Tuy nhiên, bối cảnh công nghệ bây giờ đã thay đổi rất nhiều so với thời điểm đó. Đặc biệt là khoảng thời gian gần đây, giới công nghệ đã chứng kiến nhiều thiết bị có khả năng sử dụng bút cảm ứng rất hiệu quả.
Dòng sản phẩm Galaxy Note của Samsung là một ví dụ. Ngoài ra, Apple cũng từng phá bỏ "lời thề" của Steve Jobs bằng Apple Pencil sử dụng cho thiết bị iPad Pro của họ.
" alt=""/>iPhone sẽ có bút cảm ứng như Galaxy NoteChị Ruby Trần rất lo lắng trước ngày diễn ra trận đấu. Chỉ có khoảng hơn 5.000 vé được bán cho CĐV đội khách, số lượng này quá nhỏ so với lượng khán giả của đội chủ nhà. Lo ngại về sự an toàn với chị luôn hiện hữu.
Chị chia sẻ: “Không biết bao nhiêu CĐV được vào sân chứ tình hình đối diện với 80.000 khán giả Malaysia, người Việt mình thì ít nên sợ lắm em à”. Dẫu vậy, chị vẫn cố gắng liên hệ để mua lại vé cho mình đi xem.
Không biết đùa hay thật nhưng nhiều CĐV Việt Nam sinh sống tại Malaysia tính chuyện mang hai áo đến sân. Một áo cổ vũ tuyển Việt Nam, chiếc còn lại để thay ra sau khi hết trận. Dù kết quả thế nào thì tốt nhất không nên mặc áo Việt Nam, tránh xảy ra xung đột với CĐV chủ nhà.
Nhiều kiều bào Việt Nam cũng không còn nhiệt huyết đến sân, săn vé mỗi khi đọc hoặc được nhắc lại vụ việc trên sân Shah Alam 2 năm về trước. Họ chấp nhận xem qua truyền hình thay vì đến sân trong lo âu.
![]() |
Sự cuồng nhiệt của CĐV Malaysia luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực. |
Chị B.Tuyền, một nhân chứng sống trong sự cố ở AFF Cup 2014 nhớ như in những gì diễn ra khi đó. Chị từng thuật lại câu chuyện trên trang cá nhân và vẫn còn “nổi da gà”, rợn người khi phải nhắc lại diễn biến đó.
“Tôi thấy từ bên phải, một loạt áo đen tiến qua, rồi hàng loạt áo đỏ ngã xuống. Rồi tôi thấy máu, anh ngồi cạnh tôi chảy máu bê bết, xung quanh được 3 anh cảnh sát của Malaysia bảo vệ. Tôi đơ người như mất kết nối. Sau đó là mưa chai nước, các vật thể từ khán đài trút xuống”, trích một đoạn chị Tuyền viết.
Chưa hết, chị còn miêu tả: “Tôi thấy có gì đó sáng lên, một con dao bấm, mấy anh áo đỏ bị tấn công. Một số người lột áo đỏ ra, ở trần, nhưng ở trần vẫn bị tấn công. Chồng tôi ép tôi vào một góc vì tôi đang mặc một chiếc áo đỏ quá nổi. Chúng tôi chạy muốn tắt thở, tôi khóc tu tu như con hâm”.
Cảnh tượng khi đó kinh hoàng, hình ảnh nam CĐV ôm đầu máu ám ảnh không ít người. Phụ nữ thì khóc, họ không biết làm gì ngoài việc đứng ôm nhau cho đỡ sợ. CĐV Malaysia khi đó rất hung hãn, tràn xuống đánh bất cứ ai mà theo họ là CĐV Việt Nam.
![]() |
Sân Bukit Jalil hiện đại nhưng sự an toàn mới là điều CĐV Việt Nam quan tâm. |
Bukit Jalil liệu có an toàn cho CĐV Việt Nam?
Sân diễn ra trận chung kết lượt đi AFF Cup 2018 được xem là một trong những sân vận động hiện đại nhất châu Á, không thua kém các sân từng tổ chức trận đấu trong khuôn khổ World Cup.
Hiển nhiên, nhà tổ chức địa phương chưa quên sự cố ở Shah Alam nên lần này công tác an ninh được tăng cường. Các lối vào sân Bukit Jalil có thanh chắn, nhân viên an ninh sẽ kiểm tra các vật dụng mang vào sân. Dẫu vậy, sự an toàn của CĐV Việt Nam vẫn còn là dấu hỏi. Lo lắng là có thật.
Ông Hiền cũng là một người có mặt ở sân Shah Alam đêm 7/12/2014. Trưa 10/12, ông có mặt ở quầy vé sân Bukit Jalil để tìm mua lại một chiếc vé để xem trận bán kết lượt đi tại Malaysia nhưng chưa kiếm được.
