











LTS: Nghịch cảnh trong cuộc đời thường đưa mỗi người tới những ngã rẽ khác nhau. Có người vì nghịch cảnh mà suy sụp, không thể đứng vững nhưng cũng có người nhờ nghịch cảnh mà mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn.
Vượt qua nghịch cảnh như thế nào là tuỳ thuộc vào bản lĩnh, ý chí của mỗi người. Báo VietNamNet mời độc giả chia sẻ những câu chuyện vượt qua nghịch cảnh của bản thân cho diễn đàn cùng tên qua địa chỉ email: [email protected].
Những bài viết có nội dung ý nghĩa, hấp dẫn sẽ được chọn để đăng tải trên VietNamNet.
Tôi từng là kẻ trồng cần sa - hay còn gọi là “dân chăn mèo” theo cách gọi của người Úc. Từ một nhà báo làm việc trong đài truyền hình tỉnh, nghe theo tiếng gọi của đồng tiền, tôi tìm cách sang châu Úc xa xôi để kiếm tiền thật nhanh.
Trong nhiều năm, tôi thành công rực rỡ với cách kiếm tiền ấy. Cuộc sống của bản thân và gia đình tôi như bước sang một trang mới. Nhưng điều gì phải đến cũng đến, tôi bị bắt và phải chịu cảnh tù đày ở nơi đất khách quê người.
Tấn bi kịch cuộc đời khiến toàn bộ tài sản, gia đình… mọi thứ đều vuột khỏi tay tôi. Trong hoàn cảnh đơn côi không thăm thân nơi xứ người, tôi đã nhiều lần định tìm đến cái chết hòng trốn chạy khỏi những nỗi đau cào xé tâm can mỗi ngày.
Thế nhưng trong thẳm sâu của bi kịch, trong ngõ tối hun hút của tuyệt vọng, tự bản thân tôi đã bùng cháy lại ngọn lửa sống. Đó có lẽ là một trong những bản năng sinh tồn của con người.
Không chết được, vậy phải sống như thế nào trước những ngày tháng chịu án lê thê phía trước cũng là một thách thức rất lớn với tôi. Thất bại lần này đánh thức tất cả các giác quan của tôi để cùng trái tim gióng lên một hồi chuông về ý thức sống đẹp.
Tôi lần lại tất cả các mối quan hệ, các hiện tượng và những xung đột xảy ra - thứ đã kéo mình xuống hố sâu cuộc đời. Tìm lại không phải để ký ức không đẹp kéo đổ mình ở hiện tại, mà đào sâu tìm nguyên nhân thất bại. Nếu tìm được nguyên nhân sâu xa thì chính nỗi đau sẽ có sứ mệnh dẫn bước tôi sống lại cuộc đời lần thứ hai.
Tôi đánh giá theo quy luật nhân quả, duyên sinh của đạo Phật để từng bước giúp mình tháo gỡ các nút thắt chằng chịt trong mớ bòng bong của cuộc đời lúc này. Tôi nhận diện nguyên nhân thất bại để rồi đối mặt với nó mà không trốn chạy. Những điều đó đòi hỏi khả năng học tập và tu luyện, cũng như sự dũng cảm đối mặt.
Trong một môi trường không hề thuận lợi, tôi đã tự kỷ ám thị rằng, đây mới chính là thiên đường để ta sám hối, gột rửa những tội lỗi mà mình đã gây ra để quay lại làm người. Bởi thế, tôi xem nhà tù chính là trường đại học lớn của mình bấy giờ.
Tôi như “đập đi xây lại tất cả thành trì cố hữu bấy lâu”. Tôi lựa chọn lối sống “healthy body and healthy mind” - lành mạnh cả thể xác lẫn tâm hồn. Bởi tôi nghĩ về sự liên kết giữa tâm hồn và thể xác trong một sự tốt đẹp mà mình đang hướng tới.
