Tuy nhiên, vào ngày 13/1, Nigeria đã dỡ bỏ lệnh cấm này sau khi Twitter đồng ý đáp ứng một số điều kiện, bao gồm việc mở văn phòng tại địa phương, bổ nhiệm đại diện ở quốc gia và phải trả thuế nội địa.
Trong khi Nigeria hiện có thể truy cập Twitter mà không cần sử dụng mạng riêng ảo (VPN), một số quốc gia khác vẫn tiếp tục chặn quyền truy cập vào các trang mạng xã hội chính thống.
Trung Quốc
Facebook và Twitter đã bị chặn ở Trung Quốc từ năm 2009. Ngoài Facebook, WhatsApp và Instagram cùng thuộc công ty mẹ Meta cũng bị chặn tại quốc gia này. Việc Trung Quốc hạn chế các nền tảng truyền thông nước ngoài và kiểm duyệt chặt chẽ được mệnh danh là Vạn lý tường lửa (Great Firewall).
WeChat, một hệ thống nhắn tin đa năng do Tencent phát triển, là giải pháp thay thế được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc. Ứng dụng nhận được nhiều hậu thuẫn từ chính phủ kể từ khi ra mắt vào năm 2011.
WeChat độc quyền về thông tin người dùng với hàng triệu mini-app trong đó. Mini-app là các ứng dụng có dung lượng nhỏ có thể chạy ngay trên giao diện của ứng dụng chính, thực hiện các chức năng như thanh toán hóa đơn, đặt lịch hẹn với bác sĩ hay nộp phiếu lý lịch tư pháp. Vào năm 2017, WeChat đã tiết lộ kế hoạch phát triển chứng minh thư điện tử thay thế cho thẻ căn cước giấy.
Mặc dù ứng dụng chia sẻ video TikTok được phát triển bởi công ty ByteDance của Trung Quốc, người dùng Trung Quốc không thể tải bản quốc tế TikTok thông thường, thay vào đó sử dụng bản “song sinh” Douyin. Douyin giống hệt TikTok từ giao diện đến tính năng, có thêm các hạn chế như chặn nội dung quốc tế và giới hạn trẻ em sử dụng.
Ấn Độ
Khi TikTok ra mắt ở Ấn Độ vào năm 2016, quốc gia này đã trở thành một trong những thị trường lớn nhất của ByteDance, sau Trung Quốc. Theo dữ liệu được công bố vào tháng 4/2020, 30% lượt tải xuống của TikTok đến từ Ấn Độ. Ứng dụng hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khu vực, giúp nhiều người trong nước có thể dễ dàng truy cập.
Tuy nhiên, vào tháng 6/2020, Ấn Độ đã cấm TikTok cùng với 58 ứng dụng di động khác, với lý do các ứng dụng này gây ảnh hưởng đến các vấn đề như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh và trật tự công cộng của quốc gia này.
Ứng dụng WeChat của Trung Quốc cũng bị chặn. ByteDance đã thu hẹp các hoạt động tại Ấn Độ, về cơ bản là rút khỏi quốc gia này kể từ lệnh cấm.
Iran
Facebook và Twitter đã bị cấm ở Iran kể từ năm 2009. Một số người dùng đã “lách luật” bằng cách sử dụng các mạng ảo cá nhân (VPN) để truy cập, việc này có thể bị coi là phạm tội nếu bị phát hiện. Vào năm 2020, Iran tuyên bố đang hợp tác với Trung Quốc để tạo ra một mạng Internet toàn quốc của Iran, có thể đưa ra các biện pháp kiểm soát giống với Great Firewall của Trung Quốc.
Triều Tiên
Triều Tiên chính thức chặn Facebook và Twitter vào năm 2016, đồng thời thông báo rằng bất kỳ ai cố gắng truy cập hay chia sẻ những dữ liệu tiêu cực sẽ bị phạt nặng.
