Nguồn tin từ một vài đại lý cho hay, có thể, Ford sẽ chính thức chốt giá và lịch bán hàng vào đầu tuần sau. Nhiều đại lý đã nhận đặt hàng mẫu xe này ngay khi Ford xuất xưởng mẫu xe này tại nhà máy ở Hải Dương. Hiện, mức giá ở các đại lý vẫn là giá tạm tính.
Tại thị trường Việt Nam, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn khi Ford EcoSport 2018 có tới 5 phiên bản với mức giá được cho là tốt hơn so với phiên bản trước.
Anh P.M.Chánh, nhân viên bán hàng tại một đại lý Ford ở TP.HCM cho biết, Ford EcoSport 2018 sẽ có tất cả 5 phiên bản với mức giá tạm tính ở mức 530 triệu đồng.
Cụ thể, mức giá tạm tính của Ford EcoSport 2018 Ambiente có giá tạm tính 530 triệu đồng cho bản MT và 560 triệu đồng cho bản AT. Ford EcoSport 2018 Trend có giá 600 triệu đồng; Ford EcoSport 2018 Titanium có giá tạm tính 636 triệu đồng và bản 1.0L Ecoboost có giá 650 triệu đồng.
" alt=""/>Ford EcoSport 2018 sẽ chốt giá từ 530 triệu đồng?Ông Nguyễn Nam Tiến, Phó Trưởng ban CNTT của VietNam Airlines chia sẻ về thách thức và kinh nghiệm đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho hệ thống thông tin quan trọng.
Trong khuôn khổ Hội thảo và Triển lãm an toàn, an ninh mạng quốc tế - Vietnam Security Summit 2019 được tổ chức mới đây, chia sẻ tại phiên hội thảo chuyên đề “Phòng ngừa mã độc, cửa hậu và lộ lọt thông tin”, ông Nguyễn Nam Tiến, Phó Trưởng ban CNTT của Vietnam Airlines thẳng thắn chỉ rõ, với mạng đường bay trải rộng và hệ thống CNTT bao gồm cả trong và ngoài nước, hệ thống host được thuê đặt bên Mỹ cùng nhiều hệ thống dữ liệu khác, Vietnam Airlines luôn là mục tiêu nhắm đến của các đối tượng hacker.
Cũng theo ông Tiến, tính từ ngày 1/1/2019 đến nay, Vietnam Airlines ghi nhận có khoảng 8 tỷ sự kiện mà đơn vị phải xử lý trong hệ thống an ninh thông tin (ATTT) của mình. Thống kê cũng cho thấy, hiện nay nguy cơ tấn công mạng các hệ thống của Vietnam Airlines gặp phải nhiều nhất là tấn công bằng mã độc và qua email. Cụ thể, trong hơn 3 tháng đầu năm nay, có tới 1.622 sự cố tấn công bằng mã độc và tấn công email có 1.553 trường hợp vào các hệ thống của Vietnam Airlines.
Xét về nguồn tấn công qua email, email phishing - tấn công lừa đảo bằng email đang chiếm vị trí số 1, ví dụ như giả mạo email từ admin gửi đến người dùng với nội dung “Bạn có thể nâng hạn mức hộp thư”, “Bạn đến hạn phải đổi password”... “Với nhiều người dùng mặc dù đã được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức an toàn, an ninh mạng nhưng vẫn có người bị lừa click vào đường dẫn, khi đó người dùng bị chiếm quyền email, hacker tiếp tục dùng email của nạn nhân để làm bàn đạp tấn công đến những người dùng khác. Đây là tình trạng thực tế chúng tôi đang gặp phải”, ông Tiến chia sẻ.
Đề cập đến các thách thức trong đảm bảo ATTT mạng, vị Phó Trưởng ban CNTT của Vietnam Airlines cho biết, trong bối cảnh an toàn, an ninh thông tin trở thành một trong những thách thức của thời đại mới khi các hoạt động được số hóa trên mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, xã hội, cũng như các doanh nghiệp, tập đoàn khác tại Việt Nam, Vietnam Airlines phải đối mặt với những thách thức chung, đó là: số vụ tấn công mạng phát triển nhanh chóng cả về hình thức và quy mô, các hacker ngày càng tinh vi trong đánh cắp dữ liệu từ các doanh nghiệp, cơ quan quản lý hành chính; gia tăng hành vi phát tán mã độc tống tiền, đòi tiền chuộc; các thông tin sai trái, thù địch, gây chia rẽ xã hội được tuyên truyền, tán phát rộng rãi... trên mạng xã hội; tình trạng thu thập, sử dụng trái phép dữ liệu cá nhân tại Việt Nam chưa được kiểm soát.
Cùng với đó, Vietnam Airlines còn gặp phải hàng loạt thách thức khác trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng như: hệ thống mạng, CNTT có phạm vi rộng, nhiều hệ thống hosting ở nước ngoài; dữ liệu khách hàng của ngành hàng không rất lớn và phạm vi rộng; hệ thống tích hợp với nhiều hãng hàng không, nhà phân phối, nhà sản xuất…; nhận thức về ATTT còn yếu, đào tạo về ATTT chưa đáp ứng yêu cầu; nhân lực về ATTT thiếu, chi phí về an toàn thông tin cao; khó lựa chọn sản phẩm/dịch vụ ATTT phù hợp với doanh nghiệp...
" alt=""/>“Ông lớn” Vietnam Airlines cũng than khó tuyển nhân lực an toàn thông tinCMC SISG giới thiệu mô hình dịch vụ quản lý toàn bộ hạ tầng CNTT đến các khách hàng
Ngày 25/4/2019, CMC SISG đã giới thiệu Dịch vụ Quản lý CNTT (IT Managed Services) đến các khách hàng. IT Managed Services là mô hình dịch vụ quản lý toàn bộ hạ tầng CNTT, không chỉ hỗ trợ và xử lý các lỗi và yêu cầu của người dùng cuối, mà còn quản lý máy chủ, sao lưu, mạng, bảo mật, lưu trữ… bên trong trung tâm dữ liệu của khách hàng và cao cấp hơn là cung cấp dịch vụ duy trì kinh doanh liên tục (Business Continuity Mgmt.) bảo đảm toàn bộ dịch vụ CNTT hoạt động xuyên suốt 24/7.
Theo dự báo của Công ty nghiên cứu thị trường MarketsandMarkets, thị trường Dịch vụ Quản lý CNTT toàn cầu sẽ tăng từ 107 tỷ USD trong năm 2014 lên 193 tỷ USD vào năm 2019, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 12,5%. Trong đó, Châu Á Thái Bình Dương dự kiến sẽ nổi lên như một thị trường tăng trưởng cao. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam
Với IT Managed Services, CMC SISG sẽ cung cấp nguồn lực quản trị, vận hành và hỗ trợ kỹ thuật một phần hoặc toàn bộ hệ thống hạ tầng CNTT của khách hàng. Sự toàn diện của dịch vụ thể hiện từ lúc cung cấp máy tính, máy chủ, server trong suốt quá trình hoạt động đến khi kết thúc vòng đời của thiết bị, dịch vụ và ưu việt hơn là giúp khách hàng tạo ra vòng đời mới bám sát với mục tiêu phát triển kinh doanh dựa trên dữ liệu vận hành của hiện trạng hệ thống CNTT.
" alt=""/>CMC SISG giới thiệu mô hình dịch vụ quản lý toàn bộ hạ tầng CNTT đến các khách hàng