Từ lâu, Đồng Nai được biết đến là địa phương có nhiều lợi thế kết nối với TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, qua các tuyến giao thông trọng điểm như: cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên kéo dài đến Biên Hòa, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu… Gần đây nhất là thông tin cầu Cát Lái kết nối huyện Nhơn Trạch với TP.HCM, và sân bay quốc tế Long Thành liên tục được làm nóng…
![]() |
Môi giới đất nền vùng ven đang tập trung về Đồng Nai |
Chính những yếu tố trên đã khiến Đồng Nai thu hút số lượng lớn các công ty bất động sản từ TP.HCM kéo nhau về địa bàn mới. Tại thành phố Biên Hòa, Khu dân cư thương mại Phước Thái, quy mô 9ha, vừa tung những sản phẩm cuối cùng của dự án. Cũng tại khu vực này, Khu đô thị Long Hưng ghi nhận hơn 1.000 giao dịch từ đầu năm. Các dự án khác như: The Viva City, Richland City, King Bay… cũng liên tục mở bán. Đây là những dự án đã được quy hoạch 1/500 còn được rao bán đến thời điểm này.
Anh Tùng Quang, môi giới tại Biên Hòa, cho biết, cách đây vài tháng, địa bàn các phường Trảng Dài, Tân Phong, Long Bình và Tam Phước thuộc thành phố Biên Hòa, là các “điểm nóng” về phân lô, bán nền tràn lan. Nhiều người làm nghề xe ôm, bán quán cóc… cũng kiêm luôn cò đất. Tuy nhiên, cuối tháng 4 vừa qua, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định siết tách thửa làm phá vỡ quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất của địa phương. Quyết định này đã khiến giới việc bán đất dạng tách thửa giảm nhiệt, chỉ còn những dự án chuẩn pháp lý mới công khai rao bán.
“Chính quyền đã ngưng giải quyết hồ sơ tách thửa, nhưng lợi nhuận lớn khiến nhiều đầu nậu vẫn âm thầm gom khách. Ngoài ra, vẫn còn một số nơi chậm thực hiện và xử lý vi phạm về phân lô bán nền, xây dựng nhà ở công trình chưa triệt để, nên đã dẫn đến tình trạng thu gom, mua bán đất đai, phân lô bán nền, chuyển mục đích sử dụng đất trái luật ngày càng phức tạp. Rủi ro lớn nhất cho khách hàng khi mua phải đất kiểu này là không ra được sổ đo. Khi đó đi đòi lại tiền không phải chuyện đơn giản vì họ đã cố tình gài bẫy ngay từ đầu” - anh Quang nói.
Không chỉ có Biên Hòa, các khu vực quanh sân bay Long Thành, các xã Long Thọ, Phước An thuộc huyện Nhơn Trạch, xã An Viễn, huyện Trảng Bom… đang là điểm nóng thu hút lượng môi giới khủng. Nhiều khu đất nền ở đây được gắn mác dự án, nhưng thực chất chỉ là đất phân lô, tách thửa có nguồn gốc từ đất nông nghiệp, lâm nghiệp.
Ông Phan Công Chánh, chuyên gia bất động sản cá nhân, Chủ tịch HĐQT Phu Vinh Investment, cho biết, ngoài rủi ro pháp lý, nhiều công ty môi giới “lụi” còn kê giá bán hàng trăm triệu đồng, tư vấn thông tin sai sự thật khi bán hàng. Nhiều công ty trong số này đang bị công an điều tra sau khi có đơn tố cáo lừa đảo. Tuy nhiên, để làm cho “ra ngô ra khoai” thì trước hết khách hàng cũng đã phải lãnh hậu quả nặng nề về vật chất lẫn tinh thần.
“Trên thị trường, cơ hội và rủi ro luôn đan xen, nên khách hàng cần thận trọng tìm hiểu trước khi ra quyết định, tránh tâm lý bầy đàn. Khách hàng nên tìm những dự án đã được quy hoạch 1/500, có tiện ích, tiến độ thi công tốt, đảm bảo pháp lý, chủ đầu tư uy tín và gần khu dân cư hiện hữu. Với những dự án mà xung quanh vắng bóng người thì tuyệt đối không nên mua vì sẽ khó có giá trị gia tăng. Bài học từ “thành phố ma” Bình Dương, mua rồi không có người đến ở, bán cắt lỗ cũng khó, chính là bài học cho những nhà đầu tư mua đất vùng ven” - ông Chánh khuyến cáo.
Quốc Tuấn
Lo ngại tiến trình sẽ có lợi cho loại len được sản xuất ở nước ngoài, ngành công nghiệp (vốn sử dụng hàng triệu nhân công) đã giúp tổ chức Phong trào Sản phẩm Quốc gia. Mục tiêu của phong trào là quảng bá hàng hóa sản xuất trong nước như một hình thức kháng chiến chống đế quốc.
Năm 1915, phong trào đã tạo nên cuộc tẩy chay toàn quốc với các sản phẩm phổ biến của Nhật Bản. Trong thế kỷ kế tiếp, chủ nghĩa dân tộc bùng nổ mạnh mẽ, song hành với sức mua gia tăng của sản phẩm nội địa.
