PGS.TS Võ Thị Ngọc Thúy sinh năm 1984, đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học quản lý, chuyên ngành Marketing tại Pháp năm 29 tuổi.
Bà Võ Thị Ngọc Thúy được công nhận PGS năm 2018.
![]() |
PGS Phan Thị Ngọc Thúy (bên trái) sẽ làm quyền hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen |
Trước khi được bổ nhiệm làm quyền hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen, bà Thúy từng làm Phó Giám đốc Sở Du lịch TP. HCM.
Ngoài ra bà Thúy có 6 năm ở các vị trí Phó Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM), Trưởng Bộ môn Marketing và chủ nhiệm chương trình đào tạo liên kết với các ĐH Pháp – khối ngành Kinh tế và Quản trị của Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)… và có nhiều năm giảng dạy ở Đại học Huế, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Đại học Aix-Marseille và Đại học Kedge ở Pháp.
Viện sĩ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện làm chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Hoa Sen. PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện sinh năm 1959, nguyên là phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM). Ông nhận bằng tiến sĩ Luật học năm 1997. Năm 2010, ông Điện được công nhận chức danh phó giáo sư.
Ông Nguyễn Ngọc Điện còn là viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học hải ngoại Pháp, Giáo sư thỉnh giảng Đại học Paris II (Pháp), Toulouse 1 (Pháp), Brest (Pháp), Grenoble 2 (Pháp), Bremen (Đức), Keio (Tokyo-Nhật Bản), Đại học hoàng gia Luật và Kinh tế PhnomPenh (Campuchia) và Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngoài ra, Hội đồng Trường Đại học Hoa Sen cũng bổ nhiệm TS Phan Thị Việt Nam làm phó hiệu trưởng.
Hiệu trưởng thứ 5 trong vòng 5 năm
Như vậy, PGS Võ Thị Ngọc Thúy là người đứng đầu thứ 5 của Trường ĐH Hoa Sen trong 5 năm qua.
![]() |
PGS.TS Võ Thị Ngọc Thúy sinh năm 1984, là tiến sĩ chuyên ngành Marketing tại Pháp năm 29 tuổi. |
Năm 2017, UBND TP.HCM công nhận PGS Bùi Tiến Hiệp là hiệu trưởng nhiệm kỳ 2012-2017 thay bà Bùi Trân Phượng (1996-2017).
Khi hết nhiệm kỳ, ông Lưu Tiến Hiệp đề xuất GS Trương Nguyện Thành làm hiệu trưởng nhưng không được chấp nhận do chưa đủ chuẩn theo quy định.
Tháng 7/2018, PGS Trần Đan Thư, Trưởng Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên về làm hiệu trưởng nhưng chỉ trong 5 tháng.
Khi Trường ĐH Hoa Sen được sang nhượng cho tập đoàn Nguyễn Hoàng, tháng 12/2018, GS.TS Mai Hồng Quỳ được bổ nhiệm làm hiệu trưởng.
Đến ngày 31/3/2020, PGS Nguyễn Ngọc Điện làm hiệu trưởng và đến nay là PGS Võ Thị Ngọc Thúy làm quyền hiệu trưởng.
Lê Huyền
- Trường ĐH Hoa Sen vừa công bố hiệu trưởng mới sẽ đảm nhận công việc từ ngày 31/3. Đây là hiệu trưởng thứ 4 của trường này trong 4 năm qua.
" alt=""/>Phó Giám đốc Sở 37 tuổi làm quyền hiệu trưởng Trường ĐH Hoa SenVietNamNet TV
Một thiếu nữ 19 tuổi bị nhiễm trùng nghiêm trọng ở trong não sau khi dùng tay nặn một nốt mụn ở chóp mũi.
" alt=""/>Doanh thu tăng vọt trong thời dịch nhờ tuyển shipper 6 múi giao hàngĐề cập đến tình hình tội phạm tài chính tại Việt Nam, chuyên gia FPT IS cho hay, các báo cáo và nghiên cứu trong thời gian qua chỉ ra rằng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng ngân hàng số, thanh toán không tiền mặt…, Việt Nam đang trở thành một “mảnh đất màu mỡ” để tội phạm tài chính khai thác nhằm tấn công chiếm đoạt tài sản người dùng.
Theo báo cáo về các mối đe dọa điểm cuối, năm 2021, Việt Nam đứng thứ 2 ở châu Á về số lượng mã độc tống tiền - ransomware, tăng 200% so với năm 2020. Còn theo nghiên cứu của Viettel Cyber Security, trong năm ngoái, có tới 90% cuộc tấn công mạng liên quan hệ thống tài chính ngân hàng, tăng 42,4% so với năm 2020.
