Theo thống kê từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), 8 tháng đầu năm 2016, tổng doanh số bán hàng các thành viên thuộc VAMA đạt 187.407 chiếc xe các loại, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thị trường ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của cả xe lắp ráp trong nước tăng và xe nhập khẩu nguyên chiếc với mức tăng trưởng lần lượt là 35% và 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Đó là chưa kể đến các thương hiệu xe sang nhập khẩu hay đơn vị không thuộc VAMA. Chẳng hạn như Hyundai do Hyundai Thành Công phân phối với lượng xe bán ra hàng năm tương đương, thậm chí còn lớn hơn các tên tuổi nắm thị phần nhiều nhất của VAMA.
Nếu so sánh về lượng tiêu thụ, thị trường Việt Nam vẫn bị coi là thị trường nhỏ và khó “địch” lại với các thị trường lớn khác trong khu vực. Chẳng hạn, con số thống kê từ Tổ chức các nhà sản xuất xe cơ giới quốc tế (OICA), thị trường Việt Nam tiêu thụ 210.000 chiếc xe trong năm 2015. So sánh con số cho thấy, lượng xe tiêu thụ tại Việt Nam chỉ bằng khoảng ¼ Thái Lan khi quốc gia này tiêu thụ khoảng 798.000 chiếc ô tô các loại. Thị trường lớn thứ 2 trong khu vực là Malaysia cũng tiêu thụ tới 666.000 chiếc xe. Trong khi đó, Philippines cũng mua khoảng 289.000 chiếc xe trong năm 2015.
Thế nhưng, Việt Nam lại là thị trường có sức tăng trưởng mạnh nhất trong khu vực. Trong khi thị trường lớn nhất khu vực là Thái Lan vô cùng ảm đạm và sụt giảm liên tục trong vài năm trở lại đây hay sự tăng trưởng chậm chạp của Malaysia và Philippines thì Việt Nam lại đang tăng trưởng mạnh mẽ.
Chiếu theo con số thống kê của OICA, lượng xe ô tô mà thị trường Việt tiêu thụ hồi năm ngoái đã tăng trưởng gần gấp đôi so với 2014 (134.000 xe) và năm 2013 (với 97.000 xe) và con số này được cho là mức tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường Việt trong vòng 5 năm qua.
Việt Nam cũng được đánh giá là một thị trường ô tô mới nổi và đang thu hút rất nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư. Cách đây không lâu, FT Confidential Research (thuộc tờ Financial Times) đã công bố số liệu cho thấy thị trường ô tô Việt Nam đang đạt được tốc độ phát triển đáng kinh ngạc. Mặc dù bị nghiên cứu này xếp vào nhóm nước nghèo nhất Đông Nam Á (cùng với Myanmar, Campuchia và Lào) nhưng tốc độ phát triển của nền kinh tế năng động nhất khu vực đã khiến Việt Nam đàng trở thành thị trường tiêu thụ ô tô hấp dẫn nhất.
" alt=""/>Việt Nam là thị trường ô tô hấp dẫn nhất ASEAN?Việc Google và Apple áp đặt chính sách độc quyền thanh toánđối với dịch vụ nội dung số trên Google Play Store và Apple Store từ đầu năm 2017 đã khiến doanh nghiệp nội dung số Việt Nam bị sụt giảm doanh thu đáng kể. Vậy chính sách độc quyền thanh toán này quy định thế nào và vì sao nó lại tác động đến các doanh nghiệp nội dung số Việt Nam, cụ thể là các doanh nghiệp kinh doanh game online.
Các doanh nghiệp kinh doanh game mobile cung cấp game trên hai ứng dụng di động được dựa theo thỏa thuận “mềm” giữa các doanh nghiệp với nhau, thông qua điều khoản chính sách của Google và Apple và chính sách này được họ thường xuyên cập nhật và áp dụng bình đẳng cho toàn thế giới, không phân biệt giữa các nước.
Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Giám đốc VTC Mobile cho biết, khi Google và Apple chỉ chấp nhận cho người chơi game thanh toán bằng hai loại thẻ Visa và Master, họ áp dụng chính sách bảo vệ khách hàng và nhiều người Việt Nam đã lợi dụng kẽ hở của chính sách này để trục lợi.
Cụ thể, khách hàng Việt Nam sau khi thanh toán trên kho ứng dụng để chơi game, khi vừa thanh toán xong là họ chọn chế độ “Tôi không hài lòng với game này” thì ngay lập tức sẽ được Google trả lại tiền. Như vậy, nhà phát hành không thu được tiền mà ngay cả Google cũng không thu được tiền.
Do đặc điểm người chơi game Việt Nam đa số là giới trẻ nên số lượng người sử dụng thẻ thanh toán quốc tế rất ít. Đa số người sử dụng thẻ quốc tế là giới chuyên ăn cắp (cheater) mã thẻ như trên. Các cheater này sử dụng các kênh quảng cáo trên mạng để rao nạp hộ với tỷ lệ thông thường là 700K nạp được 1 triệu vào trong các game. Đây là một hành động trục lợi trắng trợn mà các nhà phát hành và 2 store đều không thu được tiền.
Theo ông Bảo, số lượng mã thẻ mua bằng thẻ thanh toán quốc tế bị hoàn về chiếm bình quân tới 70%, có game lên tới 90%. Hầu như nhà phát hành không có doanh thu, trong khi phải chi phí rất nhiều tiền để phát triển game cũng như chi phí quảng cáo.
Để ngăn cản cheater lợi dụng, một số nhà phát hành đã buộc phải ra chính sách để game thủ không thể thanh toán được bằng thẻ quốc tế, hoặc khi thấy khách hàng thanh toán bằng thẻ nhiều tiền quá thì sẽ bấm từ chối. Nhưng khi làm như vậy thì những game từ chối khách hàng lại bị Store hạ xuống với lý do từ chối phục vụ khách hàng.
Ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng giám đốc Công ty Thủ Đô Multimedia bổ sung thêm một hình thức trục lợi phổ biến nữa là sử dụng các thẻ tín dụng bị đánh cắp để thanh toán cho game (thẻ Credit chùa). Với những giao dịch này, thậm chí tại biên bản đối soát vào cuối tháng, các đơn vị như Apple, Google vẫn ghi nhận doanh thu là thành công cho nhà phát hành game.
Nhưng khi thanh toán, các giao dịch không hợp lệ sẽ bị loại (ví dụ: bị chủ thẻ khiếu nại bị đánh cắp thông tin và Google, Apple phải trả lại tiền cho chủ thẻ) và lúc đó nhà phát hành game chỉ biết "than trời" vì doanh thu được ghi nhận nhưng không được thanh toán. Có rất nhiều trường hợp khi đến cuối tháng nhà phát hành game mất đến 95% doanh thu vì kho tải không ngăn chặn được việc sử dụng thẻ thanh toán bất hợp pháp. Khi có khiếu nại từ nhà phát hành game, trách nhiệm này lẽ ra thuộc về các đơn vị quản lý kho tải (Apple, Google) nhưng họ chỉ phúc đáp rằng họ chỉ thu được về chừng đó giao dịch hợp lệ và chỉ thanh toán được 5%.
" alt=""/>Chính sách độc quyền thanh toán của Google và Apple đang bị cheater trục lợiNhư ICTnews đã thông tin, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) mới đây đã công bố báo cáo về Chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu (Global Cybersecurity Index - GCI) 2017.
Theo báo cáo này, Việt Nam xếp hạng 100 trong số 193 quốc gia, vùng lãnh thổ được đánh giá; xếp thứ 23/39 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương; và xếp thứ 9/11 trong khu vực Đông Nam Á, sau các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Brunei, Indonesia, Lào và Myanmar.
Kết quả đánh giá của ITU tại GCI 2017 cho thấy, Việt Nam chỉ có 4 tiêu chí đạt mức màu Xanh (có cơ quan, tổ chức có trách nhiệm ứng cứu sự cố an toàn mạng quốc gia; có cơ quan, tổ chức có trách nhiệm ứng cứu sự cố an toàn mạng trong khối chính phủ; có cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm về an toàn thông tin; và có hợp tác quốc tế về an toàn thông tin); có 2 tiêu chí đạt mức màu Vàng (có pháp lý về an toàn thông tin; có cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm tiêu chuẩn hóa về an toàn thông tin); các tiêu chí còn lại đều ở mức màu Đỏ.
10 quốc gia đứng đầu GCI 2017 theo thứ tự lần lượt là Singapore, Hoa Kỳ, Malaysia, Oman, Estonia, Mauritius, Úc, Georgia, Pháp và Canada. Trong đó, Singapore có tất cả các tiêu chí đánh giá đạt mức màu Xanh; Malaysia chỉ có 2 tiêu chí đánh giá đạt mức màu Vàng, còn lại đều đạt mức màu Xanh.
Trước đó, trong báo cáo GCI 2014, Việt Nam đứng tại vị trí thứ 76 trong 196 quốc gia, vùng lãnh thổ được đánh giá (được xếp hạng thứ 18 cùng 3 quốc gia khác là: Burkina Faso, Mexico và Peru - có mức độ sẵn sàng an toàn thông tin mạng tương đương nhau).
Với kết quả GCI 2017 mà ITU mới công bố, Việt Nam đã bị tụt 24 bậc về Chỉ số an toàn thông tin mạng.
Đề cập đến bản báo cáo này, Cục An toàn thông tin (ATTT) - cơ quan có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ TT&TT quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về ATTT cho biết, cách thức thu thập thông tin xây dựng GCI 2017 gồm 3 bước. Trong đó, bước đầu tiên là tháng 11/2015, Ban Thư ký ITU gửi Thư mời đến tất cả các thành viên, đề nghị cử một đầu mối thực hiện việc cung cấp thông tin phục vụ quá trình khảo sát thông qua việc hoàn thành một danh sách các câu hỏi trực tuyến.
Tiếp đó, với bước 2, trong trường hợp thành viên có phản hồi, cung cấp thông tin đối với danh sách các câu hỏi trực tuyến (primary data collection, từ tháng 1 - 3/2016), ITU sẽ kiểm tra các câu trả lời để hướng dẫn, hỗ trợ các thành viên hoàn thiện thêm. Với trường hợp thành viên không phản hồi (secondary data collection), ITU chủ động dự thảo các câu trả lời dựa trên dữ liệu công khai và nghiên cứu trực tuyến. Dự thảo này được gửi tới quốc gia thành viên để có ý kiến và tiếp tục hoàn thiện. Ở bước 3, kết quả trả lời sẽ được gửi cho quốc gia thành viên có ý kiến cuối cùng trước khi được coi là chính thức và sử dụng cho việc phân tích, đánh giá, xếp hạng.
GCI 2017 được thực hiện đối với 193 quốc gia, vùng lãnh thổ; trong đó có 134 thành viên có phản hồi và 59 thành viên không phản hồi. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có 25 thành viên có phản hồi và 13 thành viên không phản hồi. GCI 2017 không liệt kê cụ thể thành viên nào phản hồi/không phản hồi trong công bố kết quả xếp hạng cuối cùng. Trước đó, tại GCI 2014, Việt Nam đã không nằm trong danh sách các nước cung cấp, phản hồi thông tin theo đề nghị của ITU.
" alt=""/>Chỉ số An toàn thông tin mạng toàn cầu 2017 chưa phản ánh đúng thực tế Việt Nam