Cô nàng Hansara, 16 tuổi đến từ Hàn Quốc khiến cả trường quay The Voice “đứng ngồi không yên” khi trình diễn ca khúc Haru Haru bản hit đình đám của nhóm nhạc Big Bang. Thể hiện bằng tiếng Hàn và bắn rap cực chất, Hansara một lần nữa khiến 4 HLV vô cùng phấn khích và đồng loạt bấm nút quay lại.
Sở hữu ngoại hình xinh xắn và hát tiếng Việt rất trôi chảy, ngay sau khi phần trình diễn tại The Voice - Giọng hát Việt của Sara lên sóng đã có hàng chục ngàn lượt xem và chia sẻ, và là tiết mục được xem nhiều nhất tập 1. Lượng theo dõi trên facebook cá nhân của Han Sara cũng tăng khá nhanh.
Được biết, Han Sara là người gốc Hàn nhưng đã có tới gần 7 năm sinh sống tại Việt Nam. Trước khi tham gia chương trình, Han Sara cũng từng tham gia nhiều hoạt động giao lưu âm nhạc trên mạng xã hội, đặc biệt cô nàng là một idol CcTalk rất được yêu thích.
Một vài hình ảnh đời thường của Han Sara
Trước khi tham gia The Voice, Han Sara cũng đã từng tham gia nhiều hoạt động âm nhạc khác trên mạng xã hội và được nhiều cư dân mạng yêu mến.
Sau tất cả
Em của quá khứ
Aloha
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
Tâm sự cùng người lạ
Và cả Kiyomi cực kỳ đáng yêu
Emily
" alt=""/>Cô bé cover nhạc Big Bang: Hansara đã từng là idol CcTalk trước khi gây bão tại The VoiceCác Hiệp hội ngân hàng ASEAN cam kết cùng đáp ứng sự phát triển của công nghệ số và các đổi mới tài chính trong khu vực.
Theo Cổng thông tin Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Hội nghị hội đồng Hiệp hội Ngân hàng ASEAN lần thứ 47 vừa được tổ chức tại Việt Nam.
Tại hội nghị, ông Lê Lương Minh, Tổng Thư ký ASEAN cho biết: Trong khuôn khổ Kế hoạch tổng thể xây dựng ASEAN 2025, tiền đề hình thành AEC 2015 đã xây dựng Kế hoạch hành động chiến lược 2016 – 2015, nêu bật 3 trụ cột chính đó là hội nhập tài chính, tài chính bao trùm và ổn định tài chính.
Theo đó, hội nhập tài chính được hướng dẫn bởi khuôn khổ hội nhập ngân hàng ASEAN (ABIF) và đối với tài chính bao trùm là khuôn khổ tài chính bao trùm ASEAN. Tài chính toàn diện số được coi là tiền đề quan trọng cho sự phát triển này.
Nhận thấy được cả lợi ích và thách thức đến từ FinTech và số hóa, Văn bản hướng dẫn về dịch vụ tài chính số đang được xây dựng và sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các Quốc gia Thành viên ASEAN để xây dựng và nâng cao hệ sinh thái tài chính số ở cấp quốc gia.
Văn bản hướng dẫn được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các giao dịch không dùng tiền mặt và chỉ ra những yếu tố chính tạo ra môi trường pháp lý cho các dịch vụ tài chính số nhằm đáp ứng sự phát triển của công nghệ số và các đổi mới tài chính trong khu vực.
Cũng tại hội nghị, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho biết: việc hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên của Hiệp hội Ngân hàng ASEAN là rất cần thiết trong bối cảnh ngành ngân hàng khu vực và thế giới đang trong giai đoạn thay đổi nhanh chóng dưới tác động của cuộc CMCN 4.0 và xu thế hội nhập.
