Nếu bạn khéo léo và tỉ mỉ một chút thì sẽ không phải tốn quá nhiều chi phí thay mới quần áo thường xuyên. Điểm mấu chốt của việc giữ quần áo luôn như mới nằm ở cách giặt giũ và cất giữ chúng.
Giặt và phơi đúng cách
Lỗi cơ bản: Giặt không đúng cách
1. Không đọc kỹ hướng dẫn: Một việc cực kỳ quan trọng nhưng ít người lưu ý khi giặt quần áo đó là “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.
Các ký hiệu hướng dẫn cách giặt ủi thường được may kèm trên một tấm vải nhỏ bên trong quần áo. Rất nhiều người đã bỏ qua phần này của trang phục vì cho rằng nó phức tạp, khó hiểu. Tuy nhiên, chỉ cần tìm hiểu một chút bạn sẽ thấy chúng cực kỳ tiện ích và dễ nhớ.
Chúng cho người tiêu dùng biết trang phục đó bằng chất liệu gì, cần giặt như thế nào, được dùng thuốc tẩy hay không, nên ủi với chế độ thế nào.
Chẳng hạn: giặt bằng máy, có thể ngâm trong nước lạnh, không quá 300 độ C (biểu tượng thùng nước và một dấu chấm ở giữa); giặt bằng máy, nước ở nhiệt độ hơi ấm (biểu tượng thùng nước, có 2 dấu chấm ở giữa); không dùng hóa chất tẩy vì sẽ làm phai màu (biểu tượng tam giác đen bị đánh dấu chéo); không được vắt (biểu tượng hai sợi vải xoắn vào nhau bị gạch chéo); không được ủi bằng hơi nước (biểu tượng chiếc bàn ủi bị gạch chân)...
Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng để tránh những “tai nạn” đáng tiếc cho quần áo như lem màu, co giãn, xù lông...
![]() |
Việc giặt đúng cách rất quang trọng để quần áo luôn mới |
2. Thói quen xấu: Nhồi nhét tất cả vào máy giặt
Gia đình bạn chỉ có 2 - 3 nhân khẩu. Bạn lại đang sở hữu một chiếc máy giặt 8kg. Để tiết kiệm điện nước, thời gian và cả vì... lười, bạn thường gom quần áo cả tuần lại và cố gom hết vào máy, bật chế độ giặt cơ bản, mức nước cao nhất và để cho chiếc máy tự xử lý.
Hậu quả là bạn sẽ nhận được những chiếc áo trắng ngả sang màu cháo lòng chỉ sau vài lần giặt, những chiếc quần tây lem nhem dính đầy bông vải và những món đồ ren bung xổ sớ vải...
Thay vì vậy, hãy bỏ ra thêm chừng 10 phút nữa để làm những việc sau đây: phân loại quần áo màu, áo trắng, quần tây đen riêng rẽ. Sau đó giặt chúng với từng chế độ giặt phù hợp.
Hiện nay, tại các siêu thị đều bán một món “bửu bối” để dùng khi giặt những món đồ ren là chiếc túi giặt. Với những chiếc túi này, những món đồ ren của bạn sẽ không bao giờ sợ bị rách hay bung chỉ.
3. Phơi áo quần ngay sau khi giặt:
Bạn tiết kiệm thời gian bằng cách mỗi buổi tối, bạn mang giặt quần áo rồi đi ngủ, sáng ra mới phơi. Nếu bạn có một chiếc máy giặt thế hệ mới thì không sao, còn ngược lại, sản phẩm bạn nhận được sau đó sẽ là một mớ quần áo bèo nhèo, xoắn xít.
Vậy nên, thay vì để quần áo trong lồng giặt quá lâu, bạn có thể tranh thủ giặt quần áo trước khi đi chợ rồi lúc về mang phơi. Như vậy, chúng sẽ không bị ủ cả đêm trong tình trạng xoắn vào nhau, tiết kiệm thời gian ủi đồ.
4. Phơi thế nào cho đúng?
• Lộn trái tất cả áo quần trước khi phơi sẽ giúp chúng bền màu.
