Đây là nội dung kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh do Ban Dân nguyện chuyển đến Bộ Xây dựng. Văn bản kiến nghị nêu: Về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi cải tạo, xây dựng mới chung cư hư hỏng nặng, nguy hiểm (cấp D), hiện nay, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được tiếp cận theo cơ chế thị trường.
Theo luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 99 (năm 2015) của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, đã quy định việc sử dụng nhà ở xã hội hoặc mua nhà ở thương mại để phục vụ tái định cư. Tuy nhiên, chưa có quy định cơ quan, đơn vị lập, thẩm định và phê duyệt phương án nhận chuyển nhượng nền đất để phục vụ tái định cư. Để công tác chuẩn bị nguồn nhà ở, đất ở phục vụ tái định cư được chủ động, đáp ứng tình hình thực tế chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Sở Xây dựng đã báo cáo, kiến nghị Bộ Xây dựng tại Công văn số 10320 (ngày 29/8/2018).
![]() |
10 năm qua số nhà chung cư đã được cải tạo, sửa chữa vẫn chưa chạm mốc 20 (dưới 3%). |
Trả lời kiến nghị này, Bộ Xây dựng cho biết, Nghị định 101/2015/NĐ-CP (năm 2015) của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã có quy định về việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Cụ thể, theo quy định tại Điều 9 và Điều 14 Nghị định thì phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do đơn vị được lựa chọn làm chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư lập, gửi cho Sở Xây dựng xem xét, thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân cấp tỉnh phê duyệt. Các nội dung về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện dự án cải tảo, xây dựng lại chung cư đã được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định 101/2015/NĐ-CP cho cả hai trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư vốn hoặc góp vốn thực hiện và trường hợp Nhà nước đầu tư
“Về kiến nghị bổ sung quy định cụ thể việc nhận chuyển nhượng nền đất để phục vụ tái định cư khi thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, Bộ Xây dựng xin ghi nhận và sẽ nghiên cứu khi sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2015/NĐ-CP theo chỉ đạo của Chính phủ” – Bộ Xây dựng thông tin.
Đề xuất ‘lấp’ hồ Thành Công xây chung cư
Dù đây vẫn chỉ là đề xuất của Công ty CP Ðầu tư phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) nhưng đề xuất này cũng đã làm nóng dư luận trong việc cải tạo khu tập thể cũ Thành Công (quận Ba Ðình, Hà Nội) vào cuối năm 2019.
Liên quan đến đề xuất này, Công ty CP Ðầu tư phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) đã đề xuất với Hà Nội 2 phương án cải tạo khu tập thể cũ Thành Công. Trong đó, phương án 2 chủ yếu triển khai bằng nguồn lực của chủ đầu tư; 100% cư dân được tái định cư tại chỗ; chiều cao tối đa của công trình 35 tầng.
Điểm đáng lưu ý của phương án này là nhà đầu tư đề xuất mở rộng diện tích công viên và hồ về phía trung tâm khu đô thị và “bù lại” cũng đề xuất cắt giảm hơn 4.000m2 mặt hồ phía đối diện để làm khu nhà tái định cư chất lượng cao.
Đây không phải lần đầu tiên việc “lấp” hồ Thành Công được đưa ra. Trước đó, cách đây 2 năm, vào năm 2017, tại hội thảo cải tạo chung cư cũ, lãnh đạo Công ty Việt Hưng đã đưa ra đề xuất nâng tầng chung cư và lấy 1ha diện tích hồ Thành Công phục vụ tái định cư tại chỗ. Tuy nhiên, đề xuất này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía lãnh đạo thành phố cũng như người dân, chuyên gia…
![]() |
Doanh nghiệp đề xuất lấp 1 phần hồ Thành Công khi thực hiện cải tạo khu tập thể cũ Thành Công (Hà Nội). |
Theo một nguồn tin của VietNamNet, phương án được Việt Hưng đưa ra lần này cũng có những ý kiến cho rằng có thể ghi nhận. Bên cạnh đó cũng vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ các thành viên Hội đồng thẩm định thành phố.
Trong khi đó, Lãnh đạo Sở Quy hoạch – Kiến trúc (QHKT) Hà Nội khẳng định đây mới chỉ là đề xuất của nhà đầu tư cần phải xin ý kiến cộng đồng và được các cấp có thẩm quyền đồng ý mới được đưa vào thực hiện, xây dựng.
Cũng theo lãnh đạo Sở QHKT phương án cải tạo chung cư cũ còn nhiều vấn đề cần thực hiện trong đó có việc lấy ý kiến cộng đồng. “Quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch sẽ phải lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng dân cư, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy trình quy định lúc đó mới là phương án đưa vào thực hiện, xây dựng” - lãnh đạo Sở QHKT nhấn mạnh.
