Cô gái khóc nức nở khi cầu xin người ra đòn đeo mặt nạ dừng tay đánh cô tại lễ phạt đòn công khai ở tỉnh Aceh, Indonesia hôm 31/7.
Theo Daily Mail, cô gái này bị trừng phạt vì quan hệ tình dục trước khi kết hôn. Cô là một trong ba người bị phạt đòn công khai 100 lần/người.
Hàng chục người đã đứng xem hai chàng trai và một cô gái bị phạt đòn tại sân vận động ở Lhokseumawe, cách thủ phủ Banda Aceh 273km.
![]() |
Ảnh: Mega Agency |
Phạt đánh bằng roi được áp dụng cho một loạt tội tại khu vực nằm ở mũi đảo Sumatra này, gồm cả đánh bạc, uống rượu, quan hệ tình dục đồng giới hoặc ngoại tình.
Đôi trai gái trên phải chịu phạt 100 roi/người sau khi bị bắt quả tang quan hệ trước khi kết hôn. Cô gái quỵ xuống vài lần do quá đau đớn, buộc người thi hành phải tạm dừng đánh roi để bác sĩ kiểm tra.
![]() |
Ảnh: Mega Agency |
Ngoài đôi trẻ trên, một nam thanh niên 19 tuổi cũng bị phạt đòn vì quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên. Chiếc áo trắng của chàng trai này ướt sũng máu khi màn trừng phạt kết thúc.
Sau khi buổi trừng phạt kết thúc, đôi trai gái được tự do, còn thanh niên 19 tuổi sẽ phải chịu án 5 năm tù.
Fakhrillah, một quan chức thuộc văn phòng công tố viên địa phương cho hay, việc phạt đòn được tiến hành bên trong sân vận động để trẻ em không nhìn thấy.
![]() |
Ảnh: Mega Agency |
Aceh là tỉnh duy nhất tại Indonesia vẫn áp dụng luật Hồi giáo. Hồi tháng 12, cũng tại Aceh, hai nam giới bị bắt quả tang quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên và bị phạt mỗi người 100 roi.
Các nhóm nhân quyền cho rằng, việc đánh roi công khai là độc ác và Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng kêu gọi chấm dứt cách trừng phạt này song việc này vẫn được đông đảo người dân Aceh ủng hộ.
Hoài Linh
" alt=""/>Đôi trai gái bị đánh lê lết vì 'quan hệ' trước cướiCác cơ quan tình báo và hành pháp của Mỹ tham gia điều tra chiến dịch tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào chính quyền và doanh nghiệp tư nhân Mỹ vừa đưa ra thông báo chung hôm 5/1 (giờ địa phương). Theo đó, tổ chức chịu trách nhiệm tấn công ‘nhiều khả năng’ xuất phát từ Nga với mục đích gián điệp thay vì tấn công mạng.
Cụ thể, tuyên bố viết: “Nhóm tấn công có chủ đích (APT), nhiều khả năng xuất phát từ Nga, chịu trách nhiệm cho hầu hết hoặc tất cả các vụ xâm phạm mạng vào mạng lưới chính phủ và ngoài chính phủ đang diễn ra, được phát hiện gần đây. Tại thời điểm này, chúng tôi tin rằng nó đã và đang là nỗ lực thu thập thông tin tình báo. Chúng tôi đang thực hiện các biện pháp cần thiết để hiểu rõ quy mô đầy đủ của chiến dịch và đối phó phù hợp”.
Một số quan chức cao cấp của Mỹ, bao gồm Ngoại trưởng Mike Pompeo, từng gợi ý chiến dịch do một tổ chức của Nga thực hiện.
Theo CNN, Nhóm Điều phối Không gian mạng, bao gồm Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Cơ quan An ninh mạng và An ninh hạ tầng Mỹ (CISA), Văn phòng Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ (ODNI) và Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA), bắt đầu họp 2 lần mỗi ngày kể từ khi chính phủ được thông báo về vụ tấn công mạng. Nhóm đang xác định mức độ thiệt hại và thủ phạm của vụ tấn công.
Tuyên bố hôm 5/1 đi ngược lại với những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra vài tuần trước. Ông đặt câu hỏi về việc tin tặc có liên quan tới Nga, giảm nhẹ tác động của vụ việc, trong khi quan chức và chuyên gia Mỹ nhận định đây là vụ tấn công lịch sử và có thể mất vài năm mới nắm bắt hoàn toàn.
