Cô Thanh cho biết, từ ngày 16/4, cây ATM phát gạo miễn phí cho người có hoàn cảnh khó khăn vì dịch bệnh Covid-19 do các học sinh của trường sáng chế đã chính thức đi vào hoạt động. Ngày hôm qua, máy “ATM gạo” đã phát cho những người khó khăn tổng cộng 1,7 tấn gạo. Sáng nay, do trời mưa nên việc nhận gạo bị ngắt quãng và cuối buổi tổng kết phát được 7,5 tạ.
Cây ATM phát gạo miễn phí đầu tiên tại tỉnh Lào Cai xuất phát từ ý tưởng của của nhóm học sinh trong Câu lạc bộ Nghiên cứu khoa học của Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai.
![]() |
Người dân có hoàn cảnh khó khăn đến nhận gạo tại cây ATM gạo của Trường THPT số 1 TP Lào Cai. |
Em Lê Hoàng Quốc, học sinh lớp 12D1, trưởng nhóm chế tạo “Máy ATM gạo” chia sẻ: “Dịch Covid-19 kéo dài khiến rất nhiều người chịu cảnh mất việc hoặc không thể tìm được việc làm. Chính vì vậy, chúng em nghĩ đến việc làm một chiếc máy ATM phát gạo miễn phí, để giúp người nghèo vượt qua được giai đoạn khó khăn, mà trước mắt đơn giản có thể giúp họ duy trì sự sống”.
Nghĩ là làm, Quốc và nhóm nghiên cứu đề xuất với cô Phạm Thị Tuyết Thanh. Ngay lập tức ý tưởng của cả nhóm được Ban giám hiệu nhà trường và tập thể giáo viên đồng ý. Nhà trường còn động viên các em bằng việc cùng huy động sự chung tay, góp gạo của các thầy cô, phụ huynh và nhà hảo tâm.
Theo yêu cầu của trường, mô hình phát gạo văn minh, tiện lợi, nhưng phải đảm bảo an toàn dịch tễ, hạn chế tiếp xúc đông người, tránh lây lan dịch bệnh. Theo đó, các học sinh đã lập trình tính toán thời gian đóng mở van gạo tự động sao cho mỗi lần máy xuất ra được đúng 3kg gạo - tương ứng với lượt nhận của một người.
Quốc cho biết, nhóm nghiên cứu phải tính toán từ khâu chọn ống nước đủ rộng để lưu lượng gạo chảy với tốc độ vừa phải, thiết kế chế tạo thử nghiệm và gia công van điện đóng mở để không bị rơi gạo. Bên cạnh đó, việc gia công đóng hộp, đi dây các thiết bị đảm bảo an toàn điện và vệ sinh cũng là một khâu được nhóm tính kỹ.
May mắn hơn, các em nhận được sự cố vấn và chung tay hỗ trợ của em Vũ Hoàng Long (từng là học sinh duy nhất của đoàn Việt Nam đạt giải 3 trong Hội thi Khoa học kỹ thuật tại Mỹ năm 2019, cựu học sinh của trường và hiện là sinh viên Trường ĐH Công nghệ - ĐHQG Hà Nội) trong khâu lập trình.
![]() |
Em Lê Hoàng Quốc và Vũ Hoàng Long trong quá trình chế tạo máy ATM phát gạo |
Sau nhiều ngày nghiên cứu và thử nghiệm, ngày 14/4, nhóm học sinh của Trường THPT số 1 TP Lào Cai đã chế tạo thành công “Máy ATM gạo” với động cơ servo Mg996r, điện áp hoạt động 4.8 -7.2v, có nút bấm lấy gạo tự động và còi cũng như đèn led báo hiệu.
“Máy gồm bồn đựng gạo, gạo chạy theo đường ống xuống, giữa có một bộ điều khiển bằng van tự động và nút bấm mini. Mỗi lần nhấn nút, gạo sẽ nhả đúng số lượng 3kg/lần mà mình lập trình sẵn", em Hoàng Quốc chia sẻ về nguyên lý hoạt động.