Được biết, hiện Hà Nội có khoảng 1.155 nhà chung cư cũ cao từ 3 - 5 tầng và 10 khu thấp tầng. UBND thành phố Hà Nội đã giao 17 nhà đầu tư triển khai lập ý tưởng quy hoạch cải tạo, xây dựng lại 30 khu chung cư cũ.
Đến nay, ngoài khu tập thể Nguyễn Công Trứ đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết và giao chủ đầu tư xây dựng; Khu tập thể 3 tầng phường Nguyễn Trãi (quận Hà Đông) đã được chấp thuận tổng mặt bằng và phương án kiến trúc. Đối với 22 khu còn lại có 9 khu chung cư cũ đã báo cáo UBND thành phố lần 2, 8 khu đã báo cáo lần 1. Còn lại 5 khu chưa nộp phương án.
Nhìn vào thực tế trong suốt 10 năm qua, việc cải tạo chung cư cũ gần như “dậm chân tại chỗ”. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện cả nước có hơn 2.500 nhà chung cư cũ, tương đương khoảng hơn 3 triệu mét vuông sàn được xây dựng từ trước năm 1994. Trong số này có hơn 600 nhà chung cư, tương đương khoảng 25%, thuộc diện hư hỏng, nguy hiểm (phân loại cấp C, D). Thế nhưng, 10 năm qua số nhà chung cư đã được cải tạo, sửa chữa vẫn chưa chạm mốc 20 (dưới 3%).
Các doanh nghiệp tham gia vào những dự án cải tạo chung cư cũ được đánh giá chủ yếu nhìn vào những vị trí "đất vàng" của những khu chung cư cũ. Tuy nhiên để tìm kiếm được lợi nhuận từ những vị trí vàng này là không hề dễ dàng bởi các chủ đầu tư cũng đang "đau đầu" giải bài toán với nhiều mệnh đề liên quan đến tạm cư, tái định cư, quy hoạch nội đô…
Có nhiều nguyên nhân khiến công tác cải tạo, xây dựng chung cư cũ chậm chạp, trong đó trở ngại lớn nhất vẫn là các quy định, chính sách chưa khuyến khích nhà đầu tư, vì thế nhà đầu tư không mặn mà.
Ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục Trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, việc cải tạo chung cư cũ đã quy định trong Luật nhà ở 2014 với quy định và cơ chế rõ ràng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai xẩy ra nhiều bất cập. Cụ thể, khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng. Theo đó, các hộ dân ở tầng 1 không chịu di dời trong khi đó chỉ định chủ đầu tư đứng ra thỏa thuận.
Ông Ninh cũng cho hay, năm 2020, Bộ Xây dựng đề ra các giải pháp đẩy nhanh quá trình cải tạo chung cư cũ. Cụ thể, Bộ phối hợp các tỉnh lập tổ công tác, Bộ sẽ trực tiếp tham gia. Đồng thời, Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi Nghị định 101 về cải tạo chung cư cũ.
Huỳnh Anh
- Công ty CP Ðầu tư phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) đã đề xuất Hà Nội cho phép điều chỉnh không gian mặt nước hồ Thành Công trong phương án mới nhất cải tạo khu tập thể cũ Thành Công (quận Ba Ðình, Hà Nội).
" alt=""/>Cải tạo chung cư cũ doanh nghiệp muốn lấp hồ dân muốn nhận nền đấtÔng Quảng trả lời, smartphone là tinh hoa công nghệ. Làm chủ các công nghệ lõi khi nghiên cứu, thiết kế và sản xuất smartphone là đã nắm được hầu hết các lĩnh vực công nghệ khó nhất, mới nhất của thế giới.
Xu hướng thế giới đang đưa mọi thứ vào điện thoại, do đó các công nghệ mới nhất của nhân loại vẫn sẽ xoay quanh chiếc smartphone. Các doanh nghiệp sản xuất smartphone cũng sẽ làm được nhiều loại sản phẩm khác dẫn xuất từ công nghệ này.
“Quốc gia nào muốn là con rồng tiếp theo thì phải nắm được tất cả các công nghệ này”, ông Quảng trả lời.
Điện thoại thương hiệu Việt xuất hiện tại Việt Nam từ khá sớm, tuy nhiên Bkav là một trong số hiếm hoi công ty sở hữu nhà máy sản xuất smartphone tại Việt Nam. Công ty đã sản xuất nhiều thế hệ Bphone cho thị trường trong nước lẫn nước ngoài. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, công ty chưa công bố thị phần smartphone của họ tại Việt Nam.
Một doanh nghiệp Việt khác mới tham gia thị trường điện thoại thông minh nhưng đã sở hữu công nghệ lõi là Vinsmart. Công ty đã mua cổ phần chi phối tại BQ, một doanh nghiệp công nghệ tại Tây Ban Nha, làm nền tảng để xây dựng nhà máy Vsmart trong nước.