Theo tuyên bố, quan chức Mỹ không tin vụ tấn công là hành động chiến tranh mạng mà chỉ là nỗ lực thu thập thông tin tình báo. Hiện tại, các nhà điều tra tin rằng tin tặc chỉ xâm phạm một lượng rất nhỏ các tổ chức chính phủ và khu vực tư nhân sau khi hệ thống của họ bị khai thác.
Bên cạnh việc đánh giá thiệt hại, các nhà điều tra còn cố gắng tìm ra chính xác làm thế nào mà kẻ tấn công truy cập được vào mạng lưới của Mỹ. Công ty cung ứng phần mềm SolarWinds vẫn là trọng tâm của cuộc điều tra. Theo hai nguồn tin của CNN, FBI đang xem xét liệu sự cố có liên quan tới hoạt động của SolarWinds tại Đông Âu hay không.
Vụ tấn công SolarWinds xảy ra sau khi tin tặc đột nhập hạ tầng backend của công ty, cấy mã độc có tên Sunburst/Solorigate vào gói cập nhật SolarWinds Orion. Khoảng 18.000 khách hàng đã nhận và cài đặt bản cập nhật song chỉ có một vài trong số này được tin tặc lựa chọn để tấn công giai đoạn hai.
Du Lam (Theo CNN)
Tổng thống đắc cử Joe Biden hôm 28/12 nhấn mạnh sự cần thiết phải hiện đại hóa quân đội Mỹ sau vụ tấn công mạng lớn nhằm vào các cơ quan chính phủ hồi đầu tháng này.
" alt=""/>‘Nhiều khả năng’ Nga đứng sau vụ tấn công mạng SolarWindsTuy nhiên, các đối thủ cáo buộc việc đóng gói các ứng dụng này vào với nhau mang lại cho Microsoft lợi thế không công bằng. Kể từ tháng 10 năm ngoái, gã khổng lồ phần mềm đã phải bán riêng lẻ hai phần mềm này tại EU và Thuỵ Sĩ.
Năm 1998, Bộ tư pháp Mỹ cũng kiện Microsoft vì sử dụng sự thống trị của nền tảng Windows để ngăn cản cạnh tranh từ các trình duyệt web đối thủ. Cuối cùng, công ty đã phải nới lỏng quyền kiểm soát với những phần mềm mà các hãng sản xuất máy tính có thể cài đặt trên thiết bị của họ.
Giới phân tích nhận định, các trình duyệt Internet đối thủ của Microsoft đã trở nên bùng nổ sau động thái đó. Tuy nhiên, việc Microsoft tách Teams khỏi Office có thể không mang đến tác động tương tự.
“Các sản phẩm dành cho doanh nghiệp là một lĩnh vực khó nhằn. Teams được tích hợp chặt chẽ vào quy trình công việc đến mức việc tách nó khỏi Office khó có thể mang lại nhiều tác động”, chuyên gia Rishi Jaluria từ RBC Capital Markets cho biết.
Theo dữ liệu của Sensor Tower, sau khi Microsoft Teams được tách khỏi Microsoft 365 và Office Suites ở châu Âu vào tháng 10/2023, quy mô cơ sở người dùng của nền tảng này hầu như không thay đổi. Số liệu cho thấy lượng người dùng hằng tháng ứng dụng Teams trong quý I/2024 tương đối ổn định so với quý IV/2023, ở mức 19 triệu.
Microsoft cho biết, bộ Microsoft 365 và Office 365 mới sẽ không bao gồm ứng dụng Teams. Bắt đầu từ ngày 1/4, khách hàng có thể tiếp tục với thuê bao hiện tại, hoặc gia hạn, cập nhật hay chuyển sang ưu đãi mới.
Giá Office không có Teams dao động từ 7,75 USD (khoảng 190.000 VNĐ) đến 54,75 USD (khoảng 1.350.000 VNĐ), trong khi ứng dụng họp trực tuyến có giá bán lẻ là 5,25 USD (130.000 VNĐ). Mức giá này có thể thay đổi theo quốc gia và đơn vị tiền tệ.
Trong 10 năm trở lại đây, Microsoft đã phải trả 2,2 tỷ Euro (2,4 tỷ USD) tiền phạt chống độc quyền tại EU do đóng gói hai hoặc nhiều sản phẩm lại với nhau. Với đạo luật Thị trường Kỹ thuật số, doanh nghiệp có thể bị phạt lên tới 10% doanh thu toàn cầu nếu bị kết luận vi phạm.
(Theo Reuters)