Thanh tra huyện Krông Bông đã vào cuộc thanh tra và chuyển hồ sơ sang Công an huyện để điều tra, làm rõ.
Theo Nghị định 116 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, học sinh bán trú học tại các trường phổ thông dân tộc, có bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, THCS thuộc xã vùng III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi, sẽ được Chính phủ hỗ trợ tiền mặt, gạo.
Mức hỗ trợ tương đương bằng 1/2 tháng lương cơ bản, cho 9 tháng trong năm học.
![]() |
Trường Tiểu học Yang Hăn nơi xảy ra sự việc ăn chặn tiền của học sinh |
Anh L.V.X (dân tộc Mông, trú xã Cư Đrăm) có 2 con theo học tại Trường Tiểu học Yang Hăn.
Theo Nghị định 116, 2 con của anh sẽ được nhận số tiền hỗ trợ hơn 10 triệu đồng cho năm học 2016-2017.
Tuy nhiên, anh X. cho biết, trong năm học, 2 con của anh chỉ được nhận 4,4 triệu đồng. Số tiền chưa được một nửa theo quy định.
“Khi nhận tiền, cô giáo chỉ cho chỗ ký, còn số tiền thực nhận bao nhiêu thì mình không biết” - anh X. cho hay.
Ông N.S.M, cán bộ Trường Tiểu học Yang Hăn cho biết, năm học 2016-2017, trường có 93 học sinh thuộc diện được nhận tiền hỗ trợ theo Nghị định 116 của Chính phủ. Tổng số tiền là hơn 506 triệu đồng.
Tuy nhiên, khi nhận tiền từ kho bạc về để phát cho học sinh, bà Vũ Thị Sơn (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yang Hăn) chỉ chi trả 371 triệu đồng. Số còn lại bà Sơn đã tự ý chia cho các cán bộ, giáo viên trong trường.
Ông M. cho biết, bản thân được chia 3 triệu đồng, nhưng từ chối không nhận vì không thuộc đối tượng thụ hưởng.
“Tiền này là tiền hỗ trợ cho học sinh nghèo khó khăn ăn bán trú. Làm sao mình bớt được của học sinh, bớt là vi phạm dù bất kỳ lý do gì” - ông M. chia sẻ.
![]() |
Học sinh khó khăn tại Trường Tiểu học Yang Hăn bị ăn chặn tiền hỗ trợ |
Ông N.K.S, cán bộ Trường Tiểu học Yang Hăn xác nhận, cũng được chia 3,5 triệu đồng.
“Trong cuộc họp hội đồng, cô Sơn đề xuất, hiệu trưởng chia 4 triệu, hiệu phó 3,5 triệu, giáo viên chuyên 2,5 triệu, giáo viên thường thì 2 triệu. Các giáo viên cứ theo danh sách lập lên rồi nhận tiền” - ông S. chia sẻ.
Theo ông S., số tiền trên bà Sơn giải thích là do phụ huynh trích lại. Bản thân ông và các giáo viên không được biết và không rõ.
Ông S. cho biết, xã Cư Đrăm là xã vùng 3, đặc biệt khó khăn của huyện Krông Bông, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 50%.
Thấy việc nhận khoản tiền trên là trái quy định, ông S. nhiều lần đề xuất trả lại tiền nhưng bà Sơn không đồng ý.
Theo tìm hiểu, có 40 cán bộ, giáo viên được nhận tiền từ quyết định của bà Sơn. Tuy nhiên, có 3 giáo viên và một kế toán không chịu nhận số tiền này.
2 trong số 3 giáo viên không nhận tiền sau đó bị luân chuyển vào điểm trường ở xa, đi lại khó khăn. Kế toán thì không được xét thi đua năm học 2016-2017.
Trao đổi với ông Lê Xuân Quý, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Krông Bông, ông cho biết sự việc xảy ra tại Trường Tiểu học Yang Hăn hơn 1 năm nay.
Khi có thông tin về sự việc, UBND huyện Krông Bông đã chỉ đạo Thanh tra huyện đã vào cuộc thanh tra. Thanh tra huyện sau đó chuyển hồ sơ sang Công an huyện để điều tra, làm rõ.
“Do chưa có kết luận điều tra của công an nên chúng tôi chưa có căn cứ để xử lý” - ông Quý cho biết.
Theo tìm hiểu, trước khi làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yang Hăn, bà Vũ Thị Sơn công tác tại Trường Tiểu học Cư Đrăm.
Tại trường này, bà Sơn từng lập khống hồ sơ thanh quyết toán sửa chữa khu vệ sinh, nhưng chỉ bị phê bình.
Khi luân chuyển đến Trường Tiểu học Yang Hăn, bà Sơn bị tố ăn chặn tiền hỗ trợ học sinh vùng khó khăn, chia cho cán bộ giáo viên.