Mới đây, để đón đầu 5G, công ty đã bỏ hàng chục triệu USD xây dựng đội ngũ nghiên cứu và phát triển, đồng thời sở hữu bằng sáng chế của Qualcomm nhằm sản xuất thiết bị trong hệ sinh thái 5G.
Vinsmart đã bán ra thị trường chiếc Aris sở hữu kết nối 5G, và đưa nhiều sản phẩm ra thị trường Myanmar, Nga, Mỹ, Tây Ban Nha. Công ty cũng tung ra thị trường chiếc smartphone có camera ẩn dưới màn hình hiếm hoi trên thế giới.
Việc sở hữu công nghệ lõi và các bằng sáng chế được nhiều doanh nghiệp công nghệ và các quốc gia rất coi trọng.
Tại Việt Nam, chính phủ đã ban hành Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 nhằm phát triển và củng cố hệ sinh thái sở hữu trí tuệ của đất nước. Chiến lược bao gồm các kế hoạch phát triển tập trung dành cho các ngành công nghiệp thâm dụng sở hữu trí tuệ.
Điểm sở hữu trí tuệ của Việt Nam trên bảng xếp hạng Global Innovation Policy Center’s (GIPC) International IP Index tăng mạnh nhất trong số các nền kinh tế châu Á trong năm 2020.
Bằng sáng chế nói riêng, cũng như sở hữu trí tuệ nói chung là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng nhiều nền kinh tế. Ví dụ: các ngành công nghiệp thuộc nhóm thâm dụng sở hữu trí tuệ (IP-intensive) chiếm hơn 38,2% tổng GDP của Hoa Kỳ và 45% GDP của EU.
“Các công ty công nghệ lớn sở hữu nhiều bằng sáng chế vì các bằng sáng chế này là trọng tâm của những đổi mới mà họ tạo ra. Bằng sáng chế cũng là một cách để phân biệt các công ty và sản phẩm của họ với các đối thủ cạnh tranh”, ông Thiều Phương Nam - Giám đốc Qualcomm Việt Nam, Lào, Campuchia - trả lời ICTnews về tầm quan trọng của sở hữu bằng sáng chế.
Hải Đăng
Ông Nguyễn Tử Quảng tuyên bố sẽ có Bphone kết nối 5G trong thời gian tới và khẳng định Bkav không đứng ngoài cuộc trong trào lưu smartphone 5G.
" alt=""/>Ông Nguyễn Tử Quảng: Quốc gia muốn hoá rồng phải nắm được công nghệ smartphoneTháng 5/2006, Viettel bắt đầu cung cấp dịch vụ tại Campuchia với dịch vụ VoIP sau đó là dịch vụ Internet. Tiếp theo đó, Viettel xin được cấp phép triển khai mạng di động và đến đầu năm 2009, mạng di động tại Campuchia sẽ chính thức cung cấp dịch vụ. Cho đến thời điểm này, Viettel là nhà cung cấp dịch vụ VoIP và Internet lớn nhất tại thị trường này.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng Phó tổng giám đốc Viettel cho biết, những thành công của Viettel về mô hình quân đội làm kinh tế đã ảnh hưởng không những đến Campuchia mà còn cả Lào. Sau Campuchia, Viettel đã quyết định đầu tư sang Lào. Để đầu tư vào thị trường Lào, Viettel cũng tìm đến một công ty viễn thông của Quân đội Lào để hợp tác. Ngoài 2 thị trường Lào và Campuchia, Viettel cũng đang tiếp tục thăm dò một số thị trường nước ngoài khác.
Tự đặt mình vào thách thức
Việc Viettel quyết định đầu tư ra nước ngoài xuất phát từ triết lý và tầm nhìn của Viettel. Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, nếu một công ty mà thiếu đi sự tăng trưởng thì rất nguy hiểm vì thiếu đi cơ hội cho mọi người phấn đấu. Bên cạnh đó, con người không nằm trong thách thức sẽ bị tha hóa nhanh. Vì vậy, Viettel cần có sự tăng trưởng, nhưng nếu chỉ nhìn vào thị trường bị giới hạn hơn 80 triệu dân ở Việt Nam thì đến một thời điểm nào đó sẽ hết tăng trưởng. Cho nên Viettel phải đi ra nước ngoài để mở rộng thị trường cho mình và cũng là đặt mình trong thách thức. Như vậy, việc đầu tư ra nước ngoài đã trở thành chiến lược của Viettel. Khi ra nước ngoài, Viettel sẽ phải cạnh tranh với các với các tập đoàn lớn trên thế giới , đây là một thách thức. Thế nhưng, Viettel quyết tâm sẽ phải đứng vị trí số 1 hoặc số 2 ở những thị trường đã đầu tư.
" alt=""/>Ra nước ngoài là đặt mình trong thách thức