• Chọn nơi nhiều gió, nắng nhẹ thay vì nhiều nắng. Nắng quá to chỉ khiến quần áo bạn cứng quèo và mau sờn rách.
• Cất quần áo ngay khi chúng vừa khô.
![]() |
Lưu ý chế độ ủi phù hợp cho từng sản phẩm |
5. Ủi đồ là một nghệ thuật
Bạn luôn dùng một chế độ ủi cho tất cả các loại quần jeans đến áo thun vì cho rằng, ủi ở nhiệt độ nào cũng được miễn quần áo phẳng phiu và không cháy. Thật ra, phải có lý do khiến các nhà sản xuất phải đặt ra nhiều mức độ khác nhau khi ủi vải cotton, len, linen... vì mỗi loại vải chỉ chịu được một nhiệt độ nhất định.
Nếu bạn để bàn ủi ở nhiệt độ thấp hơn chỉ khiến sợi vải bị chai, bóng mà quần áo vẫn không được thẳng, còn cao hơn sẽ làm vải bị co rút mà bạn không nhận ra. Vậy nên, hãy nhớ quan sát và chọn chế độ ủi phù hợp.
6. Cất giữ quần áo cẩn trọng
Vớinhững loại quần áo ít khi mặc đến như đồ comple, trang phục theo mùa,đầm dạ hội... bạn thường xếp lại và cất trong đáy tủ, hoặc treo vào mộtgóc khuất trong tủ. Đó là một sai lầm vì những góc khuất đó luôn là môitrường lý tưởng cho kiến, gián làm tổ và nấm mốc sinh sôi.
![]() |
Nên dùng nylon bọc những chiếc áo, quần ít dùng |
Bạn nên lau chùi khô ráo, sạch sẽ, đặt viên chống ẩm và thường xuyên kiểm tra xem quần áo có được an toàn hay không.
Dùng túi nylon để bọc và cất quần áo không mặc tới là thói quen của nhiều người nhưng cách này không hiệu quả. Túi nylon sẽ ngăn cản sự lưu thông không khí, làm áo quần bốc mùi, dễ lên nấm mốc. Túi vải hay túi lưới là lựa chọn lý tưởng hơn, còn nếu có điều kiện, bạn có thể sắm máy hút chân không mini để làm sạch không khí và cản nấm mốc, gián rệp.
Mặt khác, đây cũng là cách tiết kiệm không gian của tủ đồ, thay vì treo chồng chéo các loại túi bảo vệ.
(Theo Mốt & Cuộc sống)
" alt=""/>Cách 'bảo dưỡng' quần áo luôn như mớiSau khoảng 10 năm cộng tác với đoàn cải lương Sài Gòn 1, anh về đoàn Trần Hữu Trang 1, 2 vào năm 1990. Dịp may đến với anh trong một lần lưu diễn ở Sông Bé, anh gặp được nghệ sĩ Vũ Linh. Được Vũ Linh giới thiệu với ông bầu Qưới, anh được về cộng tác với đoàn.
Ở giai đoạn hoàng kim của cải lương thập niên 1980-1990, Trọng Nghĩa là gương mặt được khán giả mến mộ bên cạnh những tên tuổi lớn như: Vũ Linh, Tài Linh, Kim Tử Long, Thanh Thanh Tâm, Thoại Mỹ. Trọng Nghĩa gây chú ý với vai Lý Quang Sơn trong vở "Nặng gánh giang san" và Lý Hoài Nam trong vở "Long Phụng Châu báo quốc".
Với vai Lý Quang Sơn, anh được khán giả bình chọn vào danh sách diễn viên dự giải Trần Hữu Trang được yêu thích nhất trong hai mùa 1992, 1993. Năm 1993, đoàn Minh Tơ, Huỳnh Long mời anh cộng tác. Anh được NSND Thanh Tòng, NSƯT Trường Sơn truyền kinh nghiệm. Anh gây ấn tượng qua các vai Triệu Phượng (Xử án Phi Giao), Tứ Lang (Dương Gia Tướng), Điều Phụng Sanh (Xử Bá Đao Từ Hải Thọ)...