Trước khi có lệnh cấm, rất ít người Triều Tiên có quyền truy cập vào web toàn cầu và hầu hết bị giới hạn trong mạng nội bộ. Việc chính thức chặn các trang mạng xã hội gây khó khăn với những người nước ngoài khi chia sẻ thông tin từ Triều Tiên ra thế giới bên ngoài.
Turkmenistan
Quốc gia Trung Á thuộc Liên Xô cũ cấm các nền tảng truyền thông xã hội của phương Tây cũng như các mạng phổ biến của Nga. Ngoài việc chặn Facebook và Twitter, Turkmenistan, quốc gia phần lớn theo đạo Hồi, yêu cầu công dân thề theo Kinh Qur'an khi đăng ký kết nối Internet tại nhà rằng họ sẽ không truy cập VPN. Học sinh được yêu cầu ký vào các tuyên bố cam kết không sử dụng Internet để truy cập các trang web bị cấm.
Hương Dung(Theo Time)
Facebook phải đối mặt vụ kiện tập thể trị giá 3,2 tỷ USD tại Anh vì cáo buộc lạm dụng vị trí thống trị thị trường bằng cách khai thác dữ liệu cá nhân của 44 triệu người dùng.
" alt=""/>Những quốc gia cấm TikTok, Facebook và TwitterNhận được thông tin từ Insider, đội ngũ YouTube đã nhanh chóng gỡ bỏ một số video trên với lý do "vi phạm chính sách về spam và lừa đảo".
"Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, chúng tôi sẽ xóa một số livestream vì vi phạm chính sách của YouTube về hành vi spam và lừa đảo. Chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét các nội dung liên quan đến kết quả bầu cử Mỹ 2020", trích phản hồi của YouTube.
![]() |
Tài khoản YouTube Seven Hip-Hop livestream số liệu ngụy tạo của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020. Ảnh: Insider. |
Ngoài ra, phía YouTube cũng ghim chú thích vào đầu kết quả tìm kiếm liên quan đến cuộc đua vào Nhà Trắng với nội dung: "Kết quả dưới đây chưa chính thức. Cập nhật số liệu mới nhất trên Google". Thông báo này được liên kết với một bộ đếm trực tiếp, hiển thị kết quả kiểm phiếu hiện tại.
Trước đó, khi gõ từ khóa "bầu cử Mỹ", kết quả đầu tiên là chương trình phát sóng trực tiếp của kênh Seven Hip-Hop, chuyên đăng tải video ca nhạc với 650.000 người theo dõi. Đến thời điểm bị xóa, livestream kết quả kiểm phiếu của kênh này thu hút 26.000 người xem và bình luận.
Phần lớn các kênh nói trên đều sử dụng số liệu ngụy tạo từ 270toWin và RealClearPolitics. Theo trang tin Slate, 270toWin là "website bầu cử Mỹ hấp dẫn nhất" khi cho phép người dùng dự đoán kết quả bỏ phiếu chỉ với vài cú nhấp chuột. Vì vậy, không ít người Mỹ dùng trang này để tạo số liệu giả và đăng tải lên mạng.
Trước YouTube, các nền tảng mạng xã hội khác đã thiết lập chính sách kiểm duyệt nội dung dành riêng cho kỳ bầu cử lần này. Ví dụ, Twitter sẽ dán nhãn các bài đăng có nội dung liên quan đến cuộc đua vào Nhà Trắng, lưu ý người dùng cần đối chiếu lại với thông báo chính thức của chính quyền và các hãng thông tấn, báo chí.
Theo Zing
Facebook và Twitter vừa thực hiện hai động thái trái ngược nhau trong ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2020.
" alt=""/>Nhiều kênh YouTube kiếm tiền nhờ đăng tin giả về bầu cử Mỹ![]() |
Sau hơn chục năm nhận giấy phép đầu tư trên “đất vàng”, dự án Khu dân cư Cồn Tân Lập của CTCP Sông Đà Nha Trang vẫn trong cảnh “đắp chiếu” nhưng lại nhiều lần bị cắt bán. |
Cũng theo cơ quan này, ngày 11/12/2019, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh đã có quyết định khởi tố vụ án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đến ngày 24/12/2019, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh đã bắt tạm giam ông Nguyễn Chí Uy về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Thông tin từ Công an Khánh Hoà cho biết, đến nay, kết quả điều tra xác định trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc CTCP Sông Đà Nha Trang, ông Uy đã tự ý phân chia lô đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch công viên cây xanh tại dự án KDC Cồn Tân Lập thành các lô đất liền kề để bán và bán một lô đất (biệt thự và nhà ở liền kề) cho nhiều người, chiếm đoạt số tiền rất lớn.