Cô Phạm Thị Tuyết Thanh đánh giá đây là ý tưởng hay, có ý nghĩa nhân văn và tính giáo dục cao, nhà trường quyết tâm thực hiện và hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm chung tay cùng các học sinh của trường.
Hiện, “Máy ATM gạo” đã được lắp đặt tại số 250, đường Hoàng Liên TP Lào Cai. Người dân có thể đến nhận gạo đến 30/4, trong thời gian từ 8h đến 11h (buổi sáng) và 14h đến 17h (buổi chiều). Trước khi nhận gạo, người dân được hướng dẫn rửa tay sát khuẩn, lấy thông tin cá nhân.
Dự án đã và đang nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các nhà hảo tâm, cùng giáo viên, phụ huynh, học sinh, các tổ chức trong và ngoài nhà trường. “Thậm chí, khi vừa có thông tin, có phụ huynh đã chở ngay đến hàng tạ gạo để ủng hộ cho hoạt động của nhà trường”, cô Hà Thùy Linh, Bí thư Đoàn trường nói. Với khẩu hiệu “Nếu bạn cần, hãy đến lấy, nếu bạn ổn, hãy nhường người khác, nếu bạn có, hãy đóng góp thêm”, sau hơn 2 ngày phát động, “cây ATM gạo” đã nhận được sự ủng hộ trên 45,6 triệu đồng và hơn 4,3 tấn gạo...
![]() |
Người dân trên địa bàn TP Lào Cai ủng hộ gạo cho cây ATM của trường giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. |
Cô Phạm Thị Tuyết Thanh cho biết nhà trường sẽ quản lý hoạt động của máy đến hết tháng 4 và sau đó sẽ chuyển giao cho các đơn vị phù hợp hơn vận hành. Tuy nhiên, nhà trường vẫn sẽ kêu gọi là huy động ủng hộ nguồn gạo.
![]() |
Người dân xếp hàng giãn cách để nhận gạo từ “máy ATM phát gạo” miễn phí. |
Điều cô Thanh mừng nhất là qua đây có thể khơi dạy niềm đam mê nghiên cứu khoa học, giúp học sinh mang được kiến thức lý thuyết chế tạo ra các máy hữu ích phục vụ cộng đồng. Cùng đó là bài học về sự sẻ chia, biết cho đi trước khi nhận lại.
“Đây cũng là bài học về tinh thần hỗ trợ, đoàn kết, biết sẻ chia với những người khó khăn, yếu thế hơn trong xã hội ngay khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông”, cô Thanh nói.
Trước đó, để chung tay phòng chống Covid-19, thầy trò nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động như tự pha chế nước rửa tay khô, may khẩu trang vải tặng miễn phí các đơn vị phòng chống dịch; tổ chức thăm và tặng quà các chốt biên phòng chống dịch...
Thanh Hùng - Ảnh: NVCC
Trong những ngày giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19, tại nhiều trường đại học vẫn có những sinh viên vì các lý do khác nhau mà ở lại KTX, không về quê.
" alt=""/>Học sinh Lào Cai chế tạo “máy ATM phát gạo” miễn phí cho người nghèo đợt dịch CovidĐó là hoàn cảnh của bé Phạm Thanh Ngân (sinh năm 2014 ở 44/20/7 khu phố 3, tổ 52 đường An Phú Đông, phường An Phú Đông, quận 12). Bé Ngân bị ung thư máu đang rất cần tiền điều trị.
![]() |
Xin hãy giúp con |
Khoảng tháng 6/2018, chị Nguyễn Thị Ngoan (mẹ bé) phát hiện thấy toàn thân con nổi khá nhiều vết bầm tím. Không những vậy, con tỏ ra mệt mỏi, biếng ăn, da xanh xao bất thường. Đưa con đến bệnh viện khám, với những triệu chứng điển hình đó bác sĩ đã nhanh chóng tìm ra được căn bệnh ung thư máu.
Từ lúc ấy, cả gia đình bé bước vào đợt điều trị cam go. Mỗi đợt truyền hóa chất theo phác đồ là một lần khó khăn. Sức khỏe vốn yếu, kèm theo viêm phổi, sốt cao, bé buộc phải ngưng thuốc để đến Bệnh viện Nhi Đồng điều trị tiếp.