Trọng Nghĩa gây chú ý với vai Lý Quang Sơn trong vở "Nặng gánh giang san" và Lý Hoài Nam trong vở "Long Phụng Châu báo quốc".
Trong sự nghiệp nghệ thuật, vì lý do khách quan, nam nghệ sĩ phải dừng hoạt động một thời gian. "Tôi phải lo rồi xoay xở chuyện này chuyện kia, đầu óc quay cuồng trong 3-4 năm trời nên dần bị đuối. Từ từ, tôi bị trầm cảm, ra sân khấu thấy đèn không dám hát, thấy đông người là sợ. Những chương trình trực tiếp bị hoài luôn, tôi bận đồ xong đến khi chương trình mở sóng, tim tôi đập mạnh, chùn bước hát không được, phải thế người. Ngày trước, ai rủ đi nhậu đông người thì vui, giờ bệnh vô lại sợ không đi đâu. Khi đó, bệnh viện tâm thần 10 bác sĩ tôi đi cũng được 5 người. Giờ nhắc lại vẫn nổi da gà", giọng ca sinh năm 1966 kể.
Trong khoảng thời gian tĩnh bệnh, nghệ sĩ Trọng Nghĩa may mắn có sự đồng hành, chia sẻ của người thân, đồng nghiệp. Ngoài ra, nam nghệ sĩ rất cố gắng nghĩ đến gia đình, sự nghiệp để tự vực dậy tinh thần. Đến khi trở lại, anh có chút mặc cảm vì "chậm nhịp", tụt lại phía sau so với nghệ sĩ đồng trang lứa, khán giả cũng dần lãng quên nhưng ngọn lửa nghề đã soi sáng cho anh không ngừng nỗ lực và chỉ một vài năm sau lại có được vị thế ngày nào.
"Có một thời gian tôi hát chung với Vũ Linh, sau này ảnh nghỉ ở đoàn, tôi cũng nghỉ hát. Sân khấu lúc đó cũng vắng khách, bị khủng hoảng. Tôi đã tính đi học lái xe, vừa đi lái xe vừa đi tấu hài bên nhóm hài Phú Quý. Tình cờ một ngày có chương trình đại nhạc hội hát ở Bình Dương, tôi gặp lại anh Vũ Linh. Tôi nói với anh: "Anh Năm ơi, thực sự bây giờ em nhớ nghề hát lắm. Em đi diễn kiếm tiền thôi chứ buồn lắm anh. Mai mốt anh Năm có đi làm ở đâu, có đoàn nào đó, anh hú em về nha". Anh Vũ Linh cũng cười cười, trả lời: "Ừ, được rồi".
Sau này anh Vũ Linh về đoàn dựng tuồng "Nặng gánh giang san", anh hát vai chính, tôi hát vai nhì. Chắc Tổ nghề thương kéo lại để tôi được gặp anh và hát vai đó, tại tôi quá yêu nghề mà sao bỏ đi học lái xe. Từ đó, ngày nào cũng hát từ thứ ba đến chủ nhật, vai diễn của tôi cũng bật lên, khán giả đến xem và ra ngoài đồn có ông này hát được, hát hay. Có một chị bán son phấn nói tôi có tên rồi. Tôi nghe cũng mừng, vậy là mình được 'nhóm' lên rồi", nam nghệ sĩ chia sẻ.
Nghệ sĩ Trọng Nghĩa kể chuyện được Vũ Linh giúp đỡ quay lại nghề sau biến cố
Từ đó đến giờ đã 40 năm hoạt động hết mình dưới ánh đèn sân khấu, anh cảm thấy may mắn và trân quý khi vẫn được Tổ thương soi đường dẫn lối về. Trong talkshow "Người kể chuyện đời", nghệ sĩ Trọng Nghĩa tiết lộ ấp ủ thực hiện một liveshow kỷ niệm 40 năm làm nghệ thuật như một món quà gửi tặng những người yêu thương, ủng hộ anh và cho cả chính bản thân cũng có một kỷ niệm đẹp.