Nghiên cứu “Fraud Report 2020” của Veriff cho thấy, Việt Nam đứng đầu về các nghi ngờ tội phạm sử dụng Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân giả để xác thực, chiếm tới 12,9% trên toàn cầu.
Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2022, Group-IP đã phát hiện 240 tên miền liên kết giả mạo nhằm mạo danh 27 tổ chức tài chính, ngân hàng quen thuộc của Việt Nam để thu thập chi tiết thông tin cá nhân của khách hàng, đánh cắp tài khoản ngân hàng và sử dụng kỹ thuật cho phép chúng vượt qua bước xác minh OTP.
Khẳng định các ngân hàng, tổ chức tài chính tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức về an toàn thông tin mạng, ông Vũ Minh Tuấn phân tích: Các ngân hàng và tổ chức tài chính Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi số rất mạnh mẽ. Thời gian qua, các giao dịch trên không gian số của ngành ngân hàng gia tăng cả về số lượng cũng như giá trị. Cùng với đó, các hành vi giả mạo, gian lận, lừa đảo, tấn công mạng, rửa tiền… cũng gia tăng gây thiệt hại cho người dùng, đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng, hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tài chính.
“Vấn đề phòng chống một cách hiệu quả tội phạm tài chính là thách thức đặt ra nhằm đảm bảo nền tài chính Việt Nam phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững. Chúng tôi đã nghiên cứu và phát triển hệ thống công nghệ phòng chống tội phạm gian lận tài chính, tạo thành bức tranh tổng thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời mọi rủi ro có thể xảy ra”, ông Vũ Minh Tuấn chia sẻ.
Đồng quan điểm, ông Trần Minh Quảng, Giám đốc Trung tâm phân tích và chia sẻ nguy cơ an ninh mạng của Viettel Cyber Security cho biết, thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thừa hưởng những thành quả phát triển của CNTT, kỹ thuật tấn công mạng của tin tặc cũng trở nên tiên tiến, khó lường và bài bản hơn, đặc biệt là các dạng tấn công có chủ đích nhắm vào đầu não quan trọng trong hệ thống CNTT của tổ chức, doanh nghiệp.
“Vì thế, việc nắm bắt và cập nhật sớm những thông tin liên quan về những mối đe doạ mới là một chiến lược cần thiết cho các tổ chức, doanh nghiệp trong nhiệm vụ phòng ngừa, bảo đảm an toàn thông tin mạng”, đại diện Viettel Cyber Security lưu ý.
Ngăn chặn 926 website lừa đảo người dùng Việt trong 9 tháng đầu năm
Ở góc độ của cơ quan quản lý trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng, ông Trần Đăng Khoa, Cục trưởng Cục An toàn thông tin cho rằng, trong kỷ nguyên số, hầu hết hoạt động của con người được chuyển lên môi trường mạng, từ đó tạo ra thách thức rất lớn cho những người chịu trách nhiệm về an toàn, an ninh mạng.
Đại diện Cục An toàn thông tin cho hay, một thống kê mới đây cho thấy, chỉ riêng trong tháng 8/2022, trên thế giới đã ghi nhận 112 vụ việc mất an toàn thông tin mới được tiết lộ công khai với hơn 97,4 triệu hồ sơ bị vi phạm trong đó có không ít vụ việc xảy ra trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, điển hình như Công ty tiền điện tử Nomad (Mỹ) cho biết đã bị thiệt hại hơn 190 triệu USD sau 1 vụ tấn công khai thác điểm yếu đánh cắp tiền mã hóa.
Tại Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2022, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận và hướng dẫn xử lý 9.519 cuộc tấn công mạng; ngăn chặn 926 website lừa đảo, trong đó có nhiều trang giả mạo các ngân hàng, tổ chức tài chính.
Các hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin cũng ghi nhận gần 4.000 phản ánh trường hợp lừa đảo do người dùng Internet Việt Nam thông tin tới hệ thống cảnh báo. Qua kiểm tra, có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo website của ngân hàng, công ty tài chính…
“Tình hình an toàn thông tin trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang diễn ra ngày càng phức tạp, tuy nhiên hiện nhiều tổ chức, doanh nghiệp, trong đó có cả các ngân hàng và tổ chức tài chính chưa quan tâm, triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin để giảm thiểu rủi ro”, đại diện Cục An toàn thông tin chia sẻ.
Trong bối cảnh đó, đại diện Cục An toàn thông tin đề nghị người đứng đầu các ngân hàng, doanh nghiệp, tổ chức tài chính sớm nhận thức rõ các nguy cơ, rủi ro mất an toàn thông tin tiềm ẩn trên không gian mạng và khẩn trương chỉ đạo, tổ chức triển khai các biện pháp để bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin của đơn vị mình.
Vân Anh
" alt=""/>Việt Nam đang trở thành “mảnh đất màu mỡ” để tội phạm tài chính khai thác