Đồng thời, ông Uy còn huy động vốn của nhiều người, chuyển nhượng sản phẩm dự án khi chưa đủ điều kiện theo quy định pháp luật.
Cơ quan An ninh điều tra thông báo đến các cá nhân, pháp nhân thương mại có tham gia góp vốn, mua bán sản phẩm tại dự án KDC Cồn Tân Lập cần sớm liên hệ Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh để biết thêm thông tin về những hành vi vi phạm pháp luật của ông Uy và CTCP Sông Đà Nha Trang.
![]() |
Nhiều vị trí trong dự án đã phân lô bán nền trái phép. |
Ngoài ra, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh cũng khẳng định các dự án thành phần thuộc dự án KDC Cồn Tân Lập và dự án KDC Cồn Tân Lập chưa được phép mở bán hoặc góp vốn, nên các tổ chức, cá nhân cần chủ động thực hiện đúng pháp luật.
Đối với các khách hàng đã góp vốn mua sản phẩm Tòa nhà TM1 là dự án thành phần chưa có thiết kế cơ sở, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt xây dựng nhưng đã góp tiền chuyển nhượng cần sớm trình báo, cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra.
“Các tổ chức, cá nhân là người bị hại, người có liên quan đến các hoạt động mua bán đất nền, góp vốn mua sản phẩm, chuyển nhượng sản phẩm tại dự án KDC cồn Tân Lập liên hệ Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh để làm việc” – công an Khánh Hoà nêu rõ.
Dự án KDC Cồn Tân Lập có tổng diện tích gần 8ha, nằm ngay cửa biển được đánh giá là khu “đất vàng” của thành phố Nha Trang. Dự án được cấp giấy phép đầu tư từ năm 2007 với quy mô dân số lên đến 4.200 người với nhiều hạng mục công trình lớn: khu chung cư cao tầng trên 700 căn hộ; 4 khu nhà biệt thự và nhiều công trình thương mại, dịch vụ khách sạn, văn phòng.
Dự kiến, tổng mức đầu tư dự án hơn 2.718 tỷ đồng. Kế hoạch dự án khu dân cư cồn Tân Lập sẽ về đích vào năm 2013. Tuy nhiên, đến nay, sau 12 năm được cấp phép đầu tư, dự án Khu dân cư Cồn Tân Lập vẫn trong cảnh “đắp chiếu”. Dự án không đạt tiến độ, UBND tỉnh Khánh Hòa đã nhiều lần điều chỉnh theo hướng giãn tiến độ cho chủ đầu tư.
Đáng nói hơn, trong khi tiến độ giậm chân tại chỗ, Công ty Cổ phần Sông Đà Nha Trang - chủ đầu tư dự án đã 3 lần cắt "đất vàng" đem bán. Lần bán gần nhất là vào giữa năm 2019, chủ đầu tư dự án cắt trên 11.000m2 để bán cho Công ty VHR (trụ sở TP.HCM).
Chủ đầu tư cũng phân lô các lô đất biệt thự, đất nền dù chưa đủ điều kiện pháp lý vẫn mở bán rầm rộ, dẫn đến việc tranh chấp, khiếu nại diễn ra phức tạp.
Thuận Phong
Sau hơn chục năm, dự án khu dân cư cồn Tân Lập nổi tiếng vì nhiều lần xin gia hạn tiến độ, chuyển nhượng và huy động vốn trái phép.
" alt=""/>Công an Khánh Hòa kêu gọi khách hàng dự án cồn Tân Lập đến làm việc