Trong bộ dạng thiếu năng lượng, thiếu sức sống trước đây, khi còn là thanh niên, tôi thường lựa việc nhẹ nhàng, thậm chí trốn việc, rồi dẫn đến ham muốn đi tắt làm giàu nên mới phải vào đây. Một thân thể yếu đuối sẽ luôn có tâm trí bạc nhược. Chính vì thế, tôi lên kế hoạch tập luyện.
Vì lúc này tuổi đã 40 nên tôi cần thực hiện tập luyện khoa học - kết hợp các bộ môn gym, chạy bộ, bơi lội để phòng tránh những rủi ro do tuổi tác mang lại. Tôi muốn có được cơ thể rắn rỏi của một người đàn ông từng trải.
Bên cạnh phương pháp luyện tập phù hợp, tôi áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học và lối sống lành mạnh để phát triển toàn diện. Về nguyên tắc xây dựng một cơ thể khỏe mạnh, luyện tập chiếm 20%, 80% phụ thuộc vào dinh dưỡng và lối sống. Cứ thế, sức khỏe tôi cải thiện rõ rệt theo từng ngày. Quan trọng hơn, tôi luôn có một nguồn năng lượng tích cực hỗ trợ cho cuộc sống hà khắc trong nghịch cảnh kẽm gai phủ kín lối đi.
Bên cạnh sức khỏe thể chất là sức khỏe tâm trí. Tôi cố gắng học thêm tiếng Anh, đọc thêm sách, cứ một tuần tôi đọc xong một cuốn sách có nội dung chữa lành, bài học cuộc sống. Cũng từ đó, tôi mở mang đọc thêm sách văn học kinh điển, triết học, tôn giáo. Nhờ thế, đầu óc tôi cũng mở mang ra nhiều thứ mà trước đây khi còn là một nhà báo tôi cứ ngỡ là mình biết tuốt rồi.
Để làm được những điều trên đòi hỏi kĩ năng lãnh đạo bản thân. Trước đây, tôi đam mê quyền lực, danh vọng để nhảy vào một cuộc đua đầy rẫy đối thủ. Nay tôi biết kẻ thù lớn nhất là chính mình, tôi quyết tâm thay đổi để lãnh đạo bản thân.
Tôi làm từng phần việc nhỏ một, đơn giản nhất là giờ đi ngủ, giờ thức giấc, giờ ăn uống sinh hoạt, tất cả phải lên lịch. Phòng tù của tôi dán đầy bảng biểu như một văn phòng. Trong phòng, tôi cũng trang trí sạch sẽ, ngăn nắp. Tôi có nhiều bảng, ví dụ như bảng thực đơn ăn uống đúng đủ đều, tính toán lượng khoáng chất, vitamin, chất dinh dưỡng thiết yếu. Ngay cả việc uống nước, tôi cũng lên kế hoạch để làm sao tuân thủ đúng phương pháp.
Về các mối quan hệ, tôi cố gắng sâu sắc hơn bằng sự thân thiện, cầu thị và quan trọng nhất là lắng nghe để thấu cảm đối phương.
Nhờ thế mà tâm hồn tôi dù ở trong nhà lao nhưng luôn phơi phới rạo rực niềm tin ở cuộc sống. Ngày ra tù, tôi có cú “lột xác” ngoạn mục. Nhìn vóc dáng, nhiều người không nhận ra tôi. Một số bạn bè chỉ biết tôi mất tích không rõ lý do, nay xuất hiện lại. Họ nói đùa là tôi đã lui vào “tuyệt tình cốc” để luyện “bí kíp võ lâm”.
Tôi cũng cân đối cuộc sống sau ngày tái hòa nhập vì đã củng cố và chuẩn bị cho mình một hành trang trọn vẹn trong những ngày ở “trường đại học lớn” của cuộc đời.
Tôi nghiễm nhiên trở thành một huấn luyện viên thể hình chuyên nghiệp được nhiều người ngưỡng mộ theo học.
