóa và hấp thu một phần chất dinh dưỡng. Sau đó, thức ăn sẽ đi từ dạ dày đến tá tràng và tiếp tục quá trình tiêu hóa tiếp theo.
Khi cắt một phần hay toàn bộ dạ dày (thường bao gồm cả van môn vị hoặc tâm vị), sức chứa của dạ dày giảm hoặc mất hoàn toàn, làm giảm quá trình co bóp, tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Thức ăn từ miệng qua thực quản đi qua dạ dày đi vào hệ thống ruột sẽ nhanh hơn. Điều này gây ra hàng loạt các triệu chứng như trào ngược thực quản, hội chứng dumping, co thắt dạ dày ruột, tiêu chảy, đi ngoài phân sống.
Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý thay đổi một số điểm sau đây trong quá trình ăn uống:
Lựa chọn thực phẩm
Thời gian đầu sau phẫu thuật, các nhóm thực phẩm nên chọn bao gồm: tinh bột phức (ngũ cốc xay sát rối, khoai củ), thịt nạc và cá nạc, rau mềm, các loại sữa gầy hoặc sữa thủy phân tốt, sữa chua (ít béo), dầu thực vật (dầu oliu)…
Khi cơ thể đã thích nghi với việc cắt bỏ hoàn toàn hoặc một phần dạ dày, thực phẩm và chế biến sẽ đa dạng hơn, ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm. Đặc biệt chú ý đến nhóm thực phẩm giàu sắt và vitamin B12.
Lựa chọn thực phẩm có hàm lượng calo cao, giàu chất dinh dưỡng và ít đường.
Uống nhiều nước, có thể thay nước lọc bằng sữa, nước ép trái cây… để tăng lượng calo nạp vào cơ thể.
Tránh rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có ga, hạn chế cà phê, trà.
Không ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều chất xơ sợi để tránh gây cảm giác no lâu, khó tiêu và táo bón.
Thay đổi cách chế biến
Thời gian đầu sau phẫu thuật, thực phẩm cần được chế biến mềm, nhừ, cắt nhỏ. Cho đến khi cơ thể thích nghi được thì chuyển dần sang thực phẩm được chế biến theo cách hàng ngày cùng với bữa ăn gia đình. Ưu tiên luộc, hấp, hầm, xào, tránh chiên, nướng, rán hoặc ăn sống.
Thói quen ăn uống
Thay vì ăn ba bữa mỗi ngày, hãy chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn theo khung giờ cố định (6h30 - 9h - 11h30 -15h - 18h - 20h).
Người bệnh chú ý nhai kỹ thức ăn, ăn thật chậm từng miếng nhỏ một, ngồi nghiêng 60-75 độ ngửa về phía sau, tránh nằm ngửa hoặc ngồi lưng thẳng đứng. Giữ nguyên tư thế đó sau ăn 15-30 phút.
Không uống chất lỏng trước và sau khi ăn 30 phút nhằm tránh gây cảm giác no.
Ghi nhật ký ăn uống hàng ngày giúp đánh giá lượng thức ăn nạp vào đã đủ chưa, ăn loại thực phẩm nào, chế biến như thế nào, ăn ở thời điểm nào là phù hợp với tình trạng của bản thân để kịp thời điều chỉnh.
Ngoài ra, người bệnh cần gặp bác sĩ dinh dưỡng định kỳ nhằm đánh giá chế độ ăn hiện tại, từ đó điều chỉnh kịp thời những điểm không phù hợp. Bổ sung vitamin và vi chất tổng hợp, đặc biệt là vitamin B12, vitamin C, D, sắt, canxi theo chỉ định của bác sĩ.
" alt=""/>Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư dạ dàySau khi tổ chức liên hoan Tết Trung thu tại lớp học, nhiều học sinh phải nhập viện theo dõi (Ảnh: Chí Anh).
Đồng thời, Trung tâm Y tế thành phố Pleiku đã tổ chức lấy mẫu trà sữa thập cẩm do một tiệm chè và trà sữa trên đường Phùng Hưng, phường Hội Thương, thành phố Pleiku, cung cấp cho học sinh trong trường.
Sau đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đã tiến hành kiểm nghiệm mẫu trà sữa trên. Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu ở mẫu trà sữa đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn.
Bệnh viện Đại học Y Dược Hoàng Anh Gia Lai chỉ định cấy phân định danh vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm nhưng không thấy vi khuẩn mọc.
Căn cứ hồ sơ, kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm, bệnh phẩm, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai kết luận đây không phải là vụ ngộ độc thực phẩm.
Ngành chức năng Sở Y tế tỉnh Gia Lai đang phối hợp cùng nhà trường để tiếp tục xác minh việc hàng loạt học sinh có triệu chứng đau bụng, buồn nôn sau buổi liên hoan.
Như Dân tríthông tin, ngày 16/7, Ban đại diện phụ huynh lớp 7/1, Trường THCS Tôn Đức Thắng tổ chức liên hoan Tết Trung thu cho 45 học sinh, mỗi em 1 ly trà sữa. Sau khi ăn, uống xong, 21 em có triệu chứng đau bụng, chóng mặt, nôn ói nên Ban giám hiệu nhà trường thông báo cho Trạm Y tế phường Thống Nhất đến kiểm tra.
Chiều cùng ngày, tình hình sức khỏe các học sinh cơ bản ổn định.
" alt=""/>Kết luận vụ 21 học sinh ở Gia Lai đau bụng, buồn nôn sau khi uống trà sữa