Sau hơn một tuần xảy ra vụ việc, mọi hoạt động của học sinh trong Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn - ngôi trường có hiệu trưởng bị tố dâm ô nhiều nam sinh - đã quay trở lại nề nếp cũ.
" alt=""/>Hiệu trưởng xà xẻo tiền ăn của học sinh chia cho giáo viênTheo thông tin từ VNISA, danh hiệu “Chìa khóa vàng” 2022 sẽ được trao cho 2 nhóm hạng mục. Trong đó, nhóm hạng mục dành cho sản phẩm, giải pháp, dịch vụ ATTT gồm có các danh hiệu: “Sản phẩm ATTT chất lượng cao xuất sắc”, “Sản phẩm ATTT triển vọng xuất sắc”, “Giải pháp CNTT an toàn tiêu biểu cho chuyển đổi số” và “Dịch vụ ATTT tiêu biểu”.
Với nhóm hạng mục dành cho các doanh nghiệp an toàn thông tin Việt Nam, các danh hiệu sẽ được bình chọn gồm có: “Top 5 doanh nghiệp Việt Nam về chống mã độc và chống tấn công mạng”, “Top 5 doanh nghiệp Việt Nam về kiểm tra và đánh giá ATTT mạng”, “Top 5 doanh nghiệp Việt Nam về giám sát và ứng cứu sự cố ATTT mạng”, “Top 5 doanh nghiệp Việt Nam về mật mã, xác thực và chữ ký số”.
Danh hiệu Top 5 trong từng hạng mục sẽ trao cho tối đa 5 doanh nghiệp ATTT Việt Nam hàng đầu có nguồn nhân lực, tài chính, năng lực công nghệ và kết quả hoạt động, kinh doanh tốt nhất trong lĩnh vực bình chọn.
Hội đồng bình chọn danh hiệu “Chìa khóa vàng” năm 2022 đã được thành lập với 22 thành viên là các cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia hàng đầu về ATTT; đại diện cho các doanh nghiệp, tổ chức, trường đại học lớn trong lĩnh vực ATTT và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Chủ tịch Hội đồng là ông Nguyễn Thành Hưng, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch VNISA.
![]() |
Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng chủ trì phiên họp thứ nhất của Hội đồng bình chọn danh hiệu “Chìa khóa vàng” năm 2022. |
Hội đồng bình chọn “Chìa khóa vàng” năm 2022 đã họp thống nhất các tiêu chí bình chọn. Theo đó, các sản phẩm, giải pháp ATTT sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí về: Tính năng và hiệu quả ứng dụng; khả năng công nghệ và chất lượng sản phẩm; tính sáng tạo và đột phá; so sánh với các sản phẩm đã có; khả năng thay thế sản phẩm nhập ngoại; khả năng thương mại hóa (tiềm năng và thực tế); kết quả ứng dụng thực tiễn, chiến lược phát triển; hồ sơ tài liệu hướng dẫn sử dụng, tính pháp lý và bản quyền sở hữu.
Dịch vụ ATTT được đánh giá dựa trên các tiêu chí về: Nhu cầu và hiệu quả khi sử dụng dịch vụ; công nghệ và nhân lực đảm bảo chất lượng dịch vụ; tính quy trình, tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật liên quan; thị trường và quy mô triển khai dịch vụ; tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường; đầu tư phát triển; so sánh giá với hiệu quả áp dụng; phản hồi của thị trường; hồ sơ tài liệu hướng dẫn sử dụng, tính pháp lý và bản quyền sở hữu.
Doanh nghiệp thuộc Top 5 doanh nghiệp ATTT Việt Nam được đánh giá dựa trên các tiêu chí như kết quả kinh doanh - tài chính, tiềm lực; nhân lực; thị trường, khách hàng; quản lý chất lượng; sản phẩm, dịch vụ thuộc lĩnh vực đăng ký; chất lượng, tiêu chuẩn; công nghệ, R&D; chất lượng hồ sơ…
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 14 đơn vị với trên 40 sản phẩm, dịch vụ, giải pháp ATTT trong nước đăng ký tham gia chương trình bình chọn danh hiệu “Chìa khóa vàng” năm 2022.
Theo kế hoạch, công tác thẩm định, đánh giá các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp và doanh nghiệp ATTT tiêu biểu, xuất sắc đạt danh hiệu “Chìa khóa vàng” năm nay sẽ diễn ra từ khoảng trung tuần tháng 8 đến hết tháng 10. Dự kiến, lễ công bố và trao danh hiệu “Chìa khóa vàng” 2022 được VNISA tổ chức vào tháng 12 tại Hà Nội.
Vân Anh
Theo đánh giá của đại diện Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), nhiều sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể thay thế sản phẩm, dịch vụ tương tự nước ngoài.
" alt=""/>Danh hiệu 'Chìa khóa vàng' năm 2022 chọn trao theo 2 nhóm hạng mục