Một chu kỳ tăng trưởng mới trong ngành ngân hàng đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề cần giải quyết: làm thế nào để liên kết, sử dụng lợi thế của nhau… để đưa ra nhiều phương thức cung cấp dịch vụ mới, sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội; làm thế nào để đào tạo và phát triển nhân lực chất lượng cao, phù hợp với kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo và yêu cầu quản trị rủi ro trong môi trường kinh doanh nhiều biến động.
Tại Hội nghị Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng ASEAN, các thành viên đã thông qua các đề xuất của ba Ủy ban thường trực (Ủy ban về Hợp tác Tài chính, Đầu tư và Thương mai (COFIT), Ủy ban về Quan hệ Liên vùng ASEAN (IRR) và Ủy ban về Đào tạo Ngân hàng).
" alt=""/>Hiệp hội ngân hàng ASEAN bắt tay xây dựng hệ sinh thái tài chính sốĐể thực hiện điều tưởng như là không tưởng này, weMessage tạo ra một máy chủ Messages "không chính chủ" chạy trên máy Mac bằng một ứng dụng macOS tên là weServer. Hiện weServer chưa xuất hiện trên Mac App Store, nhưng người dùng có thể tải về từ trang chủ của weMessage tại đây. Lưu ý là bạn sẽ cần phải chỉnh một chút trong mục Security & Privacy của System Preferences để qua mặt trình bảo vệ cài đặt của Apple.
Nhà phát triển của weMessage là Roman Scott, mới chỉ 16 tuổi, cho biết các tin nhắn iMessage cần được gửi thông qua một thiết bị Apple để xác nhận. Do đó, weMessage sẽ đóng vai trò là một máy chủ chuyển tiếp để đưa tin nhắn từ iMessage lên Android. Tất cả thông tin cụ thể liên quan đều được Roman giải thích rõ ràng trên trang chủ của weMessage.
Roman cho biết: "weMessage hoạt động bằng cách sử dụng các công cụ dành cho nhà phát triển của Apple, vốn được tích hợp trong ứng dụng Messages, đồng thời bằng cách kích hoạt các tính năng Accessibility để thực hiện thao tác gửi tin nhắn. Tôi không hề sử dụng kỹ thuật đảo ngược khi tạo ra phần mềm này, do đó mọi tin nhắn được gửi đi đều là 'hàng chuẩn'".
Roman cũng nói thêm rằng giải pháp này cũng mới ở mức "tạm" thôi, vì người dùng vẫn cần một thiết bị Apple mới sử dụng được.
Bên cạnh khả năng gửi và nhận iMessage, weMessage còn hỗ trợ chat nhóm, gửi đính kèm, xem biên nhận, mã hoá AES và còn nhiều tính năng khác. Nó hỗ trợ nhiều thiết bị một lúc, tin nhớ chờ, thông báo, nhật ký tin nhắn, các câu lệnh và tuỳ biến ứng dụng.
Tuy nhiên cũng cần biết rằng các ứng dụng như weMessage thường đều bị chặn bởi Apple, thông qua các bản cập nhật hoặc các đe doạ kiện tụng.
Trước đó, Apple từng mang nhiều dịch vụ của mình lên nền tảng đối thủ Android, như Apple Music vào năm 2015. Tuy nhiên, đối với các dịch vụ độc quyền, mang lại giá trị độc nhất cho hệ sinh thái Apple như iMessage hay FaceTime thì họ vẫn còn phải xem xét lại.
Ứng dụng Messages trên iOS đang ngày càng trở nên phổ biến, là một nền tảng cho các tính năng độc quyền như iMessage App Store hay Apple Pay. Mới đây, Apple còn tung ra Apple Pay Cash - một ứng dụng thanh toán ngang hàng dành cho người dùng iOS 11.2, cho phép người dùng iPhone và iPad chuyển tiền cho gia đình và bạn bè thông qua iMessage.
" alt=""/>Lập trình viên 16 tuổi tìm ra cách mang iMessage lên smartphone Android