Với kinh nghiệm, bài học từ bản thân, nghệ sĩ Trọng Nghĩa cũng gửi lời khuyên chân thành tới các thế hệ tiếp theo: "Những nghệ sĩ sau này tôi khuyên cố gắng đi theo con đường các nghệ sĩ đã đi trước, đi theo chu vi của nghề này. Phải có người lớn hướng dẫn đàng hoàng, không được tự ý làm hay cho mình đúng".
Ngoài việc rời bỏ và may mắn được trở lại nghệ thuật, Trọng Nghĩa còn một may mắn lớn, đó là sau một lần đổ vỡ, ở tuổi ngoài 50, anh nên duyên với người vợ sau là Thanh Trang, kém anh 29 tuổi.
Tham gia chương trình "Bạn đời ăn ý" cách đây không lâu, cặp đôi cho biết họ tình cờ gặp nhau trong một buổi hát ở đình. Trọng Nghĩa là nghệ sĩ biểu diễn, còn Thanh Trang là khán giả mến mộ tài năng của anh. "Lúc đó tôi chỉ đi hát thôi chứ đâu biết gì đâu. Chỉ là khi hát xong thì tôi xin số điện thoại".
Chia sẻ về những ngày đầu quen biết Trọng Nghĩa, Thanh Trang cho biết cô được "thần tượng" mời đi uống nước nhưng chỉ nói chuyện vui vẻ, không nghĩ đến một ngày sẽ làm người yêu của nhau. Sau đó, cả hai không còn gặp gỡ, cho đến một lần Trọng Nghĩa gọi điện hỏi cưới Thanh Trang: "Tôi cũng lớn tuổi vậy đó, tôi muốn xin phép ba má em để cưới em, không biết em có đồng ý không?".
Sau cuộc hôn nhân đầu tan vỡ, mãi đến năm 2018, Trọng Nghĩa mới kết hôn lần hai. Lúc này, nam nghệ sĩ đã 52 tuổi, trong khi vợ mới cưới sinh năm 1995 kém anh 29 tuổi.
Vì có cảm tình đặc biệt với nam nghệ sĩ, Thanh Trang đồng ý kết hôn với bạn đời hơn tuổi. Trọng Nghĩa bày tỏ: "Lúc cưới về, tôi đã có con riêng, nên bà xã chưa vội có con vì muốn chăm sóc cho con riêng, rồi mới tính đến chuyện của mình. Cô ấy không sợ cực khổ, không sợ bất cứ điều gì, ngoài việc sợ chồng quá chén ảnh hưởng đến sức khoẻ".
Bù lại chuyện tuổi tác và có con riêng, Thanh Trang cho biết từ lúc kết hôn, người bạn đời thường xuyên vào bếp nấu ăn cho cô. Trong đó, món cà ri từng khiến nữ khách mời xúc động vì: "Trước giờ anh chưa bao giờ nấu và cũng không biết cách nấu như thế nào. Nhưng khi biết tôi thích ăn, anh ra chợ mua đồ, rồi hỏi người bán cách nấu. Điều đó khiến tôi rất ấn tượng".
Không riêng gì nấu ăn mà những công việc khác trong gia đình như dọn dẹp, giặt quần áo... nghệ sĩ Trọng Nghĩa cũng sẵn sàng phụ giúp vợ. Giọng ca cải lương chia sẻ: "Công việc trong nhà cũng đâu có gì nhiều nên mình cứ tranh thủ làm". Đồng thời, nam nghệ sĩ cũng tâm sự khi chấp nhận lấy một người lớn tuổi như mình thì vợ không quan tâm "lời ra tiếng vào" từ bên ngoài. Bởi cô quan niệm miễn sao người bạn đời biết thương, lo lắng cho mình là được".
Sau 3 năm sau khi kết hôn, cặp đôi chào đón con chung, nam nghệ sĩ U60 hạnh phúc với gia đình nhỏ của mình. Hiện tại, nghệ sĩ Trọng Nghĩa đang công tác tại nhà hát Trần Hữu Trang còn vợ anh đang làm công việc kinh doanh nhỏ và phụ giúp gia đình.
