Cụ thể, trong các ngày lễ Noel (từ 0h ngày 24/12/2020 đến hết 24h ngày 25/12/2020), Tết Dương lịch (từ 0h ngày 31/12/2020 đến hết 24h ngày 01/01/2021), EVNHANOI không thực hiện các công việc phải cắt điện trên lưới làm mất điện khách hàng, trừ trường hợp cắt điện để xử lý sự cố.Đại diện EVNHANOI cho biết, những trọng điểm cần đảm bảo điện là: các nhà thờ Kitô giáo; các cụm văn hoá vui chơi xung quanh: Hồ Gươm, công viên Thống Nhất, công viên Bách thảo, công viên Thủ Lệ…; các sân khấu ngoài trời tại: đền Bà Kiệu, vườn hoa Lý Thái Tổ, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục…; các nhà văn hoá, câu lạc bộ, cụm VHTT, trung tâm TDTT, trung tâm văn hoá thôn, làng… trên địa bàn các quận, huyện ở Hà Nội.
 |
EVNHANOI đảm bảo cấp điện ổn định, liên tục, an toàn phục vụ người dân vui chơi trong dịp Noel và Tết Dương lịch |
Các công ty điện lực đã bố trí trực tăng cường trực tại các trạm biến áp trung gian; tuần canh các tuyến cáp và đường dây cấp điện quan trọng; kiểm tra các máy cắt tại các trạm cắt, trạm trung gian, có vật tư thiết yếu dự phòng tại trạm. Đồng thời, trong suốt thời gian đảm bảo điện, EVNHANOI tăng cường kiểm tra hành lang tuyến cáp cấp cho các trạm trọng điểm nhằm không để xảy ra sự cố do hành lang tuyến cáp bị vi phạm.
Cũng theo đại diện EVNHANOI, những địa điểm đặc biệt quan trọng được cấp điện bằng 2 nguồn điện lưới hoặc có máy phát điện dự phòng. EVNHANOI bố trí lực lượng trực vận hành tại các địa điểm theo phương án; đảm bảo thông tin thông suốt trong mọi tình huống; chuẩn bị đủ thiết bị, vật tư dự phòng và các máy phát điện, hợp bộ lưu động cùng cáp cấp nguồn cho máy sẵn sàng làm việc để dự phòng cho xử lý sự cố; đồng thời kiểm tra phương tiện phòng chống cháy nổ tăng cường cho các trạm trọng điểm.
Bên cạnh đó, các công ty điện lực sẽ phối hợp với địa phương và các cơ quan thông tin tổ chức tuyên truyền; phổ biến rộng rãi các biện pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm đến khách hàng sử dụng điện; tuyên truyền ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp bắn pháo giấy tráng kim loại và ném các vật lên đường dây, vi phạm hành lang tuyến dây, gây ảnh hưởng đến an toàn hành lang lưới điện.
 |
Công ty Lưới điện Cao thế TP. Hà Nội kiểm tra toàn diện các trạm 110 kV, các đường dây 110 kV |
EVNHANOI thường xuyên đôn đốc các đơn vị thực hiện theo phương án đảm bảo điện đã lập, bám sát và nắm chắc các yêu cầu đảm bảo điện bổ sung để kịp thời huy động các đơn vị thực hiện.
Đại diện EVNHANOI chia sẻ, với sự chuẩn bị bài bản, cùng nhân lực, thiết bị, vật tư dự phòng sẵn sàng cho các tình huống có thể xảy ra, EVNHANOI nỗ lực đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục và ổn định cho Thủ đô và người dân tham gia các hoạt động chào mừng Noel 2020 và Tết Dương lịch 2021.
Minh Tuấn
" alt=""/>Hà Nội không cắt điện trong dịp Tết Dương lịch 2021

 |
Ông K’Mun Sơn chỉ 2 cặp ché cổ được các tay buôn cổ vật hỏi mua với số tiền bằng nhiều mùa rẫy gộp lại. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
“Thà bán đất, bán trâu chứ không bán ché”
Ngồi cùng vợ trên ngôi nhà sàn đang trên đà xuống cấp, ông ông K’Mun Sơn (ngụ huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện kể về vật thiêng của người K’Ho tại cao nguyên Di Linh trong niềm say đắm lạ kỳ.
Ông nói, ở Di Linh này, bây giờ hầu như không còn ai giữ được ché cổ của tổ tiên. Ché cổ vốn đã ít ỏi, nay càng khan hiếm hơn. Ché được các tay buôn cổ vật săn lùng trước khi người K’Ho nơi đây chưa từ bỏ các hủ tục, còn lánh mình sau những vạt rừng.
Lúc ấy, nhà sàn nào cũng có ché ông, ché bà. Khi bước chân vào những gia đình có uy tín trong buôn, người ta phải giật mình, thán phục vì bắt gặp dàn ché cổ to lớn, màu men bóng bẩy, rực rỡ.
Thế rồi những đồng tiền từ giới buôn cổ vật ùa vào buôn làng, cuốn phăng chiêng, ché, xà gạc cổ khỏi nhà người dân. Các bậc cao niên trong thôn K’Ming (thị trấn Di Linh) kể, họ không biết "người Kinh giàu có mua ché để làm gì".
