Trong bối cảnh cuộc chạy đua ngày càng gia tăng nhằm bào chế vắcxin ngừa COVID-19, các tổ chức trên đã bị tấn công mạng từ tháng 4, song không có thông tin nào bị rò rỉ.
Trung tâm quốc gia về Ứng phó sự cố và Chiến lược an ninh mạng của Chính phủ Nhật Bản đã kêu gọi các công ty dược phẩm và các tổ chức nghiên cứu nâng cảnh báo chống các âm mưu trộm thông tin mật.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều số liệu khác, tính đến cuối tháng 9, khoảng 190 dự án nghiên cứu vắcxin đang được thực hiện. Một vài trong số này đã bước vào các giai đoạn thử nghiệm cuối.
Tại Nhật Bản, Đại học Tokyo, Đại học Osaka, Viện Các bệnh truyền nhiễm quốc gia nằm trong số các cơ sở tham gia cuộc chạy đua vắcxin này. Cơ quan Nghiên cứu và phát triển y tế Nhật Bản (AMED) do chính phủ tài trợ, đã thông qua 20 dự án nghiên cứu vắcxin do các trường đại học và công ty tư nhân thực hiện.
Nhiều công ty dược lớn, như Takeda Pharmaceutical Co. và Daiichi Sankyo Co., đã được chọn hưởng cơ chế hỗ trợ để phát triển vắcxin, với 10 tỷ yen (95 triệu USD) mỗi dự án.
Tuy nhiên, chưa rõ khi nào vắcxin đầu tiên trong nước sẽ được sử dụng, trong khi một số nước khác đang đặt mục tiêu sử dụng vắcxin riêng của mình vào cuối năm nay.
Trước đó, Mỹ, Anh và Canada đã cũng thông báo bị tấn công mạng liên quan đến các nghiên cứu vắcxin ở nước mình.
(Theo Vietnam+)
Sự cố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nỗ lực truy vết Covid-19 của y tế Anh.
" alt=""/>Nhật: Một số tổ chức nghiên cứu vắcxin phòng COVIDĐây không phải là lần đầu tiên tin tặc tấn công vào website của các cơ quan, tổ chức nhà nước. Trước đó, năm 2018, website của ngân hàng Vietcombank cũng bị tấn công tương tự, khiến trang nhánh hiện 2 câu thơ "Trăm năm Kiều vẫn là Kiều. Sinh viên thi lại là điều tất nhiên".
Tháng 3 vừa qua, website của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Lotteria cũng bị tấn công, ảnh trang chủ bị đổi thành logo nhóm hacker Anonymous.
Ông Nguyễn Hữu Trung, Giám đốc công nghệ CyStack nhận định, có rất nhiều sai lầm cơ bản của chủ sở hữu website dẫn đến bị hack như: quản lý mật khẩu kém; sử dụng theme & plugin có chứa mã độc; lập trình không an toàn tạo ra lỗ hổng; cấu hình Cloud không an toàn; cấp quyền quản trị web chưa hợp lý…
Để giảm thiểu khả năng website bị hack, chuyên gia CyStack khuyến nghị, người dùng cần thực hiện các biện pháp cải thiện bảo mật như: sử dụng mật khẩu mạnh và quản lý mật khẩu tập trung; cấp quyền quản trị hợp lý; luôn cập nhật CMS khi có thể; luôn rà soát lỗ hổng cho website; liên tục theo dõi các vấn đề bảo mật phát sinh để kịp thời ứng phó.
Uy tín, tài chính và quy trình nghiệp vụ là những yếu tố bị ảnh hưởng khi website của một tổ chức, doanh nghiệp bị tấn công. Với những mối đe dọa mất an toàn thông tin ngày càng diễn biến phức tạp thì việc các tổ chức, doanh nghiệp bảo mật hiệu quả cho web trở thành thách thức không nhỏ.
H.A.H
Sau vụ dữ liệu của 41 triệu người dùng Việt bị rao bán trên mạng, thêm dữ liệu của hơn 1 triệu người dùng Việt khác lại bị tung lên chính trang mạng Raid" alt=""/>Làn sóng tấn công vào các website ở Việt Nam
Lễ ký kết hợp tác phát triển giải pháp ký số di động “Make in Vietnam” giữa Câu lạc bộ chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam (VCDC) với Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hưng Phát (HPID) và Công ty cổ phần dịch vụ công nghệ HPSI vừa diễn ra trong khuôn khổ cuộc họp của VCDC về thúc đẩy phát triển chữ ký số cá nhân chiều ngày 3/11 tại Hà Nội.
Công ty HPID là đối tác chính thức tại Việt Nam của Thales – hãng cung cấp giải pháp bảo mật hàng đầu thế giới hiện nay; còn Công ty HPSI là nhà phân phối của Ncipher và CrytomaThic cũng là hai hãng quốc tế chuyên cung cấp thiết bị và giải pháp bảo mật. Các hãng bảo mật lớn Thales, Ncipher và CrytomaThic đều có bề dày kinh nghiệm cung cấp phần cứng và hợp tác phát triển các giải pháp liên quan đến ký số di động và ký số từ xa.