Khi hết viêm phổi thì bé Ngân lại thiếu cả 3 dòng máu hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, người lúc nào cũng trong tình trạng sốt. Một toa thuốc phải chia làm nhiều lần. Cả ngày bé chẳng ăn một miếng cháo, chỉ uống vài muỗng sữa rồi lại ói ra, đôi môi khô nhăn nhúm, mắt đờ đẫn, sốt cao mê sảng nằm bẹp trên giường bệnh. Có lần gia đình còn tưởng con không qua khỏi vì quá yếu.
![]() |
Bé phải dùng thuốc ngoài danh mục bảo hiểm y tế nên gia đình gặp nhiều khó khăn. |
Trải qua quá trình được chăm sóc, bé dần hồi tỉnh và tiếp tục điều trị, đến nay đã truyền được 3 toa thuốc. Tuy nhiên cha mẹ bé nay đã thật sự bế tắc, không biết làm cách nào để có tiền chữa bệnh cho con.
Cha sửa xe thuê
Vợ chồng anh Phạm Đức Quang và chị Nguyễn Thị Ngoan lặn lội từ Thanh Hóa vào Sài Gòn mưu sinh. Cuộc sống tưởng chừng như sắp qua giai đoạn nuôi con nhỏ vất vả thì không may, tai họa ập xuống.
Hai vợ chồng khi mới vào đều làm công nhân, sau đó anh Quang chuyển qua học nghề sửa xe để có thời gian đưa đón con. Anh chị nuôi 3 đứa con đang tuổi ăn học nên mọi chi tiêu phải hết sức tiết kiệm mới tạm đủ. Con lớn nhất học lớp 9 còn bé út mới 4 tuổi.
![]() |
Mẹ đã phải nghỉ việc để chăm sóc con |
Từ khi Ngân bị bệnh, chị Ngoan buộc phải nghỉ việc ở công ty để đến viện chăm sóc con, một mình anh Quang lao động kiếm tiền. Nếu tháng nào anh đi làm đầy đủ thì kiếm được 5-6 triệu đồng, có tháng anh cùng vợ chăm con thì kiếm được ít hơn. Số tiền ít ỏi đó trang trải chi phí gia đình gặp nhiều khó khăn.
Thời gian đầu họ còn hỏi vay chỗ này, mượn chỗ kia được một chút. Càng về sau vay tiền càng khó hơn. Nếu không sớm được hỗ trợ, không biết thời gian sắp tới họ phải xoay sở thế nào.
“Vợ chồng tôi đã cố gắng hết sức, thời gian đầu còn có chút tiền để dành chữa bệnh cho cháu. Hết tiền đó chúng tôi phải vay mượn mà khoản vay này cũng có giới hạn. Dù cháu có bảo hiểm y tế nhưng rất nhiều khoản phải lo. Một lọ thuốc ngoài danh mục lên đến 4-5 triệu đồng, tiền nào chịu nổi. Hai bên gia đình nội ngoại anh em cũng khó khăn chỉ gọi là động viên tinh thần cho cháu. Sau gần một năm điều trị, đến giờ chúng tôi đuối quá rồi không biết tính sao", chị Ngoan nấc nghẹn.
Tính mạng bé Thanh Ngân đang hết sức mong manh. Qua bài viết này, hy vọng các mạnh thường quân sẽ cùng chung tay giúp đỡ bé.
Đức Toàn
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Ngoan, số 44/20/7 khu phố 3, tổ 52, đường An Phú Đông, phường An Phú Đông, quận 12. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.104 (bé Phạm Thanh Ngân) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Bị dòng điện cao thế phóng điện dẫn tới bỏng nặng, người đàn ông trụ cột gia đình bỗng rơi vào cảnh “thập tử nhất sinh”. Không có bảo hiểm y tế, chi phí điều trị lên tới 20 triệu/ngày đang dần đẩy anh và gia đình vào đường cùng.
" alt=""/>Lọ thuốc cho con 4 triệu đồng, cha sửa xe thuê làm sao mua nổi