Những năm gần đây, giới trẻ Trung Quốc đang chạy theo xu hướng guochao- tạm dịch là “Trung Quốc sang trọng” - trong đó các sản phẩm có yếu tố Trung Quốc được coi trọng. Mặt hàng được hưởng lợi nhiều nhất là đồ may mặc và hàng xa xỉ.
Các nhà chức trách đã thực hiện nhiều chiến dịch, dù đôi khi bỏ qua sự tinh tế, nhằm miệt thị các thương hiệu và công ty nước ngoài. Năm 2013, tờ Nhân dân nhật báođã thực hiện một chiến dịch kéo dài một tuần nhắm vào Apple.
Doanh nghiệp Mỹ bị nhận xét là “kiêu ngạo vô song” vì đã cung cấp chế độ bảo hành tại Trung Quốc kém hơn so với dịch vụ ở những nơi khác. Apple cuối cùng đã phải xin lỗi vì cáo buộc này.
Không có kẻ thù vĩnh viễn
Tuy nhiên, thái độ bài trừ của khách hàng Trung Quốc hiếm khi tồn tại được lâu. Đầu thập niên 2010, nhiều cuộc biểu tình phản đối sản phẩm Nhật Bản diễn ra tại Trung Quốc. Các doanh nghiệp Nhật cũng phải gánh chịu hệ quả tại đất nước tỷ dân.
Tuy nhiên, chỉ 9 tháng sau cuộc biểu tình năm 2012, lượng ôtô được nhập khẩu từ Nhật Bản đã tăng mạnh trở lại.
Năm 2018, việc Canada bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu đã thúc đẩy người dân Trung Quốc tẩy chay mẫu áo khoác của Canada Goose Holdings. Hai năm sau khi kêu bị gọi tẩy chay, nhà bán lẻ này công bố kế hoạch tăng gấp đôi lượng cửa hàng tại Trung Quốc.
![]() |
Apple vẫn gây dựng được thành công bất chấp chính sách và thị trường đặc thù tại Trung Quốc. Ảnh: Apple Insider. |
Bất chấp căng thẳng gia tăng với Mỹ, điều tương tự dường như đang xảy ra với Apple. Trong quý II/2021, Apple sở hữu 11,9% thị phần điện thoại thông minh tại Trung Quốc, tăng từ 8,3% hồi cùng kỳ năm ngoái.
Tâm lý sính ngoại
Sự tồn tại của hàng hóa nước ngoài trong thị trường Trung Quốc được giải thích bằng nhiều lý do.
Đầu tiên, các sản phẩm này thường được sản xuất tại chính Trung Quốc. Các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản sở hữu các nhà máy lớn tại đây; các nhà thầu của Apple như Foxconn Technology cũng sử dụng hơn một triệu nhân công ở đại lục.
Ngoài ra, người tiêu dùng Trung Quốc đang ngày càng chi tiêu mạnh tay vào các sản phẩm cao cấp. Và dù đúng hay sai, từ “cao cấp” vẫn thường ghép đôi với “nước ngoài”.
Năm 2016, một cuộc khảo sát cho thấy 50% trong số 10.000 người được hỏi nói đang tìm kiếm sản phẩm "tốt nhất và đắt nhất". Tại Trung Quốc, nơi hàng hóa giá rẻ và chất lượng thấp chiếm ưu thế, chi tiết này để lộ một thị trường tiềm năng béo bở cho Apple, Canada Goose và các thương hiệu đẳng cấp khác.
![]() |
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ có thể đang ở giai đoạn tồi tệ, nhưng điều đó không ngăn iPhone 13 được săn đón ở đất nước tỷ dân. Ảnh: STR/AFP. |
Cuối cùng, tệp khách hàng trẻ đang phát triển của Trung Quốc mang tính quốc tế hơn nhiều so với các thế hệ trước. Điều đó góp phần tạo nên sự chào đón cởi mở với các sản phẩm và trải nghiệm nước ngoài.
Năm 2019, người Trung Quốc đã chi 255 tỷ USD để du lịch nước ngoài. Con số này tương đương khoảng 1,5% tổng sản phẩm quốc nội. Bất chấp những lo ngại về đại dịch, một cuộc khảo sát vào tháng 1 cho thấy 43% người Trung Quốc muốn ra nước ngoài cho kỳ nghỉ tiếp theo.
Lòng yêu nước, những cuộc chiến tranh thương mại và cả lệnh trừng phạt kinh tế từng khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc điêu đứng. Dù với mục tiêu bảo vệ sản phẩm hay thị trường nội địa, các thương hiệu Trung Quốc sẽ nhận ra rằng họ không cần chính trị và tẩy chay để thuyết phục người Trung Quốc mua hàng nội địa. Cái họ cần chỉ là sản phẩm tốt hơn mà thôi.
Trong lúc đó, iPhone, sản phẩm nổi bật nhất của Mỹ được bán ở Trung Quốc, vẫn chưa khi nào mất đi sức hấp dẫn của mình.
Theo Zing/Bloomberg
Mẫu iPhone 14 đầu tiên với thiết kế mới lạ vừa xuất hiện ngay sau khi loạt iPhone 13 đến tay người dùng.
" alt=""/>Lý do Apple luôn thắng lớn ở Trung Quốc bất chấp xung đột chính trị