![]() |
Đại diện Câu lạc bộ chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam, Công ty HPID và Công ty HPSI ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển giải pháp ký số di động "Make in Vietnam". |
Theo thỏa thuận hợp tác mới ký kết giữa VCDC và hai công ty HPID, HPSI, 3 bên sẽ hợp tác triển khai chữ ký số di động “Make in Vietnam” với các nội dung chính bao gồm: Phối hợp xây dựng, phát triển và triển khai các giải pháp phần mềm chữ ký số di động; Phối hợp cung cấp các thiết bị, giải pháp phục vụ triển khai chữ ký số di động; Phối hợp trong việc kiểm thử, đánh giá, hợp chuẩn các giải pháp phục vụ chữ ký số di động và chữ ký số cá nhân.
Dự kiến, giải pháp chữ ký số di động “Make in Vietnam” nhắm tới đối tượng người dùng cá nhân sẽ được hoàn thiện và cung cấp ra thị trường vào khoảng giữa năm 2021. Giải pháp được phát triển dựa trên cơ sở hợp tác 3 bên này được kỳ vọng góp phần đẩy nhanh hơn quá trình triển khai chữ ký số cá nhân với giá thành hợp lý, giúp việc áp dụng chữ ký số cho các cá nhân, hộ kinh doanh được khả thi và sớm đưa vào thực tế.
Chia sẻ thêm về lý do hợp tác với các đối tác để phát triển giải pháp ký số di động “Make in Vietnam”, ông Phùng Huy Tâm, Phó Chủ nhiệm VCDC nhấn mạnh, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chữ ký số chính là công cụ đắc lực phục vụ công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Cơ hội mở rộng thị trường chữ ký số cá nhân
Trong khi thị trường chữ ký số doanh nghiệp đã dần ổn định, mảng chữ ký số cá nhân mới được triển khai khiêm tốn với khoảng 10%. Nghị định 123/2020 về hóa đơn, chứng từ được Chính phủ ban hành ngày 19/10 vừa qua đã quy định rõ đối với cá nhân dùng hóa đơn điện tử phải áp dụng chữ ký số: “...trường hợp người bán là cá nhân thì sử dụng chữ ký số của cá nhân hoặc người được ủy quyền” (Khoản 7 Điều 10 của Nghị định 123/2020). Quy định này được đánh giá giúp mở rộng thị trường chữ ký số sang đối tượng hộ kinh doanh.
“Chúng tôi đã và sẽ tích cực xây dựng giải pháp có tính ứng dụng cao, đảm bảo pháp lý và hợp chuẩn quốc tế để thúc đẩy việc triển khai chữ ký số cá nhân trong thời gian tới”, đại diện VCDC cho biết.
Chia sẻ tại lễ ký kết hợp tác, ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), Chủ nhiệm VCDC tin tưởng rằng giải pháp chữ ký số cá nhân dự kiến được cung cấp ra thị trường khoảng giữa năm 2021 không chỉ mang lại sự tiện lợi cho người dùng mà còn giải quyết bài toán về đảm bảo an toàn cho các giao dịch số.
“Giải pháp chữ ký số di động “Make in Vietnam” do chúng ta làm chủ về công nghệ lõi, sẽ giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, Chính phủ điện tử. Chúng tôi tin rằng việc triển khai sẽ được đẩy nhanh nhờ sự chung tay giữa các đơn vị CA và hợp tác với đối tác uy tín trên thế giới”, ông Tuấn Anh nói.
Đại diện đối tác, ông Huỳnh Tuấn Kiệt, Trưởng Văn phòng đại diện Công ty HPID cho hay: “Chúng tôi đã và đang đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số. Thông qua hợp tác này, chúng tôi mong muốn góp phần đẩy mạnh sử dụng chữ ký số cá nhân giúp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các giao dịch điện tử”.
Ông Kiệt cũng cho rằng, giải pháp chữ ký số di động “Make in Vietnam” được chính thức cung cấp sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số. Theo hình dung của ông, khi đó các quy trình sẽ được xử lý hoàn toàn tự động, hóa đơn sẽ được phát hành và ký số hàng loạt; việc phê duyệt, xử lý văn bản cũng được thực hiện hoàn toàn từ xa. Các giới hạn, rào cản về khoảng cách địa lý hay thời gian sẽ bị xóa bỏ. “Điều đó rõ ràng rất thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam”, ông Kiệt chia sẻ.
Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam – VCDC là tổ chức chuyên môn được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) thành lập cuối tháng 11/2017 của với các thành viên ban đầu là các đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hàng đầu tại Việt Nam như Viettel, VNPT, Bkav, FPT IS, Nacencomm, NewCA, VINA-CA... Hiện tại, có 11 nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đã là thành viên của Câu lạc bộ này." alt=""/>Hợp tác phát triển giải pháp ký số di động “Make in Vietnam”