(Theo GĐXH)
" alt=""/>Nghệ sĩ Trọng Nghĩa: Từng trầm cảm, hạnh phúc muộn màng với vợ kém 29 tuổiTại đây, dưới sự chứng kiến của ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình và các lãnh đạo bộ ngành liên quan, công ty Roding Mobility (gọi tắt: Roding- CHLB Đức) đã ký thoả thuận hợp tác nghiên cứu và phát triển, sản xuất các dòng xe điện và ô tô điện cỡ nhỏ tại Việt Nam với công ty cổ phần Thái Bình Hưng Thịnh (gọi tắt: Thái Hưng).
Theo thoả thuận, công ty Roding Mobility của Đức sẽ tư vấn kỹ thuật, giám sát triển khai toàn bộ quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm từ khâu thiết kế – thử nghiệm đến sản xuất hoàn chỉnh và chuyển giao công nghệ cho Thái Hưng.
Đây là công ty đã có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn kỹ thuật và thiết kế sản xuất các mẫu ô tô mới tại châu Âu và Mỹ. Đặc biệt, Roding Mobility đã cung cấp các nền tảng khung gầm cho các dòng ô tô điện của nhiều hãng xe khởi nghiệp và các tập đoàn lớn, trong đó có BMW.
Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy cơ điện Thái Hưng (thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) do Thái Hưng làm chủ đầu tư đã được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt lần đầu ngày 8/01/2020 và điều chỉnh ngày 30/12/2022 với mục tiêu gia công, lắp ráp và sản xuất xe điện 2 bánh, 3 bánh và ô tô điện. Tổng công suất toàn dự án là 15.000 xe/năm, trong đó, riêng ô tô điện có quy mô công suất thiết kế là 5.000 xe/năm.
Theo kế hoạch, nhà máy Thái Hưng sẽ chính thức đi vào hoạt động vào quý IV năm 2023 và ra mắt sản phẩm đầu tiên vào năm 2024. Bước đầu, hai bên sẽ tập trung phát triển xe điện nội đô (city car) theo tiêu chuẩn L7e của châu Âu với sản lượng sản xuất dự kiến trong 3 năm đầu là 6.000 xe. Sau đó, Thái Hưng sẽ sản xuất và giới thiệu tới thị trường các mẫu xe điện phân khúc A.
Chia sẻ với VietNamNet, ông Franz Ferdinand Heindlmeier, Giám đốc điều hành (CEO) công ty Roding Mobility đánh giá cao tiềm năng phát triển ô tô điện tại Việt Nam, nhất là ô tô điện cỡ nhỏ và cho rằng đây là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp hợp tác và đầu tư ô tô điện tại Việt Nam.
Ông cũng rất kỳ vọng vào việc hợp tác với đối tác Việt Nam nhưng cũng lưu ý, một start up xe điện sẽ luôn có khó khăn và thử thách nhất định.
Kết thúc Hội thảo “Hợp tác đầu tư và phát triển Thái Bình- CHLB Đức”, ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình ghi nhận: “Việc Thái Hưng và Roding ký kết thoả thuận hợp tác hôm nay trong lĩnh vực xe điện là một tín hiệu tích cực cho môi trường thu hút đầu tư của tỉnh”.
Công ty Thái Hưng tiền thân là công ty gia công cơ khí xuất khẩu, được thành lập từ năm 2006. Năm 2020, Thái Hưng tái cơ cấu ngành nghề và trở thành một công ty khởi nghiệp mới trong lĩnh vực ô tô điện thông qua Dự án trên.
Công ty Roding Mobility được thành lập năm 2008, là công ty cơ khí chế tạo có trụ sở tại CHLB Đức, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn kỹ thuật và thiết kế sản phẩm mới trong lĩnh vực phương tiện giao thông, đặc biệt là các nền tảng khung gầm cho các dòng ô tô điện và các mẫu xe của tương lai.
Như vậy, với sự gia nhập của Thái Hưng, thị trường ô tô điện cỡ nhỏ ở Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ, sôi động. Đặc biệt trong bối cảnh mẫu ô tô điện Wuling của Trung Quốc sẽ chính thức ra mắt vào ngày 29/6, cũng như mẫu xe VF 3 của Vinfast cũng sắp mở cổng đăng ký đặt mua vào tháng 9 năm nay.
Bạn có bình luận thế nào về thông tin trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!