Một năm sau ngày mãn hạn tù, tháng 8/2020, tôi xuất bản cuốn sách đầu tay Đường xanh viễn xứ. Đến tháng 11/2022, tôi xuất bản tiếp cuốn Nếu không có ngày mai. Trong khi đó, cuốn sách đầu tiên của tôi đã được dịch sang tiếng Anh (Herding Cats) và được nhà xuất bản Úc Bonfire mua bản quyền quốc tế, phát hành trên Amazon.
Tôi cũng vận động bạn đọc và doanh nghiệp tạo quỹ sách để tôi lựa chọn sách quý mang vào tặng cho các nhà tù.
Đến nay, tôi đã tới rất nhiều tỉnh thành trong cả nước để làm diễn giả, chia sẻ về nghệ thuật vượt qua nghịch cảnh. Đặc biệt, cuộc nói chuyện của tôi với tù nhân ở các trại giam như Yên Đinh, Thanh Phong (Thanh Hóa), Ngọc Lý (Bắc Giang), Kim Sơn (Bình Định) đã nhận được sự đồng cảm của nhiều phạm nhân. Nhiều người sau khi ra tù đã liên lạc để cảm ơn những điều tôi viết. Tôi vui vì họ thấy và cảm nhận được năng lượng thiện lành mà tôi muốn lan tỏa.
Với tôi, tất cả thách thức từ cuộc sống, thậm chí là những vấp ngã, có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả bây giờ. Nhưng với thái độ học hỏi từ thất bại, xem thất bại là người thầy lớn của cuộc đời, tôi sẵn sàng đương đầu với những khó khăn để được sống một cuộc đời tử tế và có ý nghĩa như mình mong muốn.
Tốt nghiệp Tổng hợp Văn, là biên tập viên của đài truyền hình tỉnh, Tô Giang bỏ lại tất cả để đi theo tiếng gọi của đồng tiền, rồi lại trở về quê hương gột rửa quãng đời tội lỗi đã qua.
" alt=""/>Ngồi tù vì trồng cần sa ở Úc, cựu nhà báo Việt vượt nghịch cảnh như thế nào?Bà mẹ trẻ đi xét nghiệm ADN vì không biết cái thai là của ai" alt=""/>Nữ đại gia van xin thay đổi kết quả ADN để thoát khỏi kẻ đào mỏ
Theo lời kể của vợ chồng ông Tài, bố mẹ ông Tài là gia đình đầu tiên đến căn biệt thự này sinh sống (từ trước năm 1954) và hàng năm đều đóng tiền thuê nhà.
"Khi tôi về làm dâu, có nghe chồng kể lại: Ngày ấy, chẳng ai quan trọng chuyện có đất riêng, nhà riêng. Sống một thời gian, thấy biệt thự rộng, trống nhiều phòng, bố mẹ chồng tôi rủ thêm gia đình bạn bè đến chia nhau sống", bà Nguyễn Thị Nhàn vợ ông Tài chia sẻ. "Lúc ấy, cả căn biệt thự chỉ có 4 - 5 gia đình thôi. Rồi người này rủ người kia, nhà nào lại cũng đẻ thêm con, thêm cháu, nơi đây mới trở nên chật chội", bà nói thêm.
Khi bố mẹ mất đi, ông Tài tiếp tục sống ở căn phòng của biệt thự. Sau khi lập gia đình với bà Nguyễn Thị Nhàn, ông Tài cơi nới chiếu nghỉ tầng 2 thành một không gian rộng khoảng 13m2 làm nơi sinh hoạt. Hiện nay, mỗi năm, ông đóng khoảng 10 triệu đồng tiền thuê theo quy định của chính quyền.
Căn biệt thự cũ tại số 3 Điện Biên Phủ, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ô cửa nhỏ dẫn vào căn phòng của hai vợ chồng bà Nhàn, ông Tài. Muốn ra vào họ phải cúi gập người.
Cầu thang cũng thành "giá để đồ" bất đắc dĩ.
