
Báo cáo cho biết có đến 80% trong số 250 ngân hàng hàng đầu trong khu vực vẫn muốn sở hữu toàn bộ chuỗi giá trị của ngân hàng, không tận dụng các đối tác trong hệ sinh thái. Mức độ đóng góp của bên thứ ba chỉ ở mức 2% vào nhóm này.
Trong khi đó, hơn 35 ngân hàng số hoặc tổ chức tín dụng khu vực APAC được xây dựng trên các phát kiến mới, qua mặt nhóm ngân hàng truyền thống về tính linh hoạt, khả năng tự phục vụ, nhu cầu của khách hàng và cá nhân hóa.
Với sự xuất hiện của nhóm năng động này, báo cáo cho rằng 38% doanh thu của các ngân hàng truyền thống sẽ đối mặt với rủi ro vào năm 2025.
Khảo sát trong quý 4/2019 và quý 1/2020 cho thấy, có 63% khách hàng sẵn sàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của các ngân hàng kỹ thuật số và tổ chức tín dụng trong 5 năm tới. Đến năm 2025, sẽ có khoảng 100 tổ chức tài chính mới được thành lập trong khu vực.
" alt=""/>Các ngân hàng châu Á TBD chậm chạp trong cuộc đua số hóaNASA hi vọng cỗ máy này sẽ giúp họ trả lời những câu hỏi về sự sống ngoài hành tinh.
" alt=""/>Tại sao con người luôn tìm kiếm người ngoài hành tinh?"Tôi không ngờ sự việc Nhật Cường Mobile đóng cửa lại ảnh hưởng nhiều đến thế. Có khoảng 7 người hỏi mua thì tới 5 người trả giá sản phẩm là 15 triệu đồng với lý do giờ hàng không còn chỗ bảo hành. Số còn lại hỏi mua với giá nhỉnh hơn, nhưng không đáng kể.
Điện thoại mới 100%, giờ bán đi thì tôi chịu thiệt quá, nên có lẽ phải giữ lại để dùng thôi", Minh Long than thở.
![]() |
Sau khi hệ thống cửa hàng bị khám xét và đóng cửa, điện thoại Nhật Cường xuống giá. |
Anh Thế Sơn (chủ tiệm smartphone trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội) cho biết, trước đây, hàng Nhật Cường đã qua sử dụng bán khá được giá. Tuy nhiên, sau ồn ào bị khám xét và đóng cửa, thì người mua hết sức thận trọng với sản phẩm của cửa hàng này.
"Hoặc là bị ép giá xuống thấp hơn 1-2 triệu đồng hoặc có người nghe thấy là hàng Nhật Cường cũ thì không mua nữa", anh Thế Sơn (chủ tiệm smartphone tại Nguyễn Trãi, Hà Nội) cho biết.
Sau khi chuỗi cửa hàng bị khám xét vào sáng ngày 9/5, nhiều kênh liên lạc của Nhật Cường Mobile như hotline, website và fanpage đồng loạt ngừng hoạt động. Sự việc này khiến không ít khách hàng lo lắng cho số phận của những chiếc điện thoại, laptop đang bảo hành tại đây.
Chị Thanh Trà (trú tại Láng Hạ, Hà Nội) cho biết, chị có mua một chiếc iPhone X tại cửa hàng Nhật Cường Mobile trên đường Xuân Thủy (Cầu Giấy), vẫn còn hạn bảo hành 3 tháng.
Khi biết tin Nhật Cường đóng cửa, chị đã thử gọi lên số hotline, truy cập website nhưng điện thoại đã ngắt kết nối và website nhatcuong.com.vn và dienthoaididong.com thì báo lỗi.
Cùng với hai website, hoạt động trên mạng xã hội của Nhật Cường cũng không thể tìm kiếm và truy cập được trên Facebook.
"Số tiền mua điện thoại không hề nhỏ, tôi chọn mua ở đây vì họ có các chế độ chăm sóc khách hàng. Giờ điện thoại có sự cố thì không bảo hành được, mà đi nơi khác cũng bất tiện", chị Trà lo lắng.
![]() |
Các kênh liên lạc của điện thoại Nhật Cường đều biến mất sau khi hệ thống cửa hàng bị khám xét và đóng cửa. |
Không phải mình Thanh Tra tá hỏa mà nhiều người cũng rơi vào tình huống tương tự khi mua phần mềm hoặc các gói hậu mãi tại đây.
"Tuần trước, tôi có mua điện thoại tại Nhật Cường. Ngoài sản phẩm, tôi có mua thêm các gói hậu mãi. Giờ xảy ra sự việc Nhật Cường đóng cửa thì khách hàng như tôi biết đành phải chấp nhận mất tiền, chứ biết đi đâu đòi hoàn tiền những dịch vụ không sử dụng", Trần Anh Tá (trú tại Cầu Giấy, một khách của Nhật Cường) chia sẻ.
" alt=""/>Điện thoại Nhật Cường xuống giá thê thảm sau khi cửa hàng bị khám xét