Ông kể lại: “Hồi đó an ninh sân Shah Alam rất kém, sơ sài. Dao cũng được giấu để mang vào sân. Tôi đứng giữa khu vực CĐV Việt Nam. Chúng tôi bị tấn công. Họ thọc những cây dùng để phất cờ được vuốt nhọn xuyên qua hàng rào ngăn cách làm bị thương rất nhiều người”.
![]() |
CĐV Việt Nam luôn là nguồn động lực của thầy trò HLV Park Hang-seo. |
“Họ còn vuốt nhọn đầu chai nước để dễ đâm CĐV Việt Nam hơn. Tôi may mắn không bị gì nhưng rất nhiều anh em khác đã đổ máu. Hy vọng lần này ở sân Bukit Jalil sẽ an toàn và được kiểm soát chặt chẽ”, ông Hiền nói.
Một trận đấu đẹp không chỉ là hình ảnh dưới sân mà còn là trên khán đài. Hy vọng sẽ không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra, và người ta sớm quên đi thảm họa ở Shah Alam.
" alt=""/>CĐV Việt Nam vẫn ám ảnh đau thương về sự cố ở Malaysia 2014Cùng chiêm ngưỡng dàn robot hiện đại từ các thương hiệu số 1 thế giới của Mỹ và châu Âu - những “mắt xích” trong quy trình sản xuất điện thoại Vsmart.
![]() |
Nhà máy VinSmart được xây dựng trong khu tổ hợp sản xuất Đình Vũ (Cát Hải, Hải Phòng). Công suất lên tới 5 triệu máy/năm với các sản phẩm điện tử tiêu dùng như điện thoại di động, các thiết bị kết nối Internet Of Things - iOT, máy tính xách tay. Toàn bộ nhà xưởng được thiết kế và thi công theo tiêu chuẩn quốc tế IPC-A-610 - tiêu chuẩn quốc tế dành cho các nhà máy sản xuất sản phẩm điện tử
![]() |
Khu vực sản xuất bảng bạch điện tử (SMT) quy tụ dàn các máy móc, thiết bị đến từ các thương hiệu hàng đầu thế giới. Đây được xem là “xương sống” của dây chuyền sản xuất.
![]() |
Máy gắn chip thế hệ mới nhất của ASM Siplace-TX2i là thương hiệu số 1 thế giới xuất xứ từ Đức
![]() |
Máy in kem hàn MPM-Edison và lò hàn thiếc đến từ các hãng cung cấp máy móc lừng danh của Mỹ như Speedline, Omnimax
![]() |
Các máy kiểm tra quang học tự động và Hệ thống băng tải bảng mạch đến từ hãng Kohyoung và Nute, các tên tuổi lọt Top 10 thương hiệu thiết bị điện tử lớn nhất Châu Á
![]() |
Ngoài ra, dây chuyền được đầu tư nhiều máy phân tích chất lượng đều là thương hiệu hàng đầu thế giới.
![]() |
Nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát 24/24 trong tiêu chuẩn 24±2ºC, độ ẩm 40-60%, độ sạch không khí cấp 10.000 để đảm bảo máy móc luôn hoạt động với độ chính xác cao nhất
![]() |
Khu vực hiệu chỉnh và kiểm tra bảng mạch được bố trí kiểm tra 100% sản phẩm với đầy đủ các bài kiểm tra từ thống số vô tuyến đến các chức năng phần cứng của điện thoại
![]() |
VinSmart sử dụng các robot kiểm tra giả lập trạm gốc từ các hãng Rohde & Schwarz xuất xứ Cộng hòa liên bang Đức và Anritsu từ Nhật Bản
![]() |
Các phần mềm kiểm tra tự động được cung cấp bởi đối tác Qualcomm - hãng sản xuất vi xử lý điện thoại số 1 thế giới
![]() |
Dây chuyền lắp ráp và đóng gói được sắp xếp theo triết lý “luồng 1 sản phẩm, được kiểm soát chặt chẽ để công nhân không bỏ sót công đoạn
![]() |
Với triết lý Sản phẩm tốt - Khuyến mãi tốt - Hậu mãi cực tốt và có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Vingroup, các sản phẩm Vsmart sẽ có lợi thế cạnh tranh đáng kể trên thị trường. Đồng thời việc hoàn thiện và ra mắt 4 dòng điện thoại thông minh trong vòng chưa đầy 6 tháng gia nhập lĩnh vực này thể hiện nỗ lực và quyết tâm cao của Vingroup khi tham gia vào lĩnh vực công nghiệp - công nghệ.
VinSmart cũng là tiền đề để Vingroup chuyển mình thành Tập đoàn công nghệ, cơ sở để phát triển hệ sinh thái thông minh trong tương lai.
Minh Tuấn
" alt=""/>Dàn robort ‘khủng’ tại nơi sản xuất điện thoại Vsmart