Thế nhưng, những tay buôn ché cổ trả giá rất cao. Không thể cầm lòng trước món tiền quá lớn, nhiều gia đình người K’Ho chấp nhận bán đi vật thiêng của dòng họ để đổi lấy nhà gạch, ruộng bằng…
Sở hữu bộ sưu tập ché cổ với số lượng lớn, ông K’Mun Sơn dĩ nhiên trở thành “mồi ngon” của những tay buôn cổ vật. Ông nói, mỗi năm, ông gặp và từ chối khách lạ đến hỏi mua ché “không dưới chục lần”.
 |
Đây là 2 cặp ché cổ có tên gọi mặt trăng, mặt trời. Ông Sơn tiết lộ, một nhà nghiên cứu văn hóa tại địa phương xác nhận, hiện nay, chỉ ông mới có đủ 2 cặp ché Nhật – Nguyệt như thế. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
“Mỗi người đến tìm tôi bằng một cách khác nhau. Có người giả vờ là nhà nghiên cứu văn hóa đến thăm quan ché rồi đặt vấn đề mua lại. Có người thẳng thắn nói rằng mình trong giới buôn ché cổ cho nhà giàu, có người lại tìm cách làm thân rồi tỉ tê, dụ dỗ tôi bán ché. Họ trả giá cao lắm, có người trả cả mấy trăm triệu đồng để mua lại cặp ché ông, ché bà của tôi”, ông K’Mun Sơn kể.
Thế nhưng, ông vẫn quả quyết, “cái bụng mình không ưng bán ché”. Mặc ai trả giá, mặc ai tỉ tê, dụ dỗ, ông vẫn một mực chối từ, kiên quyết không bán.
Để khẳng định ý định của mình, ông nói với chúng tôi rằng, "nếu gia đình gặp chuyện” thà bán đất, bán lúa, bán trâu chứ không bao giờ bán ché.
Liều mình chống nạn “chảy máu” vật thiêng
Ông Sơn nói: “Bây giờ giá ché cổ cao lắm. Tiền bán một cái ché cổ bằng mấy mùa rẫy, mùa lúa. Nhưng bán đi là bán cả nét đẹp văn hóa dân tộc mình, bán đi linh hồn cha ông mình. Tôi không bán để giữ lại văn hóa dân tộc và cũng để làm gương cho người khác”.
Ông Sơn cũng chia sẻ, việc chống lại nạn “chảy máu” cổ vật khiến ông gặp phải không ít rắc rối. Không thuyết phục được ông, các tay buôn cổ vật nhắm đến bà Ka Nhoi, vợ ông. Thậm chí, các đối tượng này còn dụ dỗ, kích động con cái ông để họ thúc ông bán ché.
 |
Già làng K’Tiếu cẩn thận lau chùi, cất giữ, bảo quản những vật thiêng của dân tộc mình. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Bà Ka Nhoi kể: “Họ đến nhiều lần lắm. Ban đầu, họ nói chỉ đến xem ché cho biết nhưng sau đó hỏi mua. Họ trả tiền cao lắm. Tôi nói không bán, họ bảo rằng, khi chúng tôi chết đi, con cái tôi cũng bán, có khi còn vứt bỏ. Bây giờ được giá, bán còn có lời. Tuy nhiên, chúng tôi quyết rồi, không bán ché đâu”.
Cũng theo bà Ka Nhoi, không chỉ kiên quyết không bán ché dù gia đình thiếu trước hụt sau, ông Sơn còn vận động bà con trong làng không bán ché cổ, xà gạc cúng,… Ông đến từng gia đình vận động, khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mình cũng như chia sẻ thêm giá trị tinh thần của những chiếc ché cổ.
Trong khi đó, ông K’Broh cũng kiên quyết nói không với việc bán cổ vật của dân tộc. Bằng uy tín của một cán bộ về hưu, mỗi khi có dịp, ông đều phân tích về những vật thiêng của người K’Ho. Qua đó, ông khuyên bà con không bán ché, bán xà gạc.
 |
Ông luôn đau đáu chuyện “chảy máu” vật thiêng và bản sắc văn hóa dân tộc K’Ho dần mai một. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Tại thôn Duệ (xã Đinh Lạc, huyện Di Linh), già làng K’Tiếu cũng giữ vững tấm gương bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Tại huyện Di Linh, già Tiếu được biết đến như người con ưu tú, đầy uy tín của thôn Duệ.
Ông không chỉ nắm rõ các luật tục dân tộc mình mà còn là người truyền lửa văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. Thế nên việc ông vẫn giữ gìn các vật thiêng của cộng đồng người K’Ho khiến dân làng cảm phục, “không dám” tự ý bán đi cổ vật của dân tộc.
Già Tiếu nói: “Tôi rất buồn vì những bản sắc của dân tộc mình ngày càng mai một. Người K’Ho đánh mất ché, xà gạc cúng… vào tay lái buôn cổ vật cũng chỉ là một khía cạnh trong việc bản sắc dân tộc bị mai một dần thôi. Tuy vậy, nếu không chữa được cái nhỏ thì làm sao sửa được cái lớn”.
“Khi có người đến nhà hỏi mua ché, xà gạc cúng, tôi đều từ chối và khuyên họ nên rời khỏi buôn làng, tìm một loại vật dụng hay thú vui khác để mua, sưu tầm. Tôi cũng nói thẳng là không chỉ tôi mà các gia đình khác trong thôn nếu còn ché, xà gạc cũng sẽ không bán cho họ đâu”, già Tiếu nói thêm.

Người phụ nữ Hà thành hơn 50 năm làm nghề sửa chữa ô tô
Hơn nửa thế kỷ gắn bó với nghề sửa chữa ô tô, bà Hồng Sâm vẫn chưa có ý định nghỉ, dù đã bước qua tuổi 70.
" alt=""/>Từ chối giàu sang, liều mình chống nạn 'chảy máu' vật thiêng