Căn phòng nhỏ bé, ngột ngạt, không có lấy một khe thoáng. Bà Nhàn cho biết, mùa hè căn phòng nóng như một cái lò, còn mùa đông thì đúng hướng gió lạnh buốt. Nhiều hôm mưa to, gia đình phải huy động hết chậu trong nhà để hứng nước dột.
Trong nhà chỉ kê vừa cái đệm để nằm và một khoảng nhỏ làm bếp. Mỗi lần đi vệ sinh hay tắm giặt, hai ông bà phải xuống tầng một, dùng chung nhà vệ sinh với một gia đình khác.
"50 năm về đây làm dâu, tôi đều sống trong căn phòng như cái hầm này. Trước đây, vợ chồng tôi và ba người con sống ở đây cả. Sau này hai con lớn, lập gia đình và rời đi. Hiện, một người con vẫn ở gác xép chật hẹp trong căn phòng này với chúng tôi", bà Nhàn nói.
Bà kể, thời đi làm, bà chẳng dám mời bạn bè về chơi vì nhà chật quá. Người hiểu thì thông cảm, người không hiểu lại chê ông bà "chảnh". "Có lần con tôi ốm, bạn bè nhất quyết tới thăm. Nhưng tôi cũng chỉ dám đón vài người vì nếu họ tới đông thì không có chỗ ngồi. Thực sự rất bất tiện", bà Nhà thở dài tâm sự.
Căn phòng của hai ông bà nhỏ hẹp, không có ô thoáng.
Khi đi lại trong nhà bà Nhàn cũng phải đi khom lưng để tránh va chạm trần nhà.
Bà Nhàn cho biết, hiện, tại căn biệt thự này có khoảng 7 - 8 hộ gia đình sinh sống. Một số hộ cơi nới thêm để tăng diện tích sinh hoạt.
"Ngày trước ở đây đông lắm nhưng nhà xuống cấp nên họ dần chuyển đi. Việc sửa chữa, cơi nới ở đây rất khó vì nhà cũ quá rồi. Ai không có điều kiện thì đành bám trụ lại, sống chật vật tại đây", bà Nhàn nói. "Như vợ chồng tôi, có nhà để ở thế này là mừng rồi. Sống mãi cũng quen", bà nói thêm.
Đồ đạc được xếp chồng lên nhau để tiết kiệm diện tích.
Một góc tại tầng 1 của căn biệt thự được tận dụng làm nơi cất, phơi đồ, rửa bát...
Góc nhà vệ sinh cũ của gia đình bà Nhàn. Nay khu vực này xuống cấp, ông bà sử dụng chung nhà vệ sinh với một gia đình khác ở tầng một.
Trên tầng 3 của căn biệt thự hiện có ba phòng nhỏ và một hành lang. Hành lang này được vài hộ gia đình chia nhau sử dụng làm nơi để đồ, nấu ăn và chỗ tắm. Chỗ tắm đặt góc cuối hành lang chỉ có một tấm rèm che chắn khi sử dụng.
Tầng 3 của căn biệt thự hiện là nơi sinh sống của hai gia đình.
Hành lang được các hộ ở đây cải tạo thành nhà tắm, chỉ che bằng một chiếc rèm mỏng.
Biệt thự trên nằm ở đường Điện Biên Phủ - con đường thuộc quận Ba Đình và Hoàn Kiếm (Hà Nội), vị trí trung tâm thành phố, nơi được xem là "đất vàng", "đất kim cương". Theo khảo sát trên các trang bất động sản, giá nhà, biệt thự tại con đường này đang ở mức 300 triệu - 370 triệu đồng/m2.
"Thực sự mà nói vợ chồng tôi hay những người ở đây không ai đủ điều kiện mua căn biệt thự này nên cứ sống ngày nào biết ngày đó", bà Nhàn thở dài chia sẻ.
Theo Dân trí
" alt=""/>Cảnh 'cúi người', quanh năm 'lom khom' trong biệt thự